Tiết lộ loại thuốc giãn cơ mang lại hiệu quả tốt nhất hiện nay

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Giãn cơ gây ra những cơn đau âm ỉ, kéo dài. Mặc dù, không nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng nó lại làm suy giảm chất lượng cuộc sống, cản trở công việc của người bệnh. Vậy đâu là giải pháp giúp bạn đẩy lùi tình trạng giãn cơ nhanh chóng và dứt điểm hoàn toàn?

Mục lục [ Ẩn ]

1. Hệ vận động - hệ cơ

Hệ vận động có chức năng giúp cơ thể chúng ta có hình dạng nhất định, thể hiện được những động tác lao động, biểu lộ được những cảm xúc của mình. Hệ vận động gồm hệ xương và hệ cơ.

Hệ xương gồm 206 chiếc, dài ngắn khác nhau, hợp lại tạo thành bộ xương nâng đỡ cơ thể, che chở cho các nội quan khỏi những chấn thương lý học.

Hệ cơ hoạt động phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thần kinh. Gồm khoảng 600 cơ tạo thành, là những cơ vân (hay cơ xương) bám vào hai đầu xương giúp cho cơ thể cử động.

2. Giãn cơ là gì?

Bệnh giãn cơ là tình trạng tổn thương, chấn thương khiến các cơ bị kéo giãn quá mức quy định. Giãn cơ thường thấy ở những nơi có các vận động xoay tròn hoặc uốn cong như ở vùng thắt lưng, cổ, tay và chân. Các vùng bị đau có khuynh hướng bị sưng lên và cũng có thể xuất hiện những vết bầm tím.

Giãn cơ là các cơ bị kéo giãn quá mức chịu đựng
Giãn cơ là các cơ bị kéo giãn quá mức chịu đựng

3. Các vị trí giãn cơ thường gặp

Bạn có thể bị giãn cơ ở bất cứ bộ phận nào trên người. Trong đó, các vị trí giãn cơ thường gặp là:

3.1. Giãn cơ lưng

Tình trạng giãn cơ lưng gây ra hiện tượng đau lưng âm ỉ, một chấn động nhỏ cũng có thể khiến bạn đau thắt lại, khó xoay người, thậm chí bất động. Khi làm việc quá sức, cơn đau có thể lan lên cả vùng cổ, lưng trên và dưới.

3.2. Giãn cơ vùng cổ

Các cơn đau nhức vùng cổ thường xuất hiện khi những sợi cơ bị kéo quá xa nhau và giãn ra. Giãn cơ vùng cổ có thể do bạn luyện tập thể thao quá sức, lắc đầu quá mạnh hoặc bật dậy bất ngờ vào buổi sáng.

3.3. Giãn cơ chân

Tập thể dục quá sức sẽ khiến bạn dễ gặp phải tình trạng giãn cơ bắp chân, bàn chân. Biểu hiện là xuất hiện cơn đau nhói, khó chịu, hạn chế vận động.

3.4. Giãn cơ tay

Nếu xuất hiện những cơn đau rã rời, tê mỏi ở bắp tay thì có khả năng cao bạn đã bị giãn cơ tay. Nguyên nhân có thể do vung tay quá sức, thường xuyên bê đồ nặng.

3.5. Giãn cơ háng

Cơn đau háng do giãn cơ háng gây ra thường ở mức độ nhẹ đến nặng và có thể xảy ra với bất kỳ ai, ở bất kì độ tuổi nào. Nguyên nhân do một trong năm nhóm cơ chạy dọc theo đùi trong bị kéo giãn quá mức.

3.6. Giãn cơ bụng

Trong quá trình tập luyện hay tham gia bất kỳ hoạt động thể chất nào, nếu kéo giãn cơ bụng của mình quá sức thì có thể gây ra hiện tượng đau nhức, co thắt cơ vùng bụng. Vì vậy, mọi người nên tập luyện ở mức độ vừa phải, phù hợp với thể lực của mình.

3.7. Giãn cơ đùi

Là tình trạng các thớ cơ đùi bị căng giãn, vùng cơ có xu hướng sưng nề, ấn mạnh sẽ gây đau nhói, đau dữ dội. Nguyên nhân thường do vận động quá sức, hoạt động phần chân thiếu khoa học, không nghỉ ngơi hợp lý,...

3.8. Giãn cơ mông, hông

Hiện nay, có rất nhiều người thường xuyên xuất hiện các dấu hiệu đau cơ mông và hông. Theo các chuyên gia xương khớp thì có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó có chứng bệnh giãn cơ mông, hông.

3.9. Giãn cơ đầu gối

Giãn cơ đầu gối là tình trạng phần cơ ở khớp đầu gối bị căng giãn quá mức hoặc gặp chấn thương. Nó gây ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động của khớp gối, thậm chí có thể khiến teo cơ, biến dạng khớp, liệt chi, mất khả năng lao động.

3.10. Giãn cơ vai

Biểu hiện của bệnh giãn cơ vai là những cơn đau, nhức mỏi vùng bả vai, nhất là khi chúng ta vận động. Nó có thể lan xuống cánh tay và cả vùng lưng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh.

4. Nguyên nhân giãn cơ

Như đã trình bày ở trên, giãn cơ là tình trạng các thớ cơ ở một số khớp như cổ tay, bắt tay, bắp chân, đầu gối, cổ chân, vai, lưng,... bị kéo căng khiến cơ giãn quá mức, gây tổn thương cơ hoặc rách cơ. Người bệnh thường cảm thấy đau cơ đột ngột, có dấu hiệu sưng hoặc bầm tím, đôi khi bị chuột rút, co cứng cơ. Nếu vận động mạnh có thể gây đau dữ dội, hoạt động khớp kém linh hoạt. Nguyên nhân giãn cơ thường xuất phát từ các vấn đề sau:

  • Không khởi động kỹ, khởi động sai cách trước khi chơi thể thao. Hoặc hoạt động quá sức nhưng không nghỉ ngơi hợp lý.
  • Gặp chấn thương do té ngã, trượt chân, tai nạn, va đập mạnh, vận động sai tư thế, khuân vác vật nặng,... khiến cơ bị giãn, rách, đứt.
  • Độ co giãn và đàn hồi của cơ kém. Nguyên nhân có thể do tuổi tác cao, di truyền nhưng ở thời điểm vừa khởi phát.
  • Một số công việc lặp lại nhiều lần trong thời gian dài như đánh máy tính, may vá, viết chữ, bưng bê vật,... Đứng hoặc ngồi sai tư thế trong thời gian dài do tín chất công việc.
Giãn cơ do chấn thương
Giãn cơ do chấn thương

5. Triệu chứng giãn cơ

Mỗi chứng bệnh lại có những dấu hiệu nhận biết khác nhau. Để phát hiện bệnh giãn cơ, các bạn có thể dựa vào những triệu chứng điển hình sau:

  • Tình trạng giãn cơ có thể xuất hiện đột ngột khi bạn đứng quá lâu, đột nhiên vặn mình quá mức,... gây ra hiện tượng chuột rút, đau, buốt.
  • Đau âm ỉ, một chấn động nhỏ cũng có thể khiến bạn đau thắt lại, khó khăn trong việc vận động, thậm chí bất động.
  • Khi làm việc quá sức, các cơn đau nhức có thể lan rộng ra các khu vực xung quanh. Như giãn cơ lưng nhưng đau lên cả vùng cổ, bả vai.
  • Cơn đau tăng mạnh khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi.
  • Càng để lâu, đau càng tiến triển, lan xuống các bộ phận khác trên cơ thể; gây khó khăn trong đi lại, vận động.

6. Bài tập giãn cơ

Với các triệu chứng kể trên bệnh nhân chỉ cần kiên trì tập các bài tập giãn cơ dưới đây 10 phút mỗi ngày, duy trì trong một tháng. Chắc chắn, bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi không thể ngờ tới.

Tư thế gập người cúi xuống: Đặt 2 bàn tay và 2 bàn chân lên mặt sàn ở vị trí rộng bằng vai. 2 chân và cánh tay duỗi thẳng. Giữ nguyên tư thế trong 2 phút.

Tư thế con ếch: Ngồi xuống sàn, 2 bàn chân ở phía sau mông, đầu gối duỗi sang 2 bên. Đặt bàn chân chạm sàn, nâng mông rồi đi bằng hai bàn tay tới vị trí xa nhất có thể. Đảm bảo hai chân cách nhau cho tới khi bạn cảm thấy sức căng ở đùi.

Tư thế rắn hổ mang: Nằm úp bụng xuống sàn. Duỗi thẳng 2 chân ra phía sau, đặt 2 bàn tay lên sàn, ngay dưới vai. Nâng thân trên khỏi mặt sàn bằng cách duỗi hai khuỷu tay. Giữ nguyên tư thế trong 2 phút.

Nghiêng người - gập gối: Ngồi trên sàn, chân phải duỗi sang bên, chân trái gập lại sao cho lòng bàn chân trái gần chạm đùi trong chân phải. Gập người sang phải và dùng cả 2 tay nắm lấy bàn chân phải. Giữ nguyên tư thế trong 60 giây. Sau đó, đổi bên.

7. Thuốc giãn cơ

Nên kết hợp các bài tập trị giãn cơ với các loại thuốc điều trị do bác sĩ kê đơn. Các thuốc giãn cơ được chia thành hai nhóm: Thuốc chống co thắt và thuốc chống co cứng.

Thuốc chống co thắt

Các thuốc chống co thắt SMRs tác động trung ương, giúp thư giãn và giảm co thắt cơ bắp. Hoạt động bằng cách tạo ra tác dụng an thần hoặc ngăn chặn các dây thần kinh gửi tín hiệu đau lên não. Lưu ý, người bệnh chỉ nên sử dụng loại thuốc giãn cơ này 2 hoặc 3 tuần. Vì chúng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như buồn ngủ, chóng mặt, đau đầu, căng thẳng, hạ huyết áp khi đứng.

Thuốc chống co cứng

Thuốc chống co cứng được sử dụng để điều trị co cứng cơ, bao gồm:

Baclofen (Lioresal): Có tác dụng làm giảm co cứng gây ra bởi đa xơ cứng, ngăn chặn các tín hiệu thần kinh từ tủy sống gây ra cơ co cứng. Tác dụng phụ có thể bao gồm buồn ngủ, chóng mặt, suy nhược và mệt mỏi.

Dantrolene (Dantrium): Được dùng để điều trị co thắt cơ do chấn thương tủy sống, đột quỵ, bại não hoặc MS thông qua việc tác động trực tiếp lên cơ xương giúp thư giãn cơ bị co thắt. Tác dụng phụ có thể bao gồm buồn ngủ, chóng mặt, choáng và mệt mỏi.

Diazepam (Valium): Thuốc hoạt động bằng cách tăng hoạt tính của chất dẫn truyền thần kinh cụ thể, giúp giảm sự xuất hiện co thắt cơ, thư giãn cơ bị co thắt.

Diazepam: Đây là một thuốc an thần. Tác dụng phụ có thể bao gồm buồn ngủ, mệt mỏi và suy nhược cơ bắp.

8. Thuốc giãn cơ xương khớp Trị Cốt Tán

Để điều trị bệnh giãn cơ theo phương pháp Tây y, các bác sĩ thường sử dụng nhóm thuốc chống co cứng cơ, chống co thắt cơ. Những loại thuốc này có thể giúp bệnh nhân giảm đau nhanh chóng nhưng lại dễ gây ra nhiều tác dụng phụ cho cơ thể như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, ảnh hưởng xấu tới gan, thận,... Theo số liệu thống kê, có hơn 60% người bị giãn cơ mắc các bệnh lý về dạ dày, mặc dù hai căn bệnh này tưởng như không có liên quan đến nhau.

Trị Cốt Tán mang lại hiệu quả tốt nhất cho người bị giãn cơ xương khớp
Trị Cốt Tán mang lại hiệu quả tốt nhất cho người bị giãn cơ xương khớp

Nhận thấy những bất cập này trong điều trị bệnh giãn cơ, Lương Y Nguyễn Công Sáu - Nhà thuốc Hải Sáu (Thái Bình) đã nghiên cứu và bào chế ra bài thuốc Đông y Trị Cốt Tán. Lương y đã tìm tòi từ những bài thuốc gia truyền 5 đời để lại và bổ sung những dược liệu mới như: tam thất, nấm linh chi, ba kích, đan sâm, quế chi, khương hoạt, đỗ trọng, phòng phong,... Giúp cho hơn 50.000 người thoát khỏi căn bệnh giãn cơ nói riêng và các bệnh về xương khớp nói chung.

Bài thuốc Trị Cốt Tán đảm bảo tiêu diệt tận gốc nguyên nhân gây viêm cơ mà không hề gây ra tác dụng phụ nào. Để đạt được hiệu quả tối ưu, người bệnh cần sử dụng kết hợp thuốc uống và thuốc chườm Trị Cốt Tán theo phác đồ nhà thuốc hướng dẫn. Nhiều người bệnh sau khi dùng 1 - 2 liệu trình Trị Cốt Tán, thấy triệu chứng bệnh giảm nhiều lại tự ý dừng việc điều trị, dẫn đến tình trạng bệnh bị tái phát. Hoặc sử dụng thuốc hàng ngày không đều, không đúng liều lượng quy định khiến bệnh tình ít thuyên giảm.

Trị Cốt Tán không chỉ giúp đẩy lùi bệnh giãn cơ mà còn là giải pháp điều trị hiệu quả các chứng bệnh về xương khớp như: thoái hoá cột sống, gai đôi, viêm khớp, thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm. Giúp bệnh nhân có thể loại bỏ hoàn toàn những nỗi ám ảnh, phiền phức về các căn bệnh xương khớp đeo bám bấy lâu nay. Cùng xem các bệnh nhân sau khi dùng Trị Cốt Tán phản hồi như thế nào nhé!

Anh Nam (0914.007.xxx): "Chào nhà thuốc! Sau khi tìm đến nhà thuốc, được thăm khám trực rồi lấy thuốc uống và thuốc chườm Trị Cốt Tán về sử dụng hơn một tháng, bệnh tình của em đã thuyên giảm rất nhiều. Các cơn đau nhức do giãn cơ gần như không còn nữa. Em sẽ sử dụng thêm một liệu trình nữa theo hướng dẫn của bác Sáu. Mong rằng, sẽ thoát khỏi chứng bệnh này hoàn toàn."

Bác Hòa (Lạng Sơn): "Nếu biết đến sản phẩm Trị Cốt Tán sớm hơn thì mấy năm nay, tôi đã không phải chịu những cơn đau đớn dai dẳng, khổ sở mỗi khi đi lại, vận động do bệnh giãn cơ chân. Nhất định, tôi sẽ giới thiệu bài thuốc này cho mọi người xung quanh để họ sớm biết đến phương pháp chữa bệnh xương khớp tuyệt vời này."

Tài khoản luonganh…@gmail.com: "Tôi bị giãn cơ lưng do thường xuyên phải mang vác đồ nặng nhiều năm nay. Những cơn đau mỏi ở vùng lưng sau đó lan cả lên vai, cổ khiến tôi rất mệt mỏi, ảnh hưởng đến công việc. Tôi đã uống đủ loại thuốc Tây, thuốc Nam mà không tác dụng mấy. Một lần, thấy bài báo viết về sản phẩm Đông y Trị Cốt Tán; tôi có liên hệ đến nhà thuốc Hải Sáu và sử dụng 3 liệu trình theo hướng dẫn của Lương y Nguyễn Công Sáu. Đến giờ, sau khi mới dùng 2 liệu trình, tôi thấy bệnh giãn cơ của mình đã giảm đi đáng kể. Thật sự, rất cảm ơn nhà thuốc!

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline: 0961 666 383. Hoặc đến trực tiếp nhà thuốc Hải Sáu tại: Ngã tư Vũ Hạ - An Vũ - Quỳnh Phụ - Thái Bình, để nhận được tư vấn về tình trạng giãn cơ cũng như các bệnh về xương khớp và phương pháp điều trị dứt điểm bệnh tình sớm nhất.

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH