Risedronate là một trong những thuốc điều trị loãng xương được nhiều người bệnh sử dụng. Vậy, thuốc risedronate là thuốc gì? Tác dụng của risedronate là gì? Liều dùng, cách dùng và lưu ý khi sử như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.
1. Risedronate là thuốc gì?
Risedronate là thuốc kê đơn, thuộc nhóm thuốc ức chế tiêu xương, điều trị loãng xương nhóm Bisphosphonates.
Nó có biệt dược là Actonel và Atelvia, thường được bào chế với hoạt chất risedronate natri dưới dạng viên nén và viên nang với hàm lượng 5mg, 30 mg, 35 mg, 70 mg, 65 mg và 150 mg.
2. Cơ chế tác dụng
Risedronat natri là một pyridyl bisphosphate, được dùng để điều trị các bệnh về xương.
- Chất này kết hợp với hydroxyapatite trong xương và ức chế tiếu xương qua trung gian của hủy cốt bào.
- Nó tác động trực tiếp trên bộ xương và giúp xương ít khả năng bị gãy.
- Ở cấp độ tế bào, nó ức chế các hủy cốt bào và giảm hoạt động hủy xương.
- Xét nghiệm trên chuột, chó và chuột lang cho thấy điều trị bằng risedronat làm giảm nhu chuyển xương và sự hủy xương ở các vị trí tái cấu trúc.
- Trong các nghiên cứu dược lực học và nghiên cứu lâm sàng cho thấy các dấu hiệu sinh hóa của chu chuyển xương trong vòng một tháng và đạt mức tối đa trong 3 - 6 tháng.
3. Dược động học
Dược động học của thuốc risedronate như sau:
- Hấp thu: Sau khi uống, thuốc được hấp thu nhanh và độc lập với liều dùng. Sinh khả dụng trung bình của thuốc viên uống là 0,63% và giảm đi khi thuốc được sử dụng chung với thức ăn.
- Phân bố: Thể tích phân bố ở trạng thái ổn định trên người là 6,3L/kg. Khoảng 24% lượng thuốc gắn với protein huyết tương.
- Chuyển hóa: Risedronate không chuyển hóa toàn thân.
- Thải trừ: Thuốc không được hấp thu được thải trừ không đổi qua thận, liều được hấp thu được bài tiết dưới dạng không đổi qua nước tiểu trong vòng 24 giờ và phàn phần còn lại được tích lũy tại xương trong thời gian dài.
Đối với nhóm người bệnh đặc biệt:
- Người cao tuổi: Sinh khả dụng của người cao tuổi (>60 tuổi) tương tự sơ với người trẻ tuổi.
- Không cần điều chỉnh liều dùng ở người bệnh suy thân nhẹ đến vừa (Clcr ≥30ml/phút). Không khuyến cáo sử dụng risedronate ở người bệnh suy thân nặng.
- Trẻ em: Không khuyến cáo dùng thuốc cho trẻ dưới 18 tuổi.
4. Chỉ định của risedronate
Thuốc được kê đơn trong các trường hợp bệnh như sau:
- Phòng ngừa và điều trị loãng xương thời kỳ sau mãn kinh
- Ngăn ngừa và điều trị loãng xương do điều trị bằng các loại thuốc glucocorticoid như prednisone
- Bệnh Paget (viêm xương biến dạng, xương mềm, yếu, đau hoặc dễ gãy)
- Tăng khối lượng xương ở nam giới bị loãng xương
5. Liều dùng và cách dùng của risedronate
Liều dùng:
- Điều trị hoặc phòng ngừa loãng xương thời kỳ sau mãn kinh: uống 5mg/ngày hoặc 35mg/tuần vào buổi sáng.
- Điều trị hoặc phòng ngừa loãng xương do sử dụng glucocorticoid: uống 5mg/ngày.
- Bệnh Paget: Uống 30mg/lần/ngày trong 2 tháng. Điều trị cần được cân nhắc nếu tái phát xảy ra hoặc nếu điều trị không bình thường hóa được phosphatase kiềm trong huyết thanh.
- Điều trị tăng khối lượng xương ở nam giới bị loãng xương: uống 35mg/tuần vào buổi sáng.
Cách dùng:
- Thuốc sử dụng đường uống.
- Thuốc được nuốt nguyên và không ngậm hoặc nhai. Để thuốc vào được dạ dày, người bệnh nên uống với nhiều nước (khoảng 120ml) ở tư thế đứng và không nên nằm ít nhất khoảng 30 phút sau khi uống thuốc.
- Uống thuốc vào cùng thời điểm mỗi ngày hoặc vào cùng một ngày mỗi tuần hoặc mỗi tháng.
- Sự hấp thụ của thuốc bị ảnh hưởng bởi thức ăn nên người bệnh nên uống thuốc vào các thời điểm sau: Ít nhất 30 phút trước khi ăn bữa sáng, ít nhất 2 giờ trước hoặc sau khi ăn các bữa trong ngày và ít nhất 2 giờ sau bữa ăn cuối cùng hoặc trước khi đi ngủ ít nhất 30 phút.
- Không nên sử dụng các loại thuốc khác như thuốc kháng acid, canxi, các chất bổ sung và vitamin khác sau khi dùng thuốc.
- Nếu bỏ lỡ một liều thì không nên dùng thuốc đó trong ngày. Nên uống liều đã quên vào ngày hôm sau và sau trở lại lịch dùng thuốc bình thường.
Tin liên quan
6. Tác dụng không mong muốn của thuốc risedronate
Các tác dụng không mong muốn thường gặp nhất trong đau xương, cơ và khớp, khó tiêu, buồn nôn và nhức đầu, bao gồm:
- Rối loạn hệ thần kinh: nhức đầu.
- Rối loạn tiêu hóa: đau bụng, khó tiêu, nôn, buồn nôn, táo bón hoặc tiêu chảy.
- Rối loạn cơ xương khớp và các mô liên kết: đau trong xương, cơ và khớp.
- Đường tiêu hóa: viêm dạ dày, viêm thực quản, viêm tá tràng, khó nuốt.
- Rối loạn mắt: viêm mống mắt.
- Rối loạn điện giải: giảm calci máu, giảm phosphat máu.
- Rối loạn hệ thống miễn dịch: phù mạch và nổi mẩn ngứa.
- Mức canxi thấp: co thắt cơ, cảm giác tê hoặc ngứa ran quanh miệng hoặc ở ngón tay và ngón chân.
Tuy nhiên, các tác dụng này thường nhẹ đến trung bùng và thông thường không cần ngừng điều trị.
7. Chống chỉ định
Chống chỉ định khi sử dụng thuốc risedronate bao gồm:
- Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc
- Hạ canxi máu
- Suy thận nặng (thanh thải creatinin < 30ml/phút)
- Bất thường trên thực quản (chít hẹp hoặc mất khả năng giãn nở)
- Không có khả năng đứng hoặc ngồi vững trong khoảng 30 phút
- Phụ nữ có thai hoặc nuôi con bằng sữa mẹ.
- Trẻ nhỏ hoặc trẻ dưới 18 tuổi.
8. Thận trọng
Người bệnh gặp các tình trạng chống chỉ định kể trên nên thận trọng khi sử dụng thuốc risedronate. Ngoài ra, cần thận trọng khi sử dụng cho các đối tượng lái xe hoặc vận hành máy móc.
9. Tương tác thuốc
Khi sử dụng thuốc risedronate, người bệnh nên thông báo với bác sĩ về các thuốc đang sử dụng để tránh xảy ra các tương tác thuốc, bao gồm:
- Các thuốc chứa cation đa hóa trị như calci, magie, sắt và nhôm vì sẽ cản trở sự hấp thu của thuốc.
- Thuốc acid acetylsalicylic hoặc NSAID vì nó có thể chúng đều gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa với người bệnh sử dụng acetylsalicylic hoặc NSAID 3 ngày/tuần và risedronate với liều trương tự.
- Thuốc kháng acid
- Thuốc ức chế bơm proton như esomeprazole, lansoprazole, omeprazole, pantoprazole
- Thuốc chẹn H2 như cimetidine, famotidine, nizatidine và ranitidine
- Liệu pháp hormon như estrogen và chất chủ vận / chẹn estrogen
- Sử dụng các phương pháp điều trị ung thư
- Các thuốc làm giảm lượng risedronate mà cơ thể hấp thụ như thuốc kháng acid, bổ sung canxi, bổ sung nhôm, bổ sung magie và sắt.
Nếu người bệnh phải dùng những thuốc này, tốt nhất hãy đợi ít nhất 30 phút sau khi dùng risedronate.
10. Quá liều và Xử trí
Khi uống quá liều risedronate có thể dẫn đến giảm canxi và phospho huyết thanh ở một số người bệnh. Ngoài ra, ở một số bệnh nhân có dấu hiệu hạ canxi huyết.
Khi quá liều, người bệnh hãy uống một ly sữa đầy hoặc các thuốc kháng acid chứa magie, canxi hoặc nhôm để tạo liên kết với risedronate và giảm sự hấp thụ thuốc.
Sau đó, gọi đến các cơ sở y tế uy tín để được chăm sóc y tế khẩn cấp ngay lập tức bằng cách rửa dạ dày để loại bỏ thuốc chưa được hấp thu hoặc tiêm tĩnh mạch để hồi phục lượng canxi bị ion hóa để giảm bớt tình trạng giảm calci huyết.
Risedronate chỉ là một phần của quá trình điều trị bệnh loãng xương. Do đó, người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống, tập thể dục và kiểm tra mật độ chất khoáng của xương, đồng thời bổ sung vitamin D, canxi và vitamin thường xuyên. Hoặc người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc từ thảo dược để khắc phục tình trạng loãng xương như Trị Cốt Tán.
Nếu bạn đang gặp tình trạng bệnh loãng xương hoặc có thắc mắc về sản phẩm Trị Cốt Tán, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn.