Phồng phình lồi đĩa đệm xảy ra khi cơ bị kéo căng quá mức quy định, gây ra những cơn đau nhức, khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, chứng bệnh này rất khó phát hiện khi mới mắc phải, do nó không có biểu hiện điển hình nào. Khả năng tự lành của phồng phình lồi đĩa đệm nếu gây đau nhức rất thấp. Vậy khi đó, người bệnh cần phải làm gì để điều trị bệnh dứt điểm, ngăn không cho nó tiến triển thành thoát vị đĩa đệm?
1. Phình-Lồi-Phồng đĩa đệm là gì?
Phình lồi phồng đĩa đệm là tình trạng vỏ bao xơ của đĩa đệm bị tổn thương dẫn đến việc đĩa đệm bị phồng phình ra, lồi hẳn ra ngoài. Căn bệnh này nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ hạn chế được việc bệnh phát triển thành thoát vị đĩa đệm. Lồi đĩa đệm có thể xảy ra ở bất cứ đĩa đệm nào trên xương sống của bạn. Tuy nhiên bệnh thường gặp nhất là ở cột sống thắt lưng và cột sống cổ.
2. Các dạng phồng-phình-lồi đĩa đệm thường gặp
Như đã trình bày ở trên, phồng phình lồi đĩa đệm hay gặp ở vị trí cổ và lưng. Cụ thể như sau:
2.1 Phồng-lồi-phình đĩa đệm l4 l5 S1
Cột sống lưng gồm 5 đốt được đánh số từ L1, L2, L3, L4, L5, S1. Trong đó, vị trí đốt sống L4 L5 S1 thường chịu tổn thương nặng nhất khi có tác động từ bên ngoài, khiến đĩa đệm dễ bị tổn thương gây ra tình trạng phình lồi phồng ra ngoài. Một số tình trạng bệnh thường gặp:
- Lồi nhẹ đĩa đệm L5 S1 thể trung tâm, chèn ép rễ ngang mức.
- Phình đĩa đệm L4 L5 ra xung quanh, gây hẹp ống sống và phần thấp lỗ tiếp hợp hai bên ngang mức.
- Lồi đĩa đệm tầng L5 S1 rau sau, kích thước 2-3mm, ép vào bao màng cứng ống sống.
2.2 Phình-lồi-phồng đĩa đệm cổ c3 c4 c5 c6
Cột sống cổ gồm 7 đốt sống được đánh giá từ C1, C2, C3, C4, C5, C6, C7. Vị trí đốt sống C3 C4 C5 C6 thường chịu tổn thương nặng nhất khi có tác động từ bên ngoài, khiến đĩa đệm dễ bị tổn thương gây ra tình trạng phình, lồi và phồng ra ngoài. Một số tình trạng bệnh thường gặp:
- Lồi đĩa đệm tầng C5 C6 C7 ra sau 6mm, dạng trung tâm, hẹp ống sống chèn ép thần kinh.
- Phồng đĩa đệm tầng C5 C6 ra sau cạnh trung tâm kích thước 3-7mm, ép vào rễ thần kinh.
>> Có thể bạn quan tâm: Thoát vị nội xốp đĩa đệm và 5 điều tuyệt đối không thể bỏ qua
3. Nguyên nhân phồng-lồi-phình đĩa đệm
Lồi phồng phình đĩa đệm có thể xảy ra ở cả người trẻ tuổi và người già. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là:
Quá trình lão hóa: Đĩa đệm bị phình phồng lồi được coi là một trạng thái bình thường do quá trình lão hóa gây ra. Mức độ ảnh hưởng của bệnh phụ thuộc rất nhiều vào mức độ cụ thể mà người bệnh mắc phải.
Hẹp ống sống phân đoạn: Nếu như có những gai xương xuất hiện ở trên các khớp mặt sau đĩa đệm bị lồi sẽ gây hẹp ống tủy sống. Tình trạng này được gọi là hẹp ống sống phân đoạn và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Chấn thương: Phồng phình lồi đĩa đệm có thể xảy ra do một chấn thương mạnh khi chơi thể thao hoặc làm việc nặng nhọc.
Thuốc lá: Việc hút nhiều thuốc lá cũng có thể làm cho đĩa đệm yếu đi, dẫn tới khả năng cao bị phồng phình lồi đĩa đệm.
4. Triệu chứng phình-lồi-phồng đĩa đệm cột sống
Các triệu chứng của phình đĩa đệm gồm đau, tê và yếu cơ. Tùy thuộc vào dây thần kinh nào bị ảnh hưởng mà có thể xuất hiện các cơn đau, có cảm giác như nó đến từ một bộ phận khác của cơ thể.
4.1 Phồng-lồi-phình đĩa đệm cột sống cổ
Triệu chứng của bệnh phồng lồi phình đĩa đệm cột sống cổ gồm:
- Đau sâu ở khu vực hoặc trên xương bả vai.
- Cơn đau lan tỏa từ cổ đến cánh tay trên, cẳng tay hoặc ngón tay.
- Đau từ một đĩa đệm cổ bị phình ra có thể bắt đầu giảm đi theo thời gian nghỉ ngơi, tránh các hoạt động mạnh.
4.2 Phình-phồng-lồi đĩa đệm cột sống lưng
Triệu chứng của bệnh phồng lồi phình đĩa đệm cột sống lưng gồm:
- Yếu cơ, tê hoặc ngứa ran ở một hoặc cả hai chân.
- Phản xạ tăng ở một hoặc cả hai chân, có thể gây co cứng.
- Thay đổi chức năng bàng quang hoặc ruột. Rối loạn đại tiện, tiểu tiện.
- Nếu tình trạng bệnh nặng, có thể gây liệt từ vùng thắt lưng trở xuống.
5. Biến chứng phồng-lồi-phình đĩa đệm
Người bị phình lồi đĩa đệm thường có triệu chứng là đau nhức vùng cổ, thắt lưng, tê bì tay chân. Một số ít trường hợp, người bệnh bị phồng phình lồi đĩa đệm không gây đau nhức và nguy hiểm, nếu đĩa đệm bị phình ra chưa đè vào rễ thần kinh. Tuy nhiên, nếu không điều trị sớm thì nhân nhầy tăng áp lực bên ngoài lớp bọc bên ngoài của đĩa đệm cũng tăng lên. Tác động thêm bởi quá trình lão hóa, chấn thương, mang vác vật nặng,... phình phồng lồi đĩa đệm có thể dẫn đến chứng bệnh thoát vị đĩa đệm.
6. Phồng-phình-lồi đĩa đệm có chữa khỏi được không?
Hiện tại, chưa có phương pháp nào có thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn 100%. Tuy nhiên, tình trạng phình phồng lồi đĩa đệm là giai đoạn đầu của bệnh thoát vị đĩa đệm. Việc điều trị sẽ đạt hiệu quả cao nếu người bệnh chữa kịp thời, áp dụng đúng phương pháp, dùng đúng thuốc. Trong đó, nếu kiên trì điều trị bằng Đông y, tình trạng phồng phình lồi đĩa đệm sẽ được cải thiện 80 - 95%. Người bệnh sẽ không còn đau nhức, khó chịu, ổn định sức khỏe trong thời gian dài và rất ít bị tái phát trở lại.
7. Khám chữa bệnh phình-lồi-phồng đĩa đệm ở đâu?
Bệnh viện khám chữa phồng phình lồi đĩa đệm tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh:
- Khoa Nội thần kinh – Bệnh viện 108: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Khoa Chấn thương chỉnh hình cột sống – Bệnh viện TWQĐ 108: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Khoa Cơ Xương Khớp – Bệnh viện Bạch Mai: Số 78 Giải Phóng, Quận Đống Đa, Hà Nội.
- Bệnh viện khám chữa phồng phình lồi đĩa đệm tại TPHCM:
- Phòng chẩn trị YHCT An Dược: Số 325/19, đường Bạch Đằng, phường 15, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
- Bệnh viện chấn thương chỉnh hình: Số 929, đường Trần Hưng Đạo, phường 1, quận 5, TP. Hồ Chí Minh.
- Bệnh viện y dược TP.HCM: Số 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TP. Hồ Chí Minh.
8. Cách điều trị phình-lồi-phồng đĩa đệm
Tùy thuộc vào mức độ tổn thương, triệu chứng, khả năng vận động, sinh hoạt của người bệnh; các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Dưới đây là những biện pháp chuyên dùng để chữa bệnh phình phồng lồi đĩa đệm.
Điều trị Tây y
Phương pháp Tây y giúp giảm nhanh triệu chứng phồng phình lồi đĩa đệm. Tuy nhiên, cách này chỉ mang tới hiệu quả nhất thời, bệnh dễ tái phát nhiều lần.
Uống thuốc theo chỉ dẫn bác sĩ
Các loại thuốc thường được sử dụng để chữa trị lồi đĩa đệm là:
- Thuốc chống co giật giúp kiểm soát các cơn động kinh.
- Thuốc giãn cơ có tác dụng kiểm soát tình trạng co thắt cơ, giúp an thần.
- Tiêm Cortisone trực tiếp vào khu vực xung quanh dây thần kinh cột sống. Thuốc có tác dụng giảm sưng và viêm.
Vật lý trị liệu
Phương pháp vật lý trị liệu gồm các bài tập, chườm nóng, châm cứu, bấm huyệt, dùng các dòng điện laser,... Cách này giúp giải phóng áp lực lên đĩa đệm, phục hồi và giảm đau dây thần kinh ở vị trí bị phồng phình lồi đĩa đệm.
Phẫu thuật
Nếu phẫu thuật là cần thiết để điều trị tình trạng phồng phình lồi đĩa đệm, bác sĩ có thể sẽ thực hiện:
- Phẫu thuật “Laminectomy” có nghĩa là tạo ra một lỗ mở trong lamina, để loại bỏ phần đĩa đệm bị bệnh.
- Phẫu thuật giải nén transthoracic, giúp loại bỏ một lượng nhỏ đĩa đệm tổn thương thông qua một lỗ nhỏ bên ngực bệnh nhân.
Chữa phình-phồng-lồi đĩa đệm tại nhà
Bệnh phình phồng lồi đĩa đệm nếu ở mức độ nhẹ, có thể chữa tại nhà bằng các cách sau:
Nghỉ Ngơi
Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi ngày. Sau một thời gian dài hoạt động, làm việc cần nghỉ khoảng 30 phút. Sau đó đi bộ, hoạt động nhẹ nhàng theo lời khuyên của chuyên gia trị liệu.
Phình-lồi-phồng đĩa đệm nên ăn gì, kiêng ăn gì?
Người bị phồng phình lồi đĩa đệm nên ăn:
- Thực phẩm giàu canxi như sữa, tôm cua, hàu,... Và vitamin D như nấm, đậu nành, lòng trứng, ngũ cốc,...
- Thực phẩm giàu Omega 3 trong các loại cá thịt trắng, cá ngừ, cá mòi và cá hồi,...
- Thực phẩm giàu Glucosamine, Chondroitin từ xương sườn, sụn bò, sụn bê,...
- Trái cây tươi như bơ, dâu tây, dưa hấu, táo, nho, bưởi, cam,...
- Rau xanh chứa chất xơ và các loại vitamin, dưỡng chất như su hào, rau bí, rau muống, rau dền, rau cải, súp lơ,...
Người bị phồng phình lồi đĩa đệm nên kiêng ăn:
- Các loại thịt đỏ như thịt trâu, thịt bò, thịt dê,... có thể làm suy giảm hàm lượng canxi trong xương.
- Đồ chiên xào, chế biến sẵn, tẩm ướp quá nhiều gia vị,... đều ẩn chứa rất nhiều chất béo xấu, có hại cho cấu trúc cột sống.
- Thực phẩm quá ngọt hoặc quá mặn làm tăng nặng triệu chứng bệnh.
- Chất kích thích như rượu bia, nước ngọt có ga,... luôn gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là người bệnh.
Bài tập chữa phình-phồng đĩa đệm
Dưới đây là các bài tập rất tốt cho những người mắc bệnh phồng lồi phình đĩa đệm, các bạn có thể tham khảo và thực hiện.
Bài tập số 1: Nằm ngửa người, sau đó từ từ nâng phần thân phía trước lên sao cho 2 bên khuỷu tay vuông góc với mặt đất và các đầu ngón chân chạm đất. Giữ tư thế này trong khoảng 5 giây rồi lại hạ người xuống. Thực hiện động tác này 10 lần liên tiếp.
Bài tập số 2: Nằm trên sàn ở tư thế bò cao, đồng thời tay chân chống thẳng xuống đất, giữ cho độ rộng của hai tay ngang bằng vai. Từ từ hít vào và ép phần bụng cong xuống dưới, đầu ngửa lên trần nhà trong khoảng 2 giây. Sau đó, nhẹ nhàng thở ra và cúi đầu xuống, phần lưng cong lên. Thực hiện liên tục 10 lần.
Tư thế ngủ, sinh hoạt hàng ngày
Các bác sĩ khuyên người bị phồng phình lồi đĩa đệm nên áp dụng các tư thế ngủ dưới đây:
- Nằm nghiêng sang bên trái, kê gối giữa hai chân.
- Ngủ quay sang bên, chân co về phía bụng.
- Nằm ngửa, đặt gối ở dưới đầu gối của bạn
Các bác sĩ khuyên người bị phồng phình lồi đĩa đệm nên thay đổi thói quen sinh hoạt cho hợp lý:
- Tránh làm việc nặng, vận động mạnh hay chơi thể thao quá sức.
- Chú ý tư thế đi, đứng, ngồi hợp khoa học.
- Tránh cúi khom lưng khi nâng vật nặng
- Thường vận động nhẹ nhàng, xoa bóp cổ vai gáy, chân tay.
Chữa phồng-phình-lồi đĩa đệm bằng thuốc Nam
Các bài thuốc Nam chữa phồng phình lồi đĩa đệm dưới đây, được chọn lọc và đánh giá là mang lại hiệu quả cao.
Bài thuốc từ Bí đỏ: Sử dụng 60g vỏ bí đỏ, 15g hương nhu, 30g đường đỏ. Rửa sạch vỏ bí đỏ và hương nhu, sau đó cho vào ấm, thêm đường đỏ và 1,5 lít nước. Đun sôi trong 15 phút rồi chắt lấy nước uống.
Bài thuốc từ Lá lốt: Chuẩn bị lá lốt, bưởi bung, vòi voi và cỏ xước, mỗi vị 30g tươi. Đem tất cả rửa sạch, để ráo nước sau đó sao vàng hạ thổ rồi sắc với 1 lít nước. Nấu thuốc sôi cho đến khi còn ½ lượng nước thì đem ra uống, chia làm 2 lần/ngày.
9. Phòng ngừa phình-lồi-phồng đĩa đệm
Để phòng ngừa và hạn chế khả năng mắc phải bệnh phồng phình lồi đĩa đệm, các bạn cần thực hiện các điều sau:
- Tránh nằm quá nhiều trên giường, vì nó có thể dẫn đến khớp cứng và cơ bắp yếu.
- Tư thế ngồi nhớ giữ đầu, lưng và vai thẳng hàng giúp làm giảm áp lực lên phần lưng.
- Tập thể dục thường xuyên và duy trì lối sống lành mạnh.
- Duy trì trọng lượng cơ thể để tránh gây áp lực lên cột sống và gây chèn ép đĩa đệm.
- Nâng đồ vật đúng tư thế, nên dùng lực ở chân để nâng vật lên chứ không nên dùng sức ở phần lưng.
Hy vọng, những kiến thức về bệnh phồng phình lồi đĩa đệm trên đây sẽ giúp ích cho các bạn! Cùng lưu lại và chia sẻ bài viết, để mọi người biết đến nguồn thông tin hữu ích này.
Nếu bạn còn băn khoăn về tinh trạng bệnh xương khớp, hãy liên hệ với cứng tôi theo hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí.