Nhiều người bệnh loãng xương đã chuyển sang giai đoạn loãng xương độ 3. Vậy, loãng xương độ 3 là gì? Loãng xương độ 3 có nguy hiểm không? Điều trị loãng xương độ 3 như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.
1. Loãng xương độ 3 là gì?
Loãng xương độ 3 là tình trạng loãng xương chuyển sang giai đoạn nặng, có thể do nguyên nhân thứ phát hay nguyên phát gây ra.
Triệu chứng của loãng xương độ 3 bao gồm gãy xương sau chấn thương nhẹ, đau xương và đau cột sống thắt lưng. Mức độ đau nhức của loãng xương độ 3 diễn ra gay gắt và dữ dội hơn so với loãng xương độ 1 và loãng xương độ 2 bởi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng.
2. Chẩn đoán loãng xương cấp độ 3
Trong chẩn đoán, loãng xương độ 3 được chẩn đoán dựa vào cách đo mật độ xương thông qua chỉ số T-Score và Z-score để đánh giá:
- Nếu T-Score từ -1SD trở lên: xương bình thường
- Nếu T-Score dưới -1SD đến -2,5SD: tiền loãng xương
- Nếu T-Score dưới -2,5SD: Loãng xương
- Nếu T-Score dưới -2,5SD kèm theo tiền sử có gãy xương: Loãng xương nặng
3. Loãng xương độ 3 có nguy hiểm không?
Bệnh loãng xương là tình trạng bệnh nguy hiểm do bệnh diễn biến thầm lặng nên nếu người bệnh không chú ý đến tình trạng sức khỏe và dẫn đến loãng xương độ 3 thì sức khỏe đang gặp nhiều vấn đề nguy hiểm.
Trong tình trạng này, người bệnh được không được điều trị kịp thời có thể gặp những biến chứng nguy hiểm như:
- Khó khăn trong di chuyển và vận động.
- Sự thiếu hụt canxi càng gia tăng làm cho sức khỏe của xương suy giảm nghiêm trọng, bạn sẽ cảm thấy đau đớn và thường xuyên gặp phải các tính trạng như đau lưng, đau khớp chân tay, mỏi bại hông, xương sống, xương gối,...
- Người bệnh gặp tình trạng loãng xương độ 3 thường xuyên cảm thấy đau nhức vào ban đêm dẫn đến chuột rút.
- Hậu quả nghiêm trọng nhất phải kể đến là rạn xương, nứt vỡ hoặc gãy xương, từ đó đe dọa đến tính mạng do gãy khớp và thậm chí là tàn phế.
Khi tình trạng xương chuyển sang giai đoạn loãng xương độ 3 hay bất kỳ độ nào khi chịu tác động của một lực nào đó cũng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Tin liên quan
- "15" Siêu sao thực phẩm chống loãng xương không phải ai cũng biết
- Mạnh gân cốt, hỗ trợ trị loãng xương bằng Trị Cốt Tán
- Những kiến thức về loãng xương ở người cao tuổi mà bạn nên biết
- Đo mật độ loãng xương - Phương pháp phát hiện nguy cơ loãng xương
- Điều trị loãng xương bằng zoledronic acid mà ai cũng nên biết
4. Điều trị và phòng ngừa loãng xương cấp độ 3 như thế nào?
Đối với người cao tuổi hoặc phụ nữ sau giai đoạn tiền mãn kinh bị loãng xương độ 3 cần khám bệnh tại các cơ sở y tế uy tín để thực hiện các xét nghiệm đánh giá mức độ xương, tình trạng xương đang bị loãng xương độ 3 hay chuyển sang giai đoạn nặng hơn.
Đối với những người trong độ tuổi trưởng thành có chiều cao kém phát triển, cân nặng dưới 40kg hoặc giảm trọng lượng nhanh và có những dấu hiệu đau nhức xương khớp nên được chẩn đoán và điều trị bệnh sớm nhất.
Cách điều trị cho người bệnh loãng xương độ 3 chủ yếu là bác sĩ chỉ định người bệnh sử dụng các loại thuốc chữa loãng xương và kèm theo chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp. Do đó, người bệnh cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ để ngăn ngừa bệnh chuyển sang giai đoạn nặng.
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, người bệnh cần chú ý đến chế độ ăn uống và tập luyện của bản thân, bao gồm:
- Bổ sung các món ăn giàu vitamin D và canxi trong hoa quả, hải sản và các món ăn khác trong thực đơn hàng ngày.
- Duy trì thói quen tập luyện thể dục thể thao hàng ngày với các bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe như đi bộ, đi xe đạp, tập hít thở và vận động xương khớp. Tuy nhiên, bạn cần chú ý tránh tác động mạnh tới phần xương bị loãng.
- Duy trì cân nặng hợp lý: Cân nặng vượt quá thể trạng của người bệnh có thể khiến xương phải chịu lực nặng quá lớn và hoạt động hết công suất để chống đỡ, gây ảnh hưởng rất nhiều đến hệ xương khớp. Do đó, mức cân nặng hợp lý cũng là thói quen giúp phòng tránh loãng xương.
- Tắm nắng: tắm nắng hàng ngày có thể giúp cơ thể hấp thu vitamin D từ ánh sáng mặt trời và cung cấp khoảng 70% lưng vitamin D cho cơ thể. Vitamin D là thành phần không thể thiết của cơ thể giúp hấp thu canxi tối đa.
- Tránh sử dụng các thực phẩm có hại cho xương như rượu bia, thuốc lá. Nhiều nghiên cứu cho thấy những người thường xuyên sử dụng thuốc lá và rượu bia có thể tăng nguy cơ loãng xương lên đến 10 lần và khiến cho gãy xương khó hồi phục.
- Thường xuyên thăm khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Đây là cách tối ưu nhất giúp người bệnh có thể theo dõi tình trạng sức khỏe của mình thường xuyên và phát hiện loãng xương nếu có. Tốt nhất, bạn nên thăm khám định kỳ 3 - 6 tháng/lần.
Trên đây là những thông tin về loãng xương độ 3 mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng những thông tin này bổ ích đối với bạn và những người xung quanh. Nếu bạn đang gặp tình trạng loãng xương hoặc có câu hỏi thắc mắc về tình trạng loãng xương, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn.