Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh khá phổ biến, và gây biến chứng nặng nề nếu không được điều trị đúng và kịp thời. Cùng tìm hiểu những phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm phổ biến nhất hiện nay nhé.
1. Thoát vị đĩa đệm là gì?
Đĩa đệm là phần cấu trúc không xương, nằm trong khoang gian của đốt sống. Đĩa đệm gồm 3 phần: Nhân nhầy, vòng sợi, mâm sụn.
Khi nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường và chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh, bệnh nhân sẽ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm.
Bất kỳ đoạn nào của cột sống cũng có thể gặp tình trạng thoát vị đĩa đệm, nhưng hay gặp nhất ở các đốt sống cổ và đốt sống lưng.
Đây là căn bệnh khá phổ biến. Tại Mỹ, mỗi năm có khoảng 2 triệu người phải nghỉ việc vì đau thắt lưng do mắc thoát vị đĩa đệm. Còn ở Việt Nam, có đến 30% dân số mắc phải căn bệnh này và thường gặp ở lứa tuổi từ 20 - 55 tuổi.
2. Triệu chứng khi mắc bệnh thoát vị đĩa đệm
Khi đĩa đệm bị thoát ra khoải vị trí bình thường, người bệnh thường gặp các triệu chứng sau:
Đau nhức, ê mỏi vùng cổ, vai gáy, thắt lưng
Tê bàn tay, bàn chân
Mất kiểm soát đại - tiểu tiện
Teo cơ, yếu cơ tay và cơ chân
Cơ thể mệt mỏi, bị căng cơ hoặc chuột rút ở chân
Ngứa ran ở cẳng chân và bàn chân
Cơn đau làm người bệnh mất ngủ vào ban đêm
Đau kèm theo sốt, chóng mặt, gầy sút không rõ nguyên nhân
Chức năng tình dục bị suy giảm
Khi gặp một hoặc nhiều triệu chứng trên, bạn nên tới ngay cơ sở y tế để khám và điều trị.
Xem thêm Bệnh Thoát vị đĩa đệm
3. Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm
Để chuẩn đoán chính xác bệnh thoát vị đĩa đệm, các bác sĩ sẽ dựa vào kết quả lâm sàng và cận lâm sàng.
3.1. Chẩn đoán lâm sàng
Theo Saporta (1970), nếu có 4 trong số 6 triệu chứng sau thì được chẩn đoán là mắc thoát vị đĩa đệm:
Đã hoặc đang bị chấn thương
Có dấu hiệu Lasegue
Đau cột sống thắt lưng hoặc cột sống cổ lan theo rễ, dây thần kinh
Giảm đau khi nghiêng người về một bên làm cột sống bị vẹo
Cơn đau tăng khi ho, hắt hơi, rặn
Có dấu hiệu chuông bấm
3.2. Chẩn đoán cận lâm sàng
Chụp cộng hưởng từ MRI là kỹ thuật có giá trị nhất để chẩn đoán dạng tổn thương, vị trí và mức độ thoát vị đĩa đệm.
Ngoài ra, các bác sĩ có thể yêu cầu thêm các kĩ thuật như chụp X - quang, chụp cắt lớp CT, Bilan viêm, chụp bao rễ cản quang.
Khi đã chẩn đoán chính xác bệnh, người mắc cần tuân thủ đúng và đủ liệu trình điều trị để sớm ngày bình phục.
4. Điều trị thoát vị đĩa đệm
Hiện nay, có nhiều cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống như Tây y, Đông y, vật lý trị liệu, phẫu thuật. Người bệnh có thể kết hợp một hoặc nhiều phương pháp trị bệnh dưới đây:
4.1. Vật lý trị liệu
Các bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp cơ vùng cổ, vùng lưng trở nên mạnh mẽ và linh hoạt hơn. Các phương pháp vật lý trị liệu hay sử dụng là:
Massage: Phương pháp này làm khí huyết lưu thông, có tác dụng giảm các cơn đau ngắn hạn cho người bệnh
Chiropractic (Phương pháp nắn chỉnh cột sống): Khi các đốt sống được nắn chỉnh trở về đúng vị trí sẽ không gây áp lực lên các đĩa đệm. Điều này làm giảm các cơn đau và khó chịu trong sinh hoạt thường ngày
Châm cứu: Giúp lưu thông khí huyết, làm giảm đau lưng và đau cổ lâu năm
Yoga: Là bộ môn thích hợp với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Các động tác yoga kết hợp giữa vận động thể chất, tập thở và thiền vừa giúp cải thiện chức năng, vừa làm giảm các cơn đau kinh niên
Xem thêm Yoga chữa thoát vị đĩa đệm
Ngoài các phương pháp trên, một số phương pháp vật lý trị liệu cũng hay được sử dụng như kéo dãn cột sống, diện chẩn phương pháp thủy liệu, đai lưng thoát vị đĩa đệm,...
4.2. Điều trị bằng thuốc Tây y
Với những trường hợp bệnh nhẹ vẫn đáp ứng với thuốc, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc chữa thoát vị đĩa đệm. Một số nhóm thuốc trị thoát vị đĩa đệm hiện nay đang được sử dụng như:
Nhóm thuốc giảm đau: Đáp ứng với các cơn đau vừa và nhẹ. Paracetamol là thuốc hay được sử dụng. Chúng làm ức chế đường dẫn truyền đau nhức đến não bộ. Từ đó, giúp giảm nhanh cơn đau nhức.
Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs): Các thuốc hay được sử dụng là Aspirin, Diclofenac… Khi sử dụng nhóm thuốc này, cần chú ý với trường hợp có tiền sử bệnh lý gan, thận, tim mạch.
Nhóm thuốc giãn cơ: Các thuốc hay được sử dụng là Myonal, Mydocalm… Những thuốc này giúp giải phóng chèn ép, giúp vùng cơ giãn ra, vận động linh hoạt.
Thuốc tiêm corticoid: Khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng, người bệnh phải chịu những cơn đau dữ dội, không đáp ứng với thuốc giảm đau liều nhẹ. Lúc này, bác sĩ sẽ tiêm Corticoid.
Nhóm vitamin B: Phổ biến là vitamin B1, B6, B12…
Thuốc Tây luôn tồn tại nhiều tác dụng phụ. Khi sử dụng chúng, bạn cần lưu ý sử dụng đúng liều, đủ thời gian quy định của bác sĩ.
Tránh dùng bừa bãi, không chỉ khiến bệnh nhân nhờn thuốc, giảm tác dụng điều trị mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng gan, thận, dạ dày…
4.3. Điều trị bằng Đông y
Hiện nay, điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Đông y được càng nhiều bệnh nhân tin tưởng. Bởi phương pháp này có nhiều ưu điểm như:
Hiệu quả lâu dài và ổn định: Phương pháp này giúp bồi bổ khí huyết, can, thận nên mang lại hiệu quả ổn định và lâu dài.
Tác động vào sâu căn nguyên gây bệnh: Ngoài giảm triệu chứng, các bài thuốc Đông y còn giúp trị tận gốc chứng bệnh.
An toàn, lành tính: Nhờ thành phần tự nhiên, không chứa chất bảo quản, phụ gia nên thuốc Đông y ít gây tác dụng phụ.
Hiện nay, xu hướng chữa thoát vị đĩa đệm bằng y học cổ truyền đang được mọi người quan tâm. Bởi lẽ như vậy là do các ưu điểm của phương pháp này. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc để có phương thuốc phù hợp với thể trạng của mình.
Vì vậy, người bệnh nên tìm tới các cơ sở Đông y uy tín như nhà thuốc Hải Sáu, địa chỉ ở Ngã Tư Vũ Hạ - An Vũ - Quỳnh Phụ - Thái Bình.
Hoặc sử dụng bài thuốc xương khớp Trị Cốt Tán - kết hợp cả thuốc uống và thuốc chườm. Vừa giúp điều hòa, điều trị thoát vị đĩa đệm từ bên trong, vừa giúp giảm triệu chứng bệnh từ bên ngoài.
Ngoài ra, bạn có thể chữa thoát vị đĩa đệm bằng thuốc nam với các thảo dược ngay tại sân vườn nhà bạn như ngải cứu, lá lốt,...Tuy nhiên, không nên lạm dụng các thảo dược này quá mức vì nó có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như táo bón,...
Xem thêm Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng thuốc nam
4.4. Điều trị ngoại khoa
Các bác sĩ chuyên khoa luôn khuyên bệnh nhân không nên thực hiện mổ. Bởi vì, trong quá trình phẫu thuật có thể xảy ra rủi ro đáng tiếc hoặc biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm như: nhiễm trùng vết mổ, chảy máu vết thương, tổn thương rễ thần kinh,...
Do đó, tùy thuộc vào mức độ bệnh và thể trạng của người mắc, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên có nên phẫu thuật hay không. Hiện nay, có một vài phương pháp phẫu thuật như mổ phanh, mổ nội soi, mổ vi phẫu.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây để giải quyết cơn đau cấp tính và được chỉ định phẫu thuật khi bắt buộc, thì y học hiện đại còn phát triển nhiều cách trị thoát vị đĩa đệm như: sóng thần, điều trị tia laser, phương pháp tế bào gốc, tiêm ngoài màng cứng...
5. Phòng ngừa thoát vị đĩa đệm
Để phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm, bạn có thể thực hiện những biện pháp sau:
Tập luyện thể dục thể thao: Luyện tập các môn thể thao vừa sức, tăng độ dẻo dai của các cơ cạnh cột sống. Điều này vừa giúp ổn định cột sống, giảm nguy cơ tổn thương đĩa đệm.
Không tập luyện sai tư thế, vận động quá sức hoặc mang vác nặng
Duy trì cân nặng phù hợp, tránh béo phì. Vì béo phì làm tăng áp lực lên cột sống.
Các biện pháp trên cần một thời gian duy trì mới phát huy tác dụng. Do vậy, người bệnh cần kiên trì thực hiện.
Tin liên quan
6. Khám thoát vị đĩa đệm ở đâu?
Để an tâm trong việc điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân cần lựa chọn những địa chỉ khám bệnh uy tín đáp ứng đủ 4 tiêu chí sau:
Đánh giá tốt từ bệnh nhân đã từng thăm khám
Cơ sở khám uy tín, có thương hiệu
Đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm
Trang thiết bị hiện đại
Người bệnh có thể khám và điều trị tại tại một trong những bệnh viện như bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Đại học y Hà Nội, bệnh viện 103, bệnh viện Trung ương Quân đội 108, bệnh viện Nhân dân, bệnh viện chợ Rẫy, …
Trên đây là những thông tin hữu ích về cách điều trị thoát vị đĩa đệm. Nếu bạn thấy hay và bổ ích đừng ngại nhấn like, cũng như chia sẻ kiến thức tới mọi người xung quanh nhé.