Bàn tay là một bộ phận phức tạp của cơ thể đực tạo thành từ vô số xương, dây chằng, gân, dây thần kinh, da và các cấu trúc khác cho phép nó thực hiện các hoạt động khác nhau từ thao tác tinh vi đến nâng vật nặng. Tất cả những hoạt động ấy có thể dẫn đến đau tay. Để hiểu rõ về tình trạng này, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.
1. Nguyên nhân gây đau tay
Mặc dù có thể có nhiều nguyên nhân gây đau tay những phố biến nhất là những nguyên nhân sau:
- Viêm khớp
- Viêm gân
- Chấn thương dây chằng
- Hội chứng ống cổ tay
- Chấn thương
- Nang hạch
- Hội chứng Raynaud
- Bệnh xơ cứng bì
1.1. Viêm khớp
Bàn tay là bộ phận phổ biến nhất của cơ thể phát triển thành bệnh viêm khớp và đặc biệt là viêm xương khớp, đây là một tình trạng bình thường của quá trình lão hóa.
Đa số những người trên 60 tuổi đều xuất hiện tình trạng này. Tuy nhiên, một số người bị viêm khớp tay ở độ tuổi sớm hơn. Các triệu chứng có thể bao gồm
- Đau
- Cứng khớp và hạn chế phạm vi chuyển động
- Nứt hoặc lộ các khớp
- Các khớp bị lệch và có thể biến dạng
1.2. Viêm gan
Viêm gan liên quan đến tình trạng viêm bên trong hoặc xung quanh gân. Điều đó ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của bàn tay và ngón tay, đồng thời gây đau và sưng tấy tại vị trí viêm. Viêm gân do chấn thương (thường là cử động mạnh, đột ngột) hoặc cử động lặp đi lặp lại.
Đôi khi gân phát triển thành cục cứng gọi là nốt sần mà bạn có thể cảm nhận được. Chúng có thể bám vào các cấu trúc khác trên bàn tay và khiến ngón tay dính chặt với nhau khi chuyển động. Khi gân được nhả ra, nó gây ra một triệu chứng, gọi là ngón tay cò súng.
1.3. Tổn thương dây chằng
Bàn tay cso 27 xương, tất cả được nối với nhau bởi một mạng lưới phức tạp là dây chằng cho phép cử động trong khi ổn định khớp.
Bất kỳ tổn thương nào đối với bàn tay cũng có thể gây tổn thương một hoặc nhiều dây chằng và gây ra các vấn đề với các hoạt động như uốn cong ngón tay, nắm chặt hoặc véo.
1.4. Hội chứng ống cổ tay
Tình trạng đau tay liên quan đến hội chứng ống cổ tay là do sự chèn ép dây thần kinh giữa ở cổ tay.
Hội chứng ống cổ tay gây ra đau tay có thể nhức nhối hoặc có thể ngứa ran, tê ở các ngón tay. Cơn đau có thể lan ra trên cánh tay và có thể xuất hiện tình trạng yếu cơ.
Tin liên quan
1.5. Chấn thương
Bàn tay dễ bị tổn thương bởi nhiều loại chấn thương, bao gồm gãy xương và căng cơ. Nguyên nhân tiềm ẩn của chấn thương tay có thể là do ngón tay bị kẹp vào đồ vật, bàn tay bị đạp vào cửa hoặc bàn tay có thể bị đồ vật đè lên.
1.6. Nang hạch
Trên khắc của cơ thể, các khớp và bao gân thường chứa chất lỏng. Khi u nang hạch xuất hiện là tình trạng mà các chất lỏng tích tụ vào một túi, trong đó xuất hiện như một vết sưng. Những u nang này phát triển thường xuyên nhất ở cổ tay.
Nang hạch gây đau khi chúng cản trở các cử động bình thường của khớp và gân. Chúng thường xảy ra phổ biến ở phụ nữ từ 18 đến 40 tuổi.
1.7. Hội chứng Raynaud
Trong hội chứng Raynaud, các ngón tay và có thể các chi khác có phản ứng mạnh bất thường với nhiệt độ lạnh. Chúng có thể chuyển sang màu xanh lam hoặc trắng khi được làm lạnh và sau đó có màu đỏ tươi khi ấm lên.
Một số cơ quan khác có thể bị ảnh hưởng bởi hiện tượng này, bao gồm đôi tai, mũi, núm vú, đầu gối và ngón chân.
1.8. Bệnh xơ cứng bì
Xơ cứng bì là một bệnh khiến da và các cơ quan khác cứng lại. Nó đặc biệt ảnh hưởng đến bàn tay và mặt. Một trong những triệu chứng đầu tiên thường là sưng, đau các cơ và khớp ở tay. Bệnh có thể giới hạn ở một số bộ phận của cơ thể hoặc lan rộng.
Xơ cứng bì liên quan đến những bất thường của hệ miễn dịch, các mô liên kết và các mạch máu nhỏ.
2. Khi nào đau tay cần đi khám?
Thông thường, đau tay được cải thiện bằng một số phương pháp điều trị đơn giản. Tuy nhiên, một số trường hợp cần cấp cứu, bạn nên gọi cấp cứu khi xuất hiện các triệu chứng như sau:
- Các dấu hiệu nhiễm trùng bao gồm mẩn đỏ, sốt và ớn lạnh
- Biến dạng bàn tay hoặc ngón tay sau chấn thương
- Không uốn cong được các ngón tay hoặc nắm đấm
- Tê các ngón tay hoặc bàn tay
- Cảm giác đau không được cải thiện với các phương pháp điều trị đơn giản
3. Chẩn đoán đau tay
Để xác định chính xác tình trạng đau tay. Trước tiên, bác sĩ sẽ thăm khám tiền sử bệnh của bạn. Sau đó, tiến hành các xét nghiệm cận lâm sàng để kiểm tra cấu trúc bên trong bàn tay, bao gồm:
- Chụp X-quang
- Siêu âm
- Chụp cắt lớp vi tính (chụp CT)
- Chụp cộng hưởng từ (chụp MRI)
Ngoài ra, để tìm nhiễm trùng hoặc các dấu hiệu bệnh liên quan, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu, đặc biệt là đối với các dấu hiệu nhiễm trùng hoặc viêm, chẳng hạn như công thức máu toàn bộ, tốc độ lắng hồng cầu và phản ứng CRP.
4. Điều trị triệu chứng đau tay
Hầu hết các tình trạng bàn tay đều đáp ứng với một số phương pháp điều trị đơn giản. Ngay cả xương gãy ở bàn tay cũng có thể lành lại bằng phương pháp điều trị đơn giản, không phẫu thuật.
Khi bị đau tay không phải khẩn cấp, bạn có thể thử một số biện pháp đơn giản để giúp kiểm soát cơn đau và cải thiện chức năng, bao gồm:
- Nghỉ ngơi: Đau tay do chấn thương nhẹ, hoạt động quá mức hoặc căng thẳng lặp đi lặp lại và thuyên giảm khi nghỉ ngơi.
- Chườm lạnh: Nước lạnh có thể làm giảm viêm và đau do nhiều nguyên nhân.
- Nhiệt: Các khớp cứng và cơ đau nhức có thể được làm dịu và thả lỏng nhờ nhiệt.
Sử dụng các thuốc giảm đau cũng được khuyến cáo sử dụng như thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen và naproxen. Những thuốc này có thể làm giảm viêm và đau là lựa chọn phổ biến cho những người có vấn đề về đau tay. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng paracetamol giúp giảm đau nhưng không giúp kiểm soát viêm.
Tự chăm sóc và dùng thuốc không phải lúc nào cũng là biện pháp cho chứng đau tay. Đối với một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp sau:
- Nẹp: Phương pháp này có thể làm dịu các triệu chứng và ngăn ngừa đợt cấp
- Thuốc kê đơn: Một số trường hợp có thể có lợi khi tiêm corticosteroid, steroid đường uống, NSAID kê đơn hoặc thuốc giảm đau mạnh.
- Vật lý trị liệu bằng tay: Biện pháp này giúp điều trị các trình trạng ở tay và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Cuối cùng, một số tình trạng đau tay có thể được cải thiện khi phẫu thuật, bao gồm:
- Rách cơ hoặc mô liên kết
- Hội chứng ống cổ tay
Những trường hợp viêm khớp bàn tay nặng có thể phải phẫu thuật thay khớp.
Chức năng của bàn tay rất quan trọng đối với các hoạt động hàng ngày và đau tay có thể làm hạn chế các hoạt động ấy. Nếu nó ảnh hưởng đến cuộc sống và khả năng hoạt động của bạn, hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám sớm nhất.
Hoặc bạn có thể liên hệ đến hotline dưới đây để được tư vấn nhanh nhất về những bệnh lý liên quan đến xương khớp.