Cẩm nang kiến thức về căng cơ lưng

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Căng cơ lưng là một trong những tình trạng xuất hiện ở nhiều người. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân gây ra. Nhưng nó có được cải thiện hay không? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Mục lục [ Ẩn ]
Căng cơ lưng là tình trạng bệnh gì?
Căng cơ lưng là tình trạng bệnh gì?

1. Căng cơ lưng là gì? 

Căng cơ lưng hay còn được gọi là căng cơ thắt lưng là một tình trạng căng cơ do chấn thương gân và/hoặc cơ của lưng, từ chấn thương kéo giãn đơn giản đến rách một phần hoặc toàn bộ phần cơ/gân.

Mặc dù căng cơ lưng nghe giống với một chấn thương nghiêm trọng nhưng nó có thể là nguồn gốc của các cơn đau nghiêm trọng. Căng cơ thắt lưng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của đau lưng dưới.

Xem thêm: Những thông tin về căng cơ háng bạn nên biết

2. Triệu chứng bệnh căng cơ lưng 

Các triệu chứng của căng cơ lưng bao gồm cảm giác khó chịu hoặc đau từ nhẹ đến cực kỳ khó chịu ở vùng lưng dưới, đặc biệt sau chấn thương nào đó tại vùng thắt lưng.

Tùy thuộc vào chấn thương và mức độ nghiêm trọng, các triệu chứng khác có thể gặp phải bao gồm suy nhược hoặc mất sức đáng kể, không ổn định, khó vận động, mất hoàn toàn chức năng của cơ; đau và bầm tím.

Ngoài ra, một số người có thể xuất hiện các dấu hiệu của căng cơ lưng như sau:

  • Cảm giác khó chịu từ đau nhẹ đế đau đột ngột do suy nhược
  • Đau khu trú ở lưng dưới (không lan xuống chân như trong đau thần kinh tọa)
  • Phần lưng dưới có thể bị đau khi chạm vào
  • Khởi phát cơn đau đột ngột, cơn đau có thể kèm theo co thắt cơ
  • Khó đứng, đau khi đi lại hoặc giảm khi nghỉ ngơi
  • Cơn đau dữ dội có thể nhanh chóng được giải quyết, với những cơn đau bùng phát từng đợt hoặc những cơn đau cấp độ thấp kéo dài trong vài tuần hoặc vài tháng

Ngoài ra, tùy thuộc vào biểu hiện đau mà phân chia thành căng cơ lưng cấp tính và mãn tính. 

  • Cơn đau cấp tính biểu hiện dữ dội nhất từ 24 đến 48 giờ sau khi bị thương
  • Cơn đau mãn tính được đặc trưng bởi cơn đau liên tục do chấn thương cơ

3. Nguyên nhân gây căng cơ lưng 

Căng cơ lưng có thể là kết quả của việc sử dụng quá mức, sử dụng không đúng cách hoặc chấn thương có thể xảy ra trong quá trình tham gia thể thao cũng như các hoạt động hàng ngày.

Căng cơ lưng thường xảy ra ở người gầy
Căng cơ lưng thường xảy ra ở người gầy

Ngoài ra, căng cơ lưng có thể xảy ra còn phụ thuộc vào những yếu tố sau:

  • Căng cơ lưng xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng nó phổ biến nhất ở những người từ độ tuổi 40. Tình trạng này xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn nam giới và phổ biến hơn sau khi mang thai.
  • Căng cơ lưng cũng phổ biến hơn ở những người người gầy, người đứng lâu trong nhiều giờ liền và những người làm công việc ít vận động ở tư thế xấu dễ bị mỏi lưng.
  • Nó còn có thể xảy ra ở những người có lưng cong quá mức, cơ yếu (như trong bệnh loạn dưỡng cơ) và cơ đùi căng. Những người chơi thể thao liên quan đến nâng tạ cũng dễ bị căng cơ lưng.

4. Khám và chẩn đoán bệnh căng cơ lưng

Việc chẩn đoán căng cơ lưng nhẹ có thể được thực hiện bằng cách khám tiền sử bệnh và khám sức khỏe. Bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một cuộc kiểm tra sức khỏe có thể bao gồm đặt áp lực lên hoặc gần vết thương nghi ngờ để xác định sưng và giảm đau.

Bạn còn được thực hiện một số động tác giúp xác định phạm vi giới hạn chuyển động và điều gì làm tăng hoặc giảm cơn đau nhức.

Ngoài ra, bạn có thể được chỉ định thực hiện chụp X-quang hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) để loại trừ gãy xương, bất thường về xương hoặc các nguyên nhân gây đau tiềm ẩn khác hoặc xác định xem có xảy ra tổn thương đĩa đệm cột sống hay không.

Nếu điều trị theo quy định không giúp làm giảm các triệu chứng, người bệnh có thể được chỉ định xét nghiệm chẩn đoán bổ sung khác như đo điện cơ (EMG) hoặc đo tốc độ dẫn truyền thần kinh.

5. Điều trị bệnh căng cơ lưng

Điều trị căng cơ thắt lưng thường bao gồm:

  • Hạn chế hoạt động gây ra chấn thương như nâng vật nặng, vặn người, cúi người hoặc các hành động khác
  • Chườm đá rồi chườm nóng: Đầu tiên sử dụng chườm đá giúp giảm viêm, sau 48 giờ chuyển sang chườm nóng để kích thích lưu lượng máu và chữa lành vùng bị thương. Cách tốt nhất là chườm đá lên vùng bị thương nhưng phủ một lớp vải lên trên và chườm không quá 15 đến 20 phút. Mỗi lần thực hiện nên cách nhau một giờ giữa các lần chườm.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Các thuốc này giúp giảm tình trạng đau, viêm và sưng tấy.
  • Thuốc giảm co thắt cơ: Các thuốc này giúp giãn cơ lưng từ đó giúp giảm đau rất tốt.
Khắc phục căng cơ lưng bằng cách chườm lạnh
Khắc phục căng cơ lưng bằng cách chườm lạnh

Vật lý trị liệu và các bài tập để tăng cường cơ lưng cũng có thể được chỉ định, chẳng hạn như:

  • Massage: Cách này giúp kích thích lưu lượng máu ở lưng dưới, massage có thể thúc đẩy quá trình chữa bệnh cũng như giúp nới lỏng các cơ thắt lưng bị thắt chặt và giải phóng endorphin, hoạt động như chất giảm đau tự nhiên của cơ thể.
  • Trị liệu thần kinh cột sống hoặc nắn bóp: Thao tác này được thực hiện bằng tay dưới nhiều hình thức và nó là một lựa chọn an toàn giúp thả lỏng cơ lưng bị căng, giảm đau và thúc đẩy quá trình căng cơ lưng. Tuy nhiên cần đặc biệt lưu ý nếu người bệnh mắc kèm loãng xương hoặc thoát vị đĩa đệm vì trong những trường hợp này việc nắn cột sống có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng hoặc thậm chí gây ra các chấn thương khác.

 Điều trị phẫu thuật được chỉ định trong một số trường hợp hiếm khi phần cơ hoặc dây chằng bị rách hoàn toàn.

Các biện pháp được khuyến cáo sử dụng khi không được chỉ định phẫu thuật bao gồm kích thích điện, liệu pháp nhiệt ẩm và tiêm kích thích.

Đối với những người bệnh không có dấu hiệu kích thích thần kinh, việc vận động cột sống trong tối đa một tháng đã cho thấy là hữu ích. Ngoài ra, sử dụng các kỹ thuật bảo vệ lưng cũng như các thiết bị hỗ trợ khi cần thiết để tránh chấn thương sau này.  

6. Bài tập hỗ trợ điều trị căng cơ lưng

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng hoặc các phương pháp điều trị khác, tập thể dục có thể giúp cải thiện căng cơ lưng hiệu quả. Dưới đây là một số bài tập cho cơ lưng được các chuyên gia khuyến khích thực hiện:

6.1. Hóp bụng

Đối với động tác này, bạn nên khởi động trước khi tập vì làm như vậy sẽ giúp tăng tính dẻo dai, lưu thông máu và cải thiện tình trạng bệnh. 

Bài tập hóp bụng được thực hiện nhằm mục đích tăng nhiệt độ cơ thể, từ đó làm ấm cơ bụng ngang và hỗ trợ các mô xung quanh.

Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Người bệnh nằm trên thảm rồi đặt hai đầu gối cong và bàn chân bằng phẳng.
  • Bước 2: Đặt một tay lên trên bụng và siết chặt cơ bụng, kéo chúng về phía cột sống. Đảm bảo rằng không được nín thở.

Thực hiện các động tác trên khoảng 10 lần cho mỗi bên.

6.2. Tư thế trẻ em

Sau khi bị căng cơ lưng, tư thế yoga này phổ biến được sử dụng để giảm đau và có thể được cải thiện tính linh hoạt của vận động. Tư thế trẻ em kéo căng các cơ ở lưng dưới bao gồm cả các cơ kéo dài thắt lưng.

Động tác được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Quỳ trên thảm với các ngón chân chụm vào với nhau, đồng thời đầu gối mở rộng bằng hông.
  • Bước 2: Đưa tay về phía trước và mở rộng hai tay bên cạnh thân và tựa đầu trên thảm. Giữ nguyên tư thế trong 20 - 30 giây. 

Thực hiện các động tác trên khoảng 20 lần.

6.3. Động tác Bird Dog

Động tác này giúp cải thiện độ ổn định của vùng lưng dưới. Nó cũng giúp kích hoạt và ổn định cơ bụng trong quá trình vận động.

Thực hiện động tác Bird-Dog
Thực hiện động tác Bird-Dog

Các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Quỳ gối trên thảm với hai tay đặt trên thảm và mở rộng bằng vai.
  • Bước 2: Bắt đầu bằng cách tập và thắt chặt các cơ.
  • Bước 3: Từ từ duỗi thẳng một chân về phía sau trong khi vẫn giữ tư thế lưng thẳng.
  • Bước 4: Đưa chân duỗi thẳng về vị trí ban đầu.

Lặp lại các động tác trên với chân còn lại. Mỗi bên thực hiện 10 lần và giữ mỗi lần trong 20 - 30 giây.

7. Phòng ngừa căng cơ lưng

Để ngăn ngừa hoặc giảm bớt tác động của bất kỳ vấn đề nào, điều quan trọng là bạn phải tập thể dục thường xuyên kết hợp với đi bộ, bơi lội hoặc các hoạt động khác giúp cơ lưng luôn được dẻo dai.

Hoặc thường xuyên kéo căng gân kheo (cơ chạy qua mặt sau của đùi) cũng sẽ giúp giảm và ngăn ngừa tình trạng căng và chấn thương cơ lưng.

Sự căng cứng của gan kheo hạn chế chuyển động trong khung xương chậu, có thể làm căng lưng dưới. Bằng cách kéo dài dần các cơ này, kéo giãn gân kheo thường xuyên có thể làm giảm căng cơ ở lưng dưới.

Trên đây là những thông tin về căng cơ lưng mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng những thông tin trên hữu ích đối với bạn và những người xung quanh. Nếu bạn đang gặp tình trạng căng cơ lưng, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn nhanh nhất.

0961 666 383

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH