Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý phức tạp, các trường hợp nặng gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Vậy thoát vị đĩa đệm có chữa được không?
1. Các giai đoạn của thoát vị đĩa đệm mà bạn cần biết
Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý xương khớp phổ biến hiện nay, số người trẻ mắc thoát vị đĩa đệm ngày càng tăng.
1.1. Khái quát về thoát vị đĩa đệm?
Trước tiên, đĩa đệm là phần nằm giữa các đốt sống, có tác dụng làm giảm áp lực lên cột sống khi con người thực hiện các hoạt động hằng ngày. Cấu tạo từ ngoài vào trong của đĩa đệm bao gồm: mâm sụn, vòng sợi và nhân nhầy. Cuối cùng chúng được bao bọc bởi một lớp bao xơ ngoài cùng để bảo vệ đĩa đệm.
Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi đĩa đệm bị tổn thương khiến lớp bao xơ bên ngoài bị rách hoặc bào mòn, làm lớp nhân nhầy thoát ra ngoài và chèn ép vào các rễ thần kinh gây ra tình trạng tê bì, đau nhức.
1.2. Các giai đoạn của thoát vị đĩa đệm
Từ khi đĩa đệm bị tổn thương, bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ trải qua 4 giai đoạn. Mỗi giai đoạn bệnh lại có các biểu hiện hoàn toàn khác nhau. Cụ thể như sau:
- Giai đoạn 1: Ở giai đoạn này, bao xơ vẫn duy trì ở trạng thái bình thường nhưng nhân nhầy bắt đầu có hiện tượng biến dạng. Biểu hiện bệnh trong giai đoạn này chưa rõ ràng do các dấu hiệu đau nhức không đặc trưng, người bệnh thường bị nhầm lẫn sang các bệnh xương khớp khác.
- Giai đoạn 2: Lúc này bao xơ đĩa đệm xuất hiện tình trạng suy yếu, nhân nhầy vẫn còn nằm trong bao xơ nhưng đã bắt đầu chèn ép lên rễ dây thần kinh. Người bệnh có thể cảm nhận được các cơn đau dữ dội tại vị trí thoát vị.
- Giai đoạn 3: Bao xơ đĩa đệm bị rách, nhân nhầy thoát ra bên ngoài nhưng vẫn liền thành một khối. Trong giai đoạn này, người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, đau nhức, ảnh hưởng nhiều đến hoạt động, vận động hàng ngày.
- Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn cuối của bệnh, bao xơ tiếp tục rách rộng, khối thoát vị lớn hơn, nhân nhầy bị tách ra khỏi khối. Người bệnh gặp phải nhiều biến chứng quan trọng, nguy hiểm nhất là liệt nửa người vĩnh viễn.
Để xác định được các giai đoạn của bệnh thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần thực hiện các chẩn đoán chuyên khoa như: chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp bao rễ thần kinh, chụp cắt lớp vi tính (CT Scanner)...
2. Thoát vị đĩa đệm có chữa được không?
Với trình độ phát triển của ngành y học hiện nay, bệnh thoát vị đĩa đệm hoàn toàn có thể chữa được. Có rất nhiều phương pháp để chữa thoát vị đĩa đệm mà không cần phải phẫu thuật.
Các phương pháp chữa bệnh thoát vị đĩa đệm có thể phân loại như sau:
- Chữa thoát vị đĩa đệm không dùng thuốc: Các phương pháp này được chỉ định ở giai đoạn đầu của bệnh hoặc kết hợp với dùng thuốc để tăng hiệu quả điều trị. Các phương pháp này bao gồm: phương pháp kéo nắn xương khớp (Chiropractic), bấm huyệt, yoga, massage, các phương pháp vật lý trị liệu có sự hỗ trợ của nhân viên y tế.
- Uống thuốc để chữa thoát vị đĩa đệm: Những loại thuốc thường được bác sĩ kê để điều trị thoát vị đĩa đệm bao gồm: thuốc giảm đau chống viêm (NSAIDs, corticoid), thuốc giãn cơ (mydocalm, myonal…), thuốc tăng dẫn truyền thần kinh…
- Phương pháp tiêm giảm đau ngoài màng cứng bằng corticoid: Đây là phương pháp được bác sĩ chỉ định để điều trị cho các bệnh nhân thoát vị đĩa đệm từ trung bình đến nặng. Mỗi liệu trình cần tiêm 3 mũi, các mũi cách nhau từ 3 đến 7 ngày. Phương pháp này có tác dụng giảm viêm tại chỗ và giảm một số triệu chứng do thoát vị đĩa đệm gây ra.
- Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm: Phương pháp này chỉ được thực hiện khi nhân nhầy chèn ép toàn bộ rễ thần kinh, gây ra hội chứng đuôi ngựa. Lúc này bệnh nhân cần được phẫu thuật ngay để ngăn ngừa các biến chứng nặng như yếu chân, tay hoặc liệt nửa người.
Như vậy, thoát bị đĩa đệm dù là một bệnh khó chữa nhưng không có nghĩa là không thể. Bệnh được chữa trị ở các giai đoạn càng sớm thì các ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh càng ít. Vì thế, ngay từ khi phát hiện các dấu hiệu đau nhức không rõ ràng, kéo dài mà không biết nguyên nhân, bạn nên đi thăm khám để được điều trị kịp thời, từ đó tránh được các hệ lụy của bệnh tật đối với sức khỏe.
3. Thoát vị đĩa đệm có khỏi hoàn toàn được không?
Thoát vị đĩa đệm có thể chữa khỏi hoàn toàn được không? Là câu hỏi hỏi được người bệnh quan tâm nhiều nhất.
Như đã trình bày ở trên, dù ở giai đoạn nào thoát vị đĩa đệm đều chữa được. Tuy nhiên, đây là một bệnh lý xương khớp mạn tính, dù điều trị ở giai đoạn nào cũng không thể chữa khỏi hoàn toàn.
Các phương pháp điều trị được đưa ra hiện nay đều hướng đến mục tiêu:
- Giảm cơn đau do thoát vị gây ra
- Phục hồi tối đa chức năng đĩa đệm và cột sống, từ đó giúp người bệnh có thể khôi phục lại cuộc sống bình thường.
Khả năng hồi phục đĩa đệm càng cao khi bệnh được phát hiện và điều trị càng sớm, tốt nhất là khi bao xơ chưa bị rách (ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2). Ở giai đoạn này, nếu người bệnh phát hiện và được điều kịp thời thì khả năng phục hồi đĩa đệm có thể lên đến 95% so với đĩa đệm ban đầu.
Trong trường hợp bệnh phát hiện hoặc điều trị muộn, khả năng hồi phục sẽ giảm dần và vô cùng khó khăn. Đôi khi, người bệnh bắt buộc phải phẫu thuật để ngăn chặn biến chứng nặng nhất, tuy nhiên phương pháp này tốn nhiều chi phí mà không phải bệnh nhân nào cũng có khả năng chi trả, thậm chí có thể để lại nhiều di chứng sau phẫu thuật, đặc biệt nguy cơ tái phát bệnh vẫn rất cao.
Do vậy, người bệnh không nên chậm trễ việc chẩn đoán, điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm, tránh gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
4. Những sai lầm khiến bệnh thoát vị đĩa đệm nghiêm trọng hơn
Một số sai lầm trong quá trình điều trị khiến bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng nghiêm trọng hơn.
4.1. Bệnh nhân tự điều trị tại nhà
Nhiều bệnh nhân có thói quen tự mua thuốc giảm đau về uống, khi có các cơn đau xương khớp mà không qua sự thăm khám của các chuyên gia y tế. Việc tự ý sử dụng thuốc bừa bãi, không chỉ khiến bệnh không thuyên giảm, mà còn gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho cơ thể như: thủng dạ dày, tăng nguy cơ suy gan, suy thận,...
Quan trọng hơn, các thuốc giảm đau tây y chỉ có tác dụng giảm triệu chứng đau tạm thời, trong thời gian ngắn, không có tác dụng điều trị tận gốc nguyên nhân bệnh. Vì vậy, người bệnh không nên tự ý điều trị mà không có sự thăm khám và hướng dẫn của bác sĩ.
4.2. Bệnh nhân tự ý dừng liệu trình chữa bệnh
Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý xương khớp mạn tính và phức tạp, nên không thể điều trị khỏi trong một thời gian ngắn. Bệnh nhân không nên tự ý ngừng thuốc hoặc các phương pháp điều trị khác ngay khi thấy giảm các triệu chứng đau nhức. Điều này có thể khiến cơn đau nhanh chóng tái phát ở mức độ nghiêm trọng hơn.
4.3. Lối sống và chế độ ăn uống thiếu khoa học
Lối sống và thói quen ăn uống hằng ngày quyết định khá nhiều đến sự thành công của quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm. Các thói quen đứng, ngồi, nằm sai tư thế, khuân vác nặng… khiến bệnh lâu khỏi và rất nhanh tái phát các cơn đau cấp.
Bên cạnh đó, một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ hỗ trợ người bệnh rất nhiều trong việc ngăn ngừa bệnh quay trở lại.
5. Một số cách phòng tránh bệnh thoát vị đĩa đệm
Do bệnh thoát vị đĩa đệm rất phức tạp và không thể chữa khỏi được hoàn toàn vì vậy phòng ngừa chính là giải pháp hiệu quả nhất.
- Tập thể dục thể thao thường xuyên, điều độ, phù hợp với sức khỏe giúp tăng cường độ dẻo dài và sức chịu đựng cho các cơ cạnh cột sống.
- Không nên mang vác đồ nặng, hoặc vận động quá sức.
- Không ngồi, làm việc, bê vác sai tư thế,
- Duy trì cân nặng phù hợp với chiều cao để giảm áp lực cho cột sống.
Tóm lại, bệnh thoát vị đĩa đệm không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng có thể phục hồi về mức gần như ban đầu nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, chính xác.
Đừng để bệnh thoát vị đĩa đệm gây ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Nếu bạn muốn được tư vấn chứng bệnh này thì hãy liên hệ ngay đến nhà thuốc Hải Sáu, theo số hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí.