Đau khớp chân là triệu chứng mà nhiều người thường hay mắc phải. Bất kỳ chấn thương hay bệnh lý xương khớp nào cũng có thể ảnh hưởng đến khớp và gây đau nhức. Bạn có đang gặp tình trạng này không? Theo dõi ngay bài viết dưới đây để hiểu về nó và cách điều trị như thế nào nhé.
1. Đau khớp chân là gì?
Khớp vùng cổ chân, bàn chân và ngón chân được tạo thành từ nhiều xương tiếp khớp với nhau và được bao quanh bởi một hệ thống các dây chằng và gân cơ.
Các khớp chân là các khớp tương đối linh hoạt, đóng vai trò quan trọng trong việc đi lại do đó các khớp này phải chịu một lực lớn từ trọng lượng cơ thể ở tư thế đứng.
Đau khớp chân bao gồm đau khớp cổ chân, đau khớp bàn chân và đau khớp ngón chân thường là hậu quả của sự thay đổi mô do bàn chân bị biến dạng cơ học hoặc nếu cảm giác này đeo bám nhiều ngày thì đó có thể là triệu chứng của một số bệnh lý về xương khớp.
Triệu chứng này không phải là tình trạng hiếm gặp, nó thường gặp nhất ở những người trung niên, cao tuổi nhưng hiện nay nó có thể gặp ở những người trẻ tuổi gây ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày.
2. Triệu chứng đau khớp chân
Các triệu chứng của đau khớp chân thường xuất hiện khi người bệnh đi lại. Bệnh thường tiến triển chậm, ban đầu khó nhận biết với những dấu hiệu khá mơ hồ. Những khi bệnh trở nên nặng hơn người bệnh có thể cảm thấy:
- Đau nhức: Cơn đau xuất hiện từ nhẹ tới nặng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Nó có thể xảy ra đột ngột hoặc âm ỉ rồi trở nên đau nhói.
- Sưng đỏ: Đau khớp chân có thể kèm theo triệu chứng sưng tấy khiến người bệnh bị cản trở ít nhiều.
- Cứng khớp: Triệu chứng này thường xuất hiện kèm theo đau khớp chân vào buổi sáng. Đôi khi co duỗi có thể nghe tiếng kêu lục khục tại các khớp ngón chân.
3. Nguyên nhân gây đau khớp chân và cách phòng ngừa
Đau khớp chân do nhiều nguyên nhân gây nên bao gồm nguyên nhân bệnh lý và nguyên nhân sinh lý. Nếu xác định được triệu chứng bệnh do bệnh lý, người bệnh cần thăm khám sớm để được điều trị kịp thời. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra đau khớp chân:
3.1. Nguyên nhân bệnh lý
Nếu đau khớp chân kéo dài thì triệu chứng này có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh lý về xương khớp dưới đây:
- Thoái hóa khớp: Bệnh này gây đau khớp ngón chân khi lớp sụn đệm bị hao mòn và các đốt xương cọ sát vào nhau.
- Bệnh gout: Tình trạng bệnh gây đau nhức kèm theo acid uric lắng đọng tại khớp gây nên các hạt tophi làm người bệnh khó chịu trong vận động.
- Viêm bao hoạt dịch: Khi bao hoạt dịch bị viêm, phần khớp chân cũng bị ảnh hưởng gây đau khớp chân kèm theo sưng tấy.
- Viêm khớp dạng thấp: Đau khớp chân là một trong những dấu hiệu thường gặp của viêm khớp dạng thấp.
- Viêm gân: Dây chằng tại chân bị viêm có thể gây ra chứng đau khớp chân, thỉnh thoảng xuất hiện cảm giác nóng rát tại khớp.
3.2. Nguyên nhân sinh lý
Ngoài những nguyên nhân bệnh lý, đau khớp chân cũng có thể gây ra bởi những lý do sau:
- Bong gân khớp cổ chân: Nó xảy ra khi người bệnh chơi thể thao, đi bộ hoặc chạy quá nhanh, té ngã. Những người dễ bong gân như người cao tuổi, vận động viên,...
- Thừa cân, béo phì: Do các khớp ở chân phải chịu lực rất lớn nên những người có cân nặng quá lớn gây áp lực lên các khớp này khiến chúng dễ bị tổn thương hơn các khớp khác của cơ thể.
- Tuổi tác: Khi tuổi càng cao thì xương khớp càng trở nên yếu hơn. Đây chính là nguyên nhân hay gặp gây nên bệnh lý xương khớp.
- Vận động quá nhiều: Điều này khiến các khớp cọ xát và làm việc nhiều, dẫn đến lớp sụn bị mòn và gây thoái hóa và gây đau khớp chân.
Do đó, để hạn chế những nguyên nhân gây ra đau khớp chân, bạn cần chú ý những vấn đề sau đây:
- Duy trì cân nặng hợp lý
- Lựa chọn giày dép phù hợp
- Sử dụng đồ bảo hộ khi lao động hoặc chơi thể thao
- Thiết lập chế độ ăn uống khoa học
4. Khám và chẩn đoán bệnh đau khớp chân
Nếu cơn đau chuyển biến xấu theo thời gian, người bệnh nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín sớm nhất có thể để cải thiện tình trạng bệnh. Thông thường đau khớp chân được đánh giá chủ yếu về lâm sàng.
Đau khớp chân thường được phân biệt với đau dây thần kinh hoặc u dây thần kinh của dây thần kinh gian cốt. Sưng, nóng, đỏ một khớp có thể chẩn đoán bệnh lý liên quan đến viêm khớp.
Nếu có các triệu chứng liên quan đến viêm khớp, người bệnh có thể được chỉ định tiến hành các xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm hình ảnh: Tiến hành chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp CT,... để xác định tổn thương khớp ngón chân cũng như mức độ tiến triển hiện tại của bệnh lý.
- Xét nghiệm máu: Nếu triệu chứng này có liên quan đến hệ miễn dịch hoặc bệnh gout, xét nghiệm này sẽ được chỉ định để phân tích hàm lượng thành phần trong máu để đưa ra kết luận thích hợp.
5. Điều trị bệnh đau khớp chân
Đau khớp chân cần được phát hiện sớm để được điều trị kịp thời tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày.
5.1. Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu vừa giúp giảm triệu chứng đau khớp vừa giúp cơ thể khỏe mạnh, cân đối và được chuyên gia khuyên nên áp dụng. Một số liệu pháp được chỉ định cho người đau khớp chân như sau:
- Massage trị liệu: Người bệnh xoa bóp nhẹ nhàng bắt đầu từ gan bàn chân rồi đến các ngón chân đang đau nhức, từ đó cải thiện cảm giác khó chịu và lưu thông máu cũng trở nên tốt hơn.
- Điện trị liệu, siêu âm trị liệu: Người bệnh nên tiến hành liệu pháp này tại các trung tâm vật lý trị liệu để giảm sưng viêm và cải thiện độ linh hoạt, dẻo dai cho xương khớp.
5.2. Thuốc tây
Trong những trường hợp đau đột ngột, người bệnh được chỉ định một số nhóm thuốc giúp cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng. Dưới đây là một số thuốc mà người bệnh đau khớp chân được chỉ định:
- Thuốc giảm đau như naproxen, paracetamol, ibuprofen,... được dùng trong trường hợp đau ở mức độ nhẹ đến trung bình.
- Thuốc steroid: Nếu các thuốc giảm đau liều nhẹ không phát huy tác dụng, người bệnh được chỉ định dùng steroid, bao gồm prednisolon, prednison,...
- Thuốc đặc hiệu cho từng bệnh lý, chẳng hạn người bệnh gout dùng các thuốc làm giảm tổng hợp acid uric như allopurinol, febuxostat,...
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng các thuốc dạng kem, gel, xịt trực tiếp lên da bị đau để giảm đau và sưng viêm.
5.3. Đông Y
Từ lâu, người Việt đã ưa chuộng thuốc Đông y để điều trị bệnh xương khớp bởi độ an toàn, lành tính và cho hiệu quả tích cực. Đối với triệu chứng đau khớp chân, người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc dưới đây:
Bài thuốc 1:
Bài thuốc này được dùng khi người bệnh đau khớp do bệnh gout, có tác dụng cải thiện các triệu chứng như nóng đỏ, sưng tấy,...
- Chuẩn bị: Cam thảo, tri mẫu, quế chi, thạch cao, bạch thược, hải đồng bì, ngân diệp, xích thược, phòng kỷ.
- Cách thực hiện: Sắc các dược liệu trên với nước và gạn lấy phần nước sắc dùng trong ngày.
Bài thuốc 2:
Bài thuốc được sử dụng trong trường hợp đau khớp ngón chân út hoặc đau khớp ngón chân lân cận có liên quan đến tích tụ độc trong cơ thể.
- Chuẩn bị: Huyền sâm, xích thược, hoàng kỳ, hồng hoa, một dược, đan sâm, hoàng bá, kim ngân hoa, đương quy, đào nhân và nhũ hương.
- Cách thực hiện: Sắc các dược liệu trên cùng với nước và dùng nước sắc trong ngày.
Bài thuốc 3:
Dùng trong các bệnh lý viêm khớp gây đau khớp ngon chân. Nó giúp khu trừ phong thấp, giảm đau nhức và lưu thông khí huyết.
- Chuẩn bị: Bạch thược, cam thảo, xuyên khung, nhục quế tâm, tần cửu, ngưu tất, tang ký sinh, can địa hoàng, đương quy, nhân sâm, phòng phong, độc hoạt, phục linh, tế tân, đỗ trọng.
- Cách thực hiện: Sắc các dược liệu trên với nước. Dùng mỗi ngày một thang để cải thiện triệu chứng đau khớp chân.
5.4. Thuốc nam
Bên cạnh những phương pháp điều trị đau khớp chân kể trên, người bệnh có thể tham khảo những cách điều trị tại nhà bằng các thảo dược như sau:
- Lá trầu không và muối trắng: Dùng 20 gam lá trầu không và pha thêm một chút muối trắng đun lấy nước. Sau đó, ngâm chân trong nước thuốc 15 đến 20 phút mỗi ngày. Bài thuốc ngâm chân trị đau khớp được nhiều người tin tưởng và sử dụng.
- Lá ngải cứu: Giã nhuyễn 30 gam lá ngải cứu trộn cùng nửa cốc giấm trắng. Sau đó, làm nóng hỗn hợp này và đắp lên vùng khớp bị sưng đau.
- Cây tầm ma: Cho 10 gam cây tầm ma vào một chiếc ấm sứ rồi thêm nước nóng và ủ trà trong khoảng 10 phút. Người bệnh sử dụng trà thay cho nước uống trong ngày.
5.5. Phẫu thuật
Nếu các phương pháp trên không mang lại hiệu quả điều trị cho người bệnh thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật khớp chân. Phẫu thuật khớp chân gồm 2 dạng: thay thế khớp cổ chân bán phần hoặc toàn phần sẽ phụ thuộc vào mức độ sụn bị tổn thương.
Bên cạnh việc thay thế khớp, người bệnh có thể đặt thêm các thiết bị hỗ trợ giúp ổn định không gian khớp và vận động của khớp trở nên linh hoạt hơn. Tuy nhiên bác sĩ phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tiến hành phẫu thuật để tránh những rủi ro cả trong và sau phẫu thuật.
6. Bệnh đau khớp chân có nguy hiểm không?
Đau khớp chân không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng nếu triệu chứng trở nên nặng có thể gây nhiều tác hại nghiêm trọng như:
- Đau nhức khó chịu: Khi sụn khớp bị thoái hóa, hai đầu xương dưới sụn lộ ra gây đau nhức dữ dội, đôi khi hình thành gai xương chèn ép dây thần kinh, gân, dây chằng và đau lan các bộ phận khác của cơ thể.
- Tàn phế chi dưới, teo cơ: Cơn đau nhức khiến người bệnh không muốn vận động, lâu dần dẫn đến teo cơ, thậm chí mất kiểm soát vận động.
- Các biến chứng khác: Biến dạng khớp khiến dáng đi trở nên bất thường và đôi khi các khớp này gây ảnh hưởng đến các mô xung quanh.
7. Hướng dẫn chăm sóc người bệnh đau khớp chân
Bên cạnh tuân thủ phác đồ điều trị, người bệnh cần kết hợp hài hòa cùng việc chăm sóc tại nhà để giúp cải thiện bệnh nhanh chóng, chẳng hạn như:
- Nghỉ ngơi điều độ để giảm đau các khớp chân.
- Tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng. Chú ý nên vận động trước khi thực hiện các động tác giãn cơ trước và sau khi tập luyện.
- Chế độ ăn uống nên chứa các thực phẩm cung cấp vitamin D, canxi, omega-3,... tốt cho sức khỏe xương khớp.
- Không nên hút thuốc lá vì các chất trong thuốc lá, đặc biệt nicotin làm giảm tác dụng của các thuốc điều trị.
Trên đây là những thông tin về đau khớp chân mà bạn có thể tham khảo. Đau khớp chân có thể là triệu chứng nhẹ thường gặp những nếu tình trạng này kéo dài bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám sớm nhất. Hoặc bạn có thể liên hệ theo hotline dưới đây để được chuyên gia tư vấn trực tiếp về tình trạng bệnh.