Các phương pháp chẩn đoán và điều trị gai cột sống mới nhất!

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Gai cột sống có thể ngăn chặn được sự phát triển của nó nếu bạn phát hiện và điều trị sớm. Thật vậy, những triệu chứng ban đầu nếu tinh ý có thể được nhận ra và sớm điều trị. Lựa chọn phương pháp điều trị gai cột sống cũng là điều nhiều người đang băn khoăn. Cách điều trị nào mới chữa khỏi và tránh được những tác dụng phụ không đáng có. Cùng bài viết giải đáp tất cả những thắc mắc này của người bệnh, cùng theo dõi nhé!

Mục lục [ Ẩn ]

1. Chẩn đoán gai cột sống như thế nào?

Với bất cứ bệnh nào thì chẩn đoán đúng cũng là bước khởi đầu để chiến thắng bệnh tât.

Chẩn đoán đúng bệnh không chỉ phụ thuộc vào bác sĩ điều trị, những triệu chứng sớm của bệnh là điều bạn có thể quan sát và cung cấp thông tin cho bác sĩ, giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác nhất căn bệnh bạn đang mắc.

Vậy thì những triệu chứng điển hình và sớm sẽ cần bạn theo dõi và ghi chép lại kỹ càng

1.1. Triệu chứng điển hình

Triệu chứng sớm nhất của gai cột sống có thể chưa phải là đau mà là dấu hiệu tê cứng cột sống vào buổi sáng. Hoặc đôi khi bạn có thể thấy cảm giác kiến bò ở một phần cột sống. Những triệu chứng sớm này nếu không để ý có thể bạn không nhân ra và để tuột mất cơ hội có thể điều trị sớm gai cột sống.

Đau cột sống âm ỉ, những cơn đau này sẽ được “cộng hưởng” thêm nếu bạn chạy, bê vác nặng, hay bất kỳ một vận động nhanh và mạnh nào.

Đau có thể xảy ra vào sáng sớm hoặc bất kỳ thời gian nào trong ngày. Đau rất có thể sẽ xảy ra vào ban đêm khiến giấc ngủ của bạn chẳng khi nào trọn vẹn.

Nếu bạn tinh ý hơn thì có thể nghe thấy cả nhwungx tiếng lục khục khi cử động cột sống.

Nếu bạn nằm trong trường hượp bị gai cột sống cổ thì có thể bạn sẽ đối mặt với triệu chứng thiếu máu não với những biểu hiện như thường xuyên đau đầu, chóng mặt.

Nguyên nhân sâu xa là do gai cột sống ảnh hưởng đến mạch dẫn máu lên não, khiến những mạch máu này bị chèn ép, hạn chế dẫn lưu máu lên não.

Đau âm ỉ - Triệu chứng điển hình của gai cột sống

Đau âm ỉ - Triệu chứng điển hình của gai cột sống

1.2. Xét nghiệm chẩn đoán

Để chẩn đoán gai cột sống bác sĩ sẽ chỉ định những xét nghiệm khác nhau, nhưng nhìn chung sẽ xoay quanh những xét nghiệm sau đây:

  • Các xét nghiệm điện học: Nhằm xác định tốc độ thần kinh gửi tín hiệu điện về não hay các cơ quan ngoại vi như tay, chân, … Từ đó có thể đánh giá mức độ tổn thương dây thần kinh cột sống.
  • Chụp X – quang: là hình ảnh chân thực giúp bác sĩ có thể nắm chính xác sự phát triển của gai xương và những tổn thương mà nó có thể gây ra cho những vùng lân cận.
    • Chụp thẳng, nghiêng cột sống phát hiện những bất thường tại cột sống, trong đó có gai cột sống.
    • Chụp chếch ¾ cột sống (chụp tia X chếch với bình diện thẳng của cột sống một góc 45 độ) nhằm phát hiện hẹp lỗ ghép trong trường hợp có dấu hiệu chèn ép rễ thần kinh hoặc chèn ép động mạch sống của cột sống cổ.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm này chỉ có ý nghĩa khi bạn đang trong đợt viêm cấp của gai cột sống. Bởi khi viêm những chỉ số như số lượng bạch cầu, tiểu cầu, tống độ máu lắng, … sẽ thay đổi.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Nhằm xác định tình trạng của đĩa sụn hay dây thần kinh cột sống. Nhờ xét nghiệm này thì những dấu hiệu tổn thương đĩa sụn hay sự chèn ép dây thần kinh cột sống sẽ bị “lộ diện”.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT scan): những hình ảnh chi tiết của chụp cắt lớp là công cụ hữu hiệu giúp bác sĩ có thể nhận ra những thay đổi trong cấu trúc của cột sống, mức độ tổn thương của dây thần kinh cột sống khi bị chèn ép.

Chụp cắt lớp giúp chẩn đoán gai cột sống chính xác

Chụp cắt lớp giúp chẩn đoán gai cột sống chính xác

1.3. Chẩn đoán phân biệt

Nếu bạn bị đau cột sống có biểu hiện của viêm đốt sống: sưng, nóng, đỏ, đau ngoài ra còn có sốt, thiếu máu, gầy sút cân, sưng hạch ngoại vi, … thì bác sĩ cần rất thận trọng để tránh nhẫm lẫn với những bệnh dưới đây:

  • Bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính
  • Viêm đốt sống đĩa đệm
  • Ung thư di căn xương

2. Các phương pháp chữa gai cột sống hiệu quả nhất

Gai cột sống là căn bệnh mang lại nhiều khó chịu cho người bệnh. Bất kỳ ai khi mắc phải đều có thắc mắc giống như bạn: Cách chữa gai cột sống như thế nào? Phải làm sao để biến chứng gai cột sống không xảy ra với tôi? Khám gai cột sống ở đâu? CÙng lần lượt giải đáp câu hỏi này qua phần dưới đây bạn nhé!

2.1. Sử dụng thuốc

Dù bạn điều trị theo phương pháp hiện đại hay cổ truyền thì THUỐC điều trị gai cột sống cũng là thứ không thể thiếu trong phác đồ điều trị của bạn.

Nếu vẫn còn chưa biết về những loại thuốc này thì đừng bỏ qua phần tiếp theo nhé:

Thuốc Tây y

Nếu như Y học cổ truyền phù hợp với việc điều trị các bệnh mãn tính, thì tác dụng nhanh và mạnh của những thuốc Tây y lại phù hợp với đợt cấp của gai cột sống. Những triệu chứng của gai cột sống sẽ được “đẩy lùi” khi bạn sử dụng những loại thuốc này:

  • Thuốc giảm đau: Nếu đau do gai cột sống khiến những sinh hoạt và công việc của bạn bị đảo lộn, thì thuốc giảm đau là điều bạn cần ngay lúc này. Đây là thuốc giảm triệu chứng, và hãy luôn nhớ tuân theo cách dùng là liều dùng do bác sĩ quy định. Một số thuốc giảm đau thường được sử dụng trong gai cột sống như: paracetamol, ibuprofen, tramadol, …
  • Thuốc chống viêm: Viêm là điều tất yếu xảy ra khi gai cột sống có thể gây tổn thương đến những cùng xung quanh. Thuốc chống viêm NSAID là thuốc được dùng nhiều nhất: Celecoxib, meloxicam, piroxicam, … Tuy nhiên tác dụng phụ của nhóm thuốc này là viêm loét dạ dày nên bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nhé!
  • Thuốc giảm đau hệ thần kinh: những chiếc “gai” cột sống có thể gây tổn thương cho dây thần kinh cột sống. Đó là nguyên nhân tại sao bạn phải dùng đến các thuốc Gabapentin, Pregabalin, …
  • Viatmin B12: giúp tăng dần truyền và phần nào giảm đau dây thần kinh.

Thuốc điều trị gai cột sống

Thuốc điều trị gai cột sống

Thuốc Đông y

Theo Đông y thì nguyên nhân sâu xa dẫn đến gia cột sống là do can thận hư. Chính vì vậy những bài thuốc chữa gai cột sống tập chung chủ yếu bồi bổ can thận khi can thận hoạt động bình thường thì xương khớp cũng được nuôi dưỡng và rắn chắc hơn.

Thuốc đông y trong điều trị gai cột sống

Thuốc đông y trong điều trị gai cột sống

Bài thuốc dân gian

Làm sao hết được gai cột sống khi bạn đã thất bại điều trị với Tây y và Đông y. Trong giới gai cột sống mãn tính “lưu truyền” rất nhiều bài thuốc dân gian từ cây thuốc trong vườn nhà. Tuy nhiên tác dụng của những bài thuốc này còn tùy thuộc rất nhiều vào cơ địa và tình trạng bệnh của bạn.

2.2. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị hiệu quả gai cột sống và được nhiều người lựa chọn kết hợp với điều trị bằng Tây y, Đông y.

Những lợi ích của vật lý trị liệu sau đây sẽ làm bạn vui mừng vì tìm ra một phương pháp điều trị hiệu quả:

  • Giúp các cử động của khớp cột sống, đặc biệt là vùng lưng và cổ hoạt động bình thường và linh hoạt trở lại.
  • Tăng cường lưu thông máu, đặc biệt là vùng vai gáy và cổ.
  • Hạn chế tê bì và co cứng khớp vào buổi sáng.
  • Giảm đau nhanh chóng, ngăn ngừa cơn đau tái phát.
  • Không phẫu thuật, không can thiệp ngoại khoa, không để lại biến chứng
  • Không cần dùng thuốc, không tác dụng phụ.

Vật lý trị liệu được kết hợp trong quá trình điều trị gai cột sống

Vật lý trị liệu được kết hợp trong quá trình điều trị gai cột sống

2.3. Phẫu thuật

Phẫu thuật gai cột sống thường là phương pháp được chỉ định cuối cùng cho bệnh nhân. Đây là phương pháp điều trị ngoại khoa phức tạp, tốn kém và ẩn chứa nhiều tai biến nguy hiểm.

Hơn nữa sau khi phẫu thuật gai cột sống thì những chiếc “gai” vẫn có khả năng “hồi sinh” trở lại. Chính vì vậy, khi đi đến quyết định phẫu thuật gai cột sống bạn cân tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa xương khớp nhé!

Phẫu thuật có điều trị triệu để gai cột sống?

Phẫu thuật có điều trị triệu để gai cột sống?

Những phương pháp điều trị gai cột sống trên đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng.  Gai cột sống có thể điều trị được nếu bạn kết hợp hài hòa những phương pháp điều trị. Hy vọng bài viết “Các phương pháp chẩn đoán và điều trị gai cột sống mới nhất!” sẽ mang đến nhiều thông tin bổ ích về cách chữa gai cột sống, chúc bạn sớm khỏi bệnh!

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH