Bệnh viêm dây thần kinh có nguy hiểm không?

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Bệnh viêm dây thần kinh là bệnh gì? Bị viêm dây thần kinh có nguy hiểm không? Bệnh viêm dây thần kinh có chữa được không? Và hàng ngàn thắc mắc khác mà người bệnh đang cần tìm câu trả lời. Theo dõi ngay bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.

Mục lục [ Ẩn ]
Bệnh viêm dây thần kinh
Bệnh viêm dây thần kinh

1. Viêm dây thần kinh là gì? 

Viêm dây thần kinh tiếng anh là neuritis. Đây là tình trạng viêm của một hay nhiều dây thần kinh. Tình trạng viêm xảy ra đồng thời với quá trình khử men gây giảm dẫn truyền tín hiệu thần kinh và dẫn đến chức năng thần kinh không ổn định.

Viêm dây thần kinh thường là do một phản ứng phổ biến với sự xúc tác sinh học, nhiều tình trạng có thể xuất hiện các đặc điểm của viêm dây thần kinh như đau, cảm giác dị cảm, tê,... 

Theo thống kê, Việt Nam có đến gần 40% số người mắc bệnh viêm dây thần kinh từ độ tuổi từ 30 tuổi trở lên.

2. Các bệnh viêm dây thần kinh thường gặp

Dưới dây là một số bệnh viêm dây thần kinh mà nhiều người hay mắc phải:

3. Triệu chứng bệnh viêm dây thần kinh và cách phòng ngừa

Dấu hiệu nhận biết của viêm dây thần kinh thường giới hạn ở một phần cơ thể cụ thể mà dây thần kinh chi phối như viêm dây thần kinh vùng cột sống lưng, cổ vai gáy, cánh tay, chân, liên sườn, ngoại biên, ngoại vi,...

Viêm dây thần kinh gây cảm giác tê và đau vùng vai gáy cổ
Viêm dây thần kinh gây cảm giác tê và đau vùng vai gáy cổ

Một số triệu chứng bệnh thường gặp như:

  • Viêm dây thần kinh gây chèn ép rễ thần kinh gây đau nhức và mất cảm giác ở vị trí bị tổn thương.
  • Cảm giác tê ở cổ vai gáy lan xuống hai cánh tay, ngứa ở tay, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt và khó nuốt.
  • Viêm dây thần kinh vùng thắt lưng gây tê ngứa từ thắt lưng lan xuống mông, đùi và hai chân.
  • Khả năng vận động của cơ tay và chân yếu dần.
  • Rối loạn chức năng bàng quang và ruột dẫn đến mất kiểm soát tiểu tiện và/hoặc đại tiện.

Để ngăn bệnh phát triển, cách tốt nhất là phòng bệnh ngay khi bệnh chưa diễn tiến bằng cách:

  • Điều trị tận gốc các bệnh lý liên quan gây nên bệnh viêm dây thần kinh.
  • Thiết lập chế độ ăn với các thực phẩm có chứa nhiều vitamin nhóm B.
  • Tập thể dục thường xuyên, khoa học giúp xương khớp luôn khỏe mạnh.
  • Tránh các chất độc hại gây tổn thương dây thần kinh như rượu bia, thuốc lá,...

4. Nguyên nhân gây viêm dây thần kinh 

Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến bệnh viêm dây thần kinh
Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến bệnh viêm dây thần kinh

Viêm dây thần kinh sẽ không tự hình thành mà do sự chèn ép lâu ngày dẫn đến tắc nghẽn tạo điều kiện cho viêm nhiễm hình thành. Do đó, bệnh hình thành thường do những biến chứng sau:

  • Thoát vị đĩa đệm: Đây là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh do nhân nhầy thoát vị ra bên ngoài ở phần cột sống và chèn vào dây thần kinh gây viêm nhiễm.
  • Bệnh tiểu đường: Khi glucose huyết tăng cao làm tổn thương dây thần kinh và làm giảm vận tốc dẫn truyền thần kinh.
  • Một số thuốc có thể có tác dụng độc hại với các dây thần kinh như thuốc chống ung thư, thuốc kháng sinh, thuốc ức chế miễn dịch,...
  • Sự thiếu hụt vitamin B có liên quan đến sự tình trạng viêm của dây thần kinh.
  • Bệnh lý tự miễn.
  • Suy tuyến giáp.
  • Tăng ure huyết do suy thận.

5. Khám và chẩn đoán bệnh viêm dây thần kinh 

Việc chẩn đoán chính xác và xác định đặc điểm của viêm dây thần kinh bắt đầu bằng việc thăm khám sức khỏe toàn diện để xác định đặc điểm và khu trú bất kỳ triệu chứng nào đối với dây thần kinh.

Người bệnh sẽ được tiến hành một bài kiểm tra đánh giá tiến trình thời gian, sự phân bố, mức độ nghiêm trọng và rối loạn chức năng thần kinh.

Chụp cổng hưởng từ sẽ cho những hình ảnh chi tiết và rõ nét hơn
Chụp cổng hưởng từ sẽ cho những hình ảnh chi tiết và rõ nét hơn

Sau đó, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm như sau:

  • Xét nghiệm máu để đánh giá lượng đường huyết và huyết thanh trong máu.
  • Sinh thiết dây thần kinh: Phương pháp này giúp phân biệt các bệnh lý viêm dây thần kinh khác nhau.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Đây là phương tiện chẩn đoán hình ảnh hiện đại đem đến những hình ảnh chi tiết và rõ nét hơn.
  • Điện cơ và xét nghiệm dẫn truyền thần kinh: Đây là phương pháp thăm dò giúp đánh giá chức năng của các dây, rễ thần kinh ngoại vi và khớp thần kinh - cơ. Chúng là các kỹ thuật bổ trợ rất quan trọng để chẩn đoán xác định và phân biệt các tổn thương tại dây thần kinh.
  • Chọc dò thắt lưng: Phương pháp này được thực hiện nhằm xác định những thay đổi của dịch não tủy trong các bệnh có ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, như mức độ nghiêm trọng của trạng thái viêm nhiễm,...

6. Điều trị bệnh viêm dây thần kinh

Bệnh viêm dây thần kinh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của người bệnh, do đó, người bệnh cần phải phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Dưới đây là một số phương pháp được sử dụng để điều trị bệnh viêm dây thần kinh, cụ thể như sau:

6.1. Vật lý trị liệu

Phương pháp này chỉ nên áp dụng khi xuất hiện các cơn đau thần kinh nguyên phát. Bởi lẽ, trong trường hợp đau thần kinh nguyên phát, bất kỳ một kích thích nào vào vùng đau đều có thể gây nên cơn đau kịch phát.

Siêu âm trị liệu chữa bệnh viêm dây thần kinh
Siêu âm trị liệu chữa bệnh viêm dây thần kinh

Một số phương pháp vật lý trị liệu có thể được sử dụng như:

  • Điện trị liệu: Dùng dòng điện xung, điện phân giảm đau hoặc dòng kích thích thần kinh qua da.
  • Nhiệt trị liệu: có thể sử dụng nhiệt nóng hoặc nhiệt lạnh.
  • Siêu âm trị liệu, sóng ngắn.
  • Các kỹ thuật massage giúp làm giảm cứng khớp, tăng tuần hoàn nuôi dưỡng và tạo sự thư giãn, sảng khoái cho người bệnh.
  • Thủy trị liệu có tác dụng hoạt hóa hệ thống Endorphin làm giảm đau và ổn định trạng thái tâm lý cho người bệnh.
  • Thực hiện các bài tập để tăng cường tính linh hoạt và mềm dẻo của cơ xương khớp, duy trì tầm vận động khớp đồng thời tạo sự thư giãn, thoải mái về tinh thần và thể chất cho người bệnh.

6.2. Thuốc tây

Các thuốc hóa dược có tác dụng kiểm soát các cơn đau do bệnh gây nên bao gồm:

  • Thuốc chống trầm cảm như amitriptyline, nortriptyline hoặc duloxetine.
  • Thuốc chống co giật như carbamazepine, gabapentin, lamotrigine, phenytoin hoặc pregabalin.
  • Thuốc giảm đau không kê đơn như aspirin, acetaminophen, ibuprofen,...
  • Thuốc giảm đau gây nghiện để giảm cơn đau dữ dội trong thời gian ngắn, tuy nhiên khi dùng nhóm thuốc này có thể dẫn đề tình trạng “nghiện thuốc” rất nguy hiểm.
  • Sử dụng các miếng dán có chứa chất gây mê như miếng dán Lidocain,...
  • Sử dụng dạng thuốc bôi có chứa hoạt chất như capsaicin,...

6.3. Phẫu thuật

Phẫu thuật được thực hiện khi các biện pháp trên không mang lại hiệu quả điều trị tốt
Phẫu thuật được thực hiện khi các biện pháp trên không mang lại hiệu quả điều trị tốt

Phương pháp này chỉ được thực hiện khi có các biện pháp phòng ngừa cũng như các phương pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả cho người bệnh. 

Biện pháp phẫu thuật giúp người bệnh giảm áp lực lên dây thần kinh, từ đó, nó giúp người bệnh giảm đau nhanh và tác dụng điều trị lâu hơn so với việc sử dụng các thuốc hóa dược.

Mặc dù, phẫu thuật mang lại tác dụng tốt hơn so với các phương pháp trên nhưng nó có thể gây ra nhiều biến chứng cho người bệnh sau phẫu thuật như nhiễm trùng, bệnh tái phát và trở nên nghiêm trọng hơn,...

7. Bệnh viêm dây thần kinh có nguy hiểm không?

Teo cơ chân là biến chứng có thể gặp ở người bệnh viêm dây thần kinh
Teo cơ chân là biến chứng có thể gặp ở người bệnh viêm dây thần kinh

Bệnh viêm dây thần kinh nếu không được điều trị sớm và đúng phương pháp có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn như:

  • Teo cơ chân, cứng khớp: Bệnh gây ra những cơn đau nhức khó chịu khi vận động và cơn đau chỉ giảm khi nghỉ ngơi, do đó khi để quá lâu có thể dẫn đến teo cơ chân.
  • Mất khả năng kiểm soát vận động do dây thần kinh bị tổn thương, khả năng dan truyền thông tin đến chân và tay bị hạn chế.
  • Rối loạn thần kinh thực vật gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, rối loạn nhịp tim, đau đầu, chóng mặt, suy giảm trí nhớ.
  • Tổn thương cột sống: Tình trạng viêm có thể lan rộng sang các vùng lân cận và gây khó khăn trong sinh hoạt.
  • Bài liệt: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất. Khi cơ gân mất khả năng đàn hồi, liệt chi vĩnh viễn và mất hoàn toàn khả năng vận động. 

8. Hướng dẫn chăm sóc người bệnh viêm dây thần kinh

Người bệnh nên đi tái khám định kỳ để theo dõi tiến triển của bệnh
Người bệnh nên đi tái khám định kỳ để theo dõi tiến triển của bệnh

Khi chăm sóc người bệnh viêm dây thần kinh, bạn cần lưu ý những điểm như sau:

  • Luôn có phiếu chăm sóc người bệnh để lưu lại tình trạng, mức độ và cường độ tập luyện hàng ngày vì nó giúp kiểm soát được những chuyển biến bệnh lý của người bệnh.
  • Không để người bệnh mang vác vật nặng, đi dép cao gót và luyện tập quá sức tại vùng dây thần kinh bị viêm.
  • Không để người bệnh nằm trên đệm quá cứng hoặc nằm võng.
  • Thiết lập chế độ ăn uống với đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho dây thần kinh như vitamin nhóm B, đông,... Chúng có nhiều trong các thực phẩm như thịt bò, các loại hạt và các loại đậu,...
  • Tái khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.

Bài viết trên là các thông tin về bệnh viêm dây thần kinh mà người bệnh có thể tham khảo. Hy vọng bài viết trên hữu ích đối với bạn và những người xung quanh.

Nếu bạn đang lo lắng về bệnh viêm dây thần kinh ảnh hưởng đến sức khỏe, hãy liên hệ ngay theo hotline dưới đây để được hỗ trợ bởi các chuyên gia về bệnh viêm dây thần kinh.

0961.666.383

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH