Phụ nữ trên 35 tuổi là độ tuổi dễ mắc hội chứng ống cổ tay nhất. Theo đó số lượng người trưởng thành mắc chứng bệnh này ngày càng gia tăng. Nếu không chữa trị triệt để bệnh dễ tái phát và nguy cơ bại liệt cao.
1. Giải phẫu ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay là một rối loạn thần kinh ngoại vi thường gặp nhất, khoảng 3% người trưởng thành ở Mỹ có biểu hiện hội chứng này, cũng tại Mỹ. Hội chứng ống cổ tay là một trong những chấn thương thầm lặng liên quan đến công việc nhiều nhất, khiến hơn 2 triệu người phải khám bác sĩ hàng năm ở Mỹ.
Về mặt giải phẫu học, ống cổ tay là khoảng trống ở giữa xương cổ tay và các dây chằng bao quanh các gân gấp của bàn tay. Thần kinh "Giữa" chui qua ống cổ tay cùng với các gân cơ. Thần kinh Giữa là thần kinh hỗn hợp, vừa truyền cảm giác từ ngoại biên về trung ương vừa truyền mệnh lệnh vận động từ trung ương đến các bắp thịt của ngón tay. Phạm vi của thần kinh Giữa là các ngón tay cái, trỏ, giữa và nửa ngoài của ngón tay đeo nhẫn. Vì chui qua một ống hẹp giống như chui qua một đường hầm chật chội nên thần kinh Giữa dễ bị chèn ép nếu các gân cơ bị sưng phù do đó gây ra các triệu chứng về cảm giác và vận động của các bắp thịt liên hệ.
Tại Việt Nam, số người mắc bệnh này cũng tương đối cao. Đặc biệt số lượng phụ nữ trên 35 tuổi mắc chứng bệnh này ngày càng nhiều. Hội chứng ống cổ tay là một trong các nguyên nhân gây tê tay, làm cho người bệnh rất khó chịu, có thể gây teo bàn tay.
2. Hội chứng cổ cổ tay là gì?
Hội chứng ống cổ tay là tập hợp các triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại biên thường gặp, nhất là ở phụ nữ. Đây là hội chứng do thần kinh giữa bị chèn ép ở vùng cổ tay, phần lớn là vô căn, thần kinh giữa bị dây chằng ngang cổ tay chèn ép khi nó đi qua dưới sợi dây chằng này. Bệnh gây ra do chèn ép thần kinh giữa tại cổ tay, làm đau và yếu bàn tay, thần kinh giữa chịu cảm giác ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa, và một vài cơ bàn tay.
Theo thống kê ở Mỹ năm 2005 có tới 16440 người lao động phải nghỉ việc do bị hội chứng ống cổ tay. Hội chứng ống cổ tay tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng về lâu dài rất có thể dẫn đến tàn tật do tổn thương thần kinh và mạch máu. Nếu chậm chữa trị có thể gây tàn tật do tổn thương thần kinh, teo cơ gò cái, nếu không điều trị có thể dẫn đến teo cơ.
3. Nguyên nhân gây hội chứng ống cổ tay
Từ những hiểu biết về hội chứng ống cổ tay như trên, bệnh nhân sẽ thấy rõ bệnh xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể:
- Các cấu trúc xung quanh cổ tay đè ép vào. Các cấu trúc này có thể tiếp tục ép các dây thần kinh giữa, gây đau và các triệu chứng khác.
- Sử dụng bàn tay và cổ tay thường xuyên trong cùng một động tác, chẳng hạn như đánh máy, viết và sử dụng chuột máy tính cũng có thể gây ra hội chứng ống cổ tay.
- Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ mắc bệnh này vì nội tiết tố thay đổi và cơ thể của họ tích trữ dịch nhiều hơn.
- Một số bệnh như rối loạn cơ và xương, suy giáp và bệnh tiểu đường cũng có thể làm tăng nguy cơ của hội chứng ống cổ tay.
4. Nhóm nguy cơ
Những nguyên nhân trên khiến hội ứng ống cổ tay xuất hiện. Vậy yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay?
- Giới tính: nữ giới thường có khả năng mắc hội chứng ống cổ tay cao hơn nam giới;
- Viêm đa khớp dạng thấp;
- Mất cân bằng dịch trong cơ thể;
- Đã từng bị trật khớp hoặc gãy khớp cổ tay trước đây;
- Bệnh mãn tính gây biến chứng lên thần kinh như tiểu đường;
- Môi trường làm việc dùng những dụng cụ phải gập cổ tay, hay làm những công việc vận động cổ tay lặp đi lặp lại.
5. Triệu chứng của hội chứng ống cổ tay
Từ những nhóm nguy cơ mắc chứng bệnh ống cổ tay như trên bệnh nhân mắc bệnh có những triệu chứng nào? Bệnh nhân sẽ có những triệu chứng của bệnh như sau:
- Cảm thấy đau, ngứa ran, tê ở cổ tay, bàn tay, ngón tay cảm thấy đau, ngứa ran, tê và tay thường hay làm rơi đồ vật.
- Các triệu chứng thường tăng lên khi gập cổ tay, bắt tay hoặc bàn tay bị siết chặt.
- Một số người cảm thấy khó chịu ở phần trên cánh tay và vai. Các triệu chứng thường trở nên trầm trọng hơn vào ban đêm và có thể làm mất ngủ.
Những triệu chứng này ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và giấc ngủ của bệnh nhân. Hội chứng này có thể ảnh hưởng vĩnh viễn đến thần kinh và gây teo cơ nếu bệnh nhân không điều trị kịp thời.
6. Chẩn đoán
Phụ nữ có nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay nhiều hơn nam giới gấp 3 lần. Điều này xảy ra là do đa số phụ nữ có cổ tay nhỏ hơn cổ tay của nam giới, nên họ dễ bị gây chèn ép dây thần kinh và cơ bắp ở cổ tay.
Muốn biết hội chứng ống cổ tay ở mức độ nào, triệu chứng biểu hiện bệnh gì… thì vác bác sĩ thường sử dụng phương pháp điện thần kinh và siêu âm đầu dò phẳng tần số cao cho kết quả khá tốt. Chẩn đoán:
- Tê bì hoặc dị cảm đau ở bàn tay và các ngón thuộc chi phối của dây giữa (ngón I, II, III, và 1/2 của ngón IV) và gan bàn tay tương ứng với các ngón đó. Đau tăng về đêm hoặc khi gấp duỗi cổ tay nhiều lần.
- Teo cơ ô mô cái.
- Dấu hiệu Tinel dương tính: Gõ trên ống cổ tay ở tư thế duỗi cổ tay tối đa gây cảm giác đau hay tê giật lên các ngón ta.
- Dấu hiệu Phalen dương tính: Khi gấp cổ tay tối đa (đến 90º) trong thời gian ít nhất là 1 phút gây cảm giác tê tới các đầu ngón tay.
7. Hội chứng ống cổ tay khám ở đâu?
Sau khi chẩn đoán bệnh lý hội chứng ống cổ tay như trên thì nên đi khám ở đâu để loại bỏ bệnh tuyệt đối?
Hiện nay có rất nhiều cơ sở khám bệnh giúp bệnh nhân phát hiện ra hội chứng ống cổ tay. Bệnh nhân có thể thăm khám tại các bệnh viện lớn như bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Việt Đức, các phòng khám chuyên khoa xương khớp khác. Tuy nhiên số lượng bệnh nhân tìm tới các bài thuốc Đông y từ nhiều nhà thuốc Đông y đang ngày càng gia tăng vì tỷ lệ loại bỏ bệnh lý này của các nhà thuốc Đông y cao hơn. Bệnh nhân có thể tham khảo thêm nhà thuốc Hải Sáu ở Quỳnh Phụ - Thái Bình cũng là ví dụ điển hình cho những địa chỉ thăm khám và chữa trị hội chứng ống cổ tay thành công hiện nay.
8. Điều trị hội chứng ống cổ tay
Cho dù khám ở bất cứ phòng khám, bệnh viện nào bệnh nhân cũng cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị mà bác sĩ hoặc các lương y đã kê. Theo đó tùy vào mức độ nặng nhẹ của hội chứng này, bệnh nhân có thể điều trị bệnh theo Tây y, điều trị tại nhà, vật lý trị liệu, phẫu thuật hoặc sử dụng các bài thuốc Đông y.
8.1 Điều trị tây y
Từ những triệu chứng của bệnh như trên, bệnh nhân nên đến khám tại các cơ sở có chuyên khoa thần kinh hoặc chấn thương chỉnh hình, phẫu thuật bàn tay.
- Dùng thuốc : kháng viêm Non- steroids, Vitamine B, Calcium…
- Tiêm Cortisone tại chỗ chèn ép thần kinh.
- Phẫu thuật giải ép thần kinh giữa vùng OCT.
8.2 Vật lý trị liệu
Kết hợp điều trị Tây y và vật lý trị liệu sẽ giúp loại bỏ hội chứng ống cổ tay hiệu quả. Sử dụng các biện pháp vật lý trị liệu như:
- Dùng nẹp cố định cổ tay vào ban đêm cũng cải thiện đáng kể các triệu chứng đau, tê ở đầu chi (khoảng 70% trường hợp).
- Một số phương pháp điều trị vật lý khác bao gồm ý thức tránh các động tác sai, gập lòng cổ bàn tay lặp đi lặp lại, mang nẹp lòng cẳng bàn tay vào đêm để tránh cổ tay gập.
- Nên thay đổi môi trường làm việc.
- Nên thay đổi cả cách sống một cách khoa học, hợp lý để có thể tiến hành điều trị.
- Bên cạnh đó các bệnh nhân của hội chứng ống cổ tay cần tập luyện lại bàn tay, từng ngón tay để sớm phục hồi vận động các ngón.
8.3 Bài tập hội chứng ống cổ tay
Bệnh nhân có thể kết hợp các bài thuốc cùng bài tập hội chứng ống cổ tay như:
Bài tập nhện hít đất: Ép 2 bàn tay lại với nhau giống như đang khấn bái. Các đầu ngón tay vẫn chạm nhau, đang rộng các ngón tay xa nhau. Sau đó, xếp các ngón tay thành hình tháp chuông bằng cách đưa xa ra hai gan bàn tay. Thực hiện bài tập này nhiều lần để đạt hiệu quả cao.
Rung lắc 2 bàn tay: Người tập đưa tay ra phía trước, thả lòng bàn tay và vẫy vẫy tựa như động tác “giũ tung” các ngón tay cho khô sau khi rửa tay xong. Cứ sau mỗi giờ, thực hiện động tác này từ một đến 2 lần sẽ làm cho các gân gấp ngón tay và dây thần kinh giữa khỏi bị bóp chặt, tù túng. Người ta ví động tác này quan trọng như việc rửa tay thường xuyên.
8.4 Biện pháp khắc phục tại nhà
Nếu gặp các triệu chứng của hội chứng ống cổ tay nhẹ, bệnh nhân có thể điều trị bằng cách uống thuốc và thay đổi lối sống. Tuy nhiên bệnh nhân cũng cần khắc phục hội chứng ống cổ tay tại nhà đơn giản như:
- Nghỉ ngơi khi làm các công việc lặp đi lặp lại.
- Mang dây nẹp trên cổ tay
- Thư giãn và không quá nghiêm khắc với bạn thân mình.
- Nên tránh các hoạt động làm cho cổ tay uốn cong ở cả hai hướng. Cố giữ tay thẳng càng nhiều càng tốt.
- Nên giữ ấm tay giúp bạn giảm đau hiệu quả.
- Nên giữ cổ tay thẳng
- Nâng cao cổ tay
- Sử dụng thuốc không cần ghi toa và theo đúng chỉ định của bác sĩ.
- Mang nẹp cổ tay khi làm việc và khi ngủ vào ban đêm.
- Ngâm tay nước muối ấm, xoa, massage vùng cổ tay và các ngón tay.
- Đến trung tâm vật lý trị liệu: Tập nhúng sáp nóng, sóng siêu âm vùng cổ tay, xung điện trị liệu..
9. Điều trị hội chứng ống cổ tay bằng Đông y gia truyền Trị Cốt Tán
Việc được phát hiện sớm và điều trị kịp thời là rất quan trọng. Theo đó nếu bệnh nhân có những triệu chứng bệnh như trên và thăm khám bệnh sớm thì khả năng xóa bỏ hội chứng ống cổ tay chỉ là vấn đề thời gian.
Chị Trương Thị Hiệp, nhân viên văn phòng tại Hà Nội chia sẻ: "Tính chất công việc của mình là luôn phải ngồi máy tính gõ văn bản. 8 tiếng làm việc 1 ngày thì có hơn 7 tiếng mình phải gõ văn bản rồi. Cho nên cổ tay mình bị đau càng ngày càng dữ dội. Dùng cao dán, thuốc giảm đau và nhiều loại thuốc khác không hiệu quả. Đi khám bác sĩ bảo mình bị viêm cơ, đến bệnh viện thì kết quả là ống cổ tay có vấn đề. Lần mò mãi mình đánh liều dùng thuốc Đông y Trị Cốt Tán bởi châm cứu hay vật lý trị liệu đều không thể khỏi. Kết quả sau 1 tháng vừa uống vừa chườm và tập thể dục đều đặn ống cổ tay mình hoạt động bình thường. Mình kiên trì dùng khoảng 3 tháng thì như bạn thấy đấy, giờ tay mình làm việc rất oke, không cần dùng tới Trị Cốt Tán nữa".
Trị Cốt Tán là bài thuốc Đông y của nhà thuốc Hải Sáu tại Thái Bình. Đây là bài thuốc được sơ chế từ hàng trăm loại thảo dược thiên nhiên quý hiếm sau đó chế biến theo công thức của bài thuốc gia truyền lâu đời. Với TỶ LỆ VÀNG của những nguyên liệu có lợi cho xương khớp, TRỊ CỐT TÁN thật sự là bài thuốc mang tới cho người bệnh cơ hội loại bỏ bệnh lý về xương khớp chỉ trong thời gian ngắn với hiệu quả tuyệt vời.
Điểm nhấn của bài thuốc này chính là sự kết hợp giữa uống và chườm lên vết đau ở xương khớp. Trị Cốt Tán giúp "trong ẩm ngoài đồ" xóa bỏ chứng bệnh về xương khớp chỉ trong thời gian ngắn mà hơn 50.000 bệnh nhân khắp cả nước đã tin dùng. Người bệnh cơ thể liên hệ theo số hotline 0961 666 383 của nhà thuốc Hải Sáu để có thêm thông tin về bệnh lý cũng như bài thuốc TRỊ CỐT TÁN.
10. Phòng ngừa hội chứng ống cổ tay
Để phòng ngừa hội chứng ống cổ tay, nhiều chuyên gia đã đưa ra những kiến nghị phòng ngừa bệnh như sau:
- Cần xoa bóp cổ tay để có thể phục hồi khả năng tuần hoàn máu cho các nhóm cơ của vùng cổ tay.
- Thực hiện pháp vật lý trị liệu, bấm huyệt, châm cứu để giúp giảm đau do hội chứng ống cổ tay.
- Làm động tác khởi động cổ tay trước khi lao động đối với các công việc phải thường xuyên sử dụng động tác lắc cổ tay như: băm, chặt, quay cổ tay để guồng dây câu cá, lái xe máy đi xa…
- Phát hiện và khám sớm để điều trị tê tay sớm có kết quả tốt.
- Thường xuyên tập thể dục, nhất là với những người mà công việc bắt buộc phải ngồi nhiều, hoặc phải thực hiện những thao tác lặp đi lặp lại ở cổ tay. Nên massage nhẹ nhàng bàn tay và cánh tay.
- Khi làm việc nên ngồi ở tư thế đúng, thỉnh thoảng thay đổi tư thế hoặc đứng lên đi lại.
- Giữ cho bàn tay trên cùng mặt phẳng với cẳng tay
- Không nắm dụng cụ quá mạnh
- Không gõ bàn phím quá mạnh
- Đổi tay nếu có thể được
- Nghỉ thư giãn mỗi 15-20 phút
- Giữ tay ấm
- Không gối đầu trên tay khi ngủ
- Thư giãn, tránh căng thẳng
- Thực hiện một chế độ ăn giàu vitamin, đặc biệt là vitamin B6.
- Uống ít nhất 8 cốc nước, ăn ít nhất 5 khẩu phần rau quả mỗi ngày và chỉ ăn một lượng nhỏ protein (thịt, trứng, đậu đỗ...). Ăn nhiều các thực phẩm giàu vitamin B có tác dụng bổ thần kinh.
Hy vọng rằng với những chia sẻ về hội chứng ống cổ tay như trên, bệnh nhân sẽ có phương pháp điều trị thích hợp. Nếu còn phân vân về bài thuốc Trị Cốt Tán bạn có thể liên hệ theo số hotline 0961 666 383.