Để giúp các bác sĩ, nhân viên y tế có thể chẩn đoán chính xác đâu là người bệnh mắc viêm khớp dạng thấp thì các tổ chức quốc tế đã công bố các tiêu chuẩn chuẩn đoán viêm khớp dạng thấp. Vậy các tiêu chuẩn đó là gì? Cách chuẩn đoán bệnh nhân viêm khớp dạng thấp như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.
1. Tiêu chuẩn của Hiệp hội Thấp khớp học Hoa Kỳ (ACR) năm 1987
Tuy là một trong những tiêu chuẩn ra đời đã lâu nhưng tiêu chuẩn ACR hiện vẫn được áp dụng rộng rãi trên khắp thế giới và Việt Nam.
Người được chuẩn đoán là mắc bệnh viêm khớp dạng thấp khi có đồng thời trên 4/7 tiêu chuẩn và các tiêu chuẩn này kéo dài ít nhất là 6 tuần.
Cụ thể, các tiêu chuẩn chuẩn đoán theo Hiệp hội Thấp khớp học ACR Hoa Kỳ năm 1987 như sau:
Cứng khớp vào buổi sáng kéo dài trên 1 giờ:
Tình trạng này thường xảy ra bên trong hoặc xung quanh khớp ít nhất trong khoảng 1 giờ, có thể cứng ở nhiều khớp nhưng thông thường ở ngón tay hoặc ngón chân. Biểu hiện này làm giảm sự vận động, sinh hoạt của người bệnh rất nhiều.
Viêm tối thiểu 3 nhóm khớp:
Có ít nhất 3 khu vực khớp đồng thời bị viêm sưng (không phải là sự phát triển quá mức của xương đơn thuần). 3 khu vực bị sưng này kéo dài trên 1 tuần cũng là một trong những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh.
Có 14 vị trí có thể thường xuất hiện tình trạng viêm đó là ở các đốt ngón tay, đốt ngón chân, cổ tay, khuỷu tay, đầu gối, mắt cá chân.
Viêm các khớp ở bàn tay:
Có ít nhất 1 khớp ở bàn tay của bệnh nhân bị viêm, đó có thể khớp ở cổ tay, khớp giữa các đốt ngón tay, khớp nối xương bàn tay với các xương ngón tay (khớp cầu lồi)
Viêm khớp đối xứng:
Viêm khớp xảy ra tại cùng 1 vị trí ở 2 bên cơ thể (bên trái hoặc bên phải), chẳng hạn như viêm khớp cổ tay bên phải với viêm khớp cổ tay bên trái, viêm khớp đốt ngón tay bên phải với viêm khớp đốt ngón tay bên trái.
Hạt dưới da:
Người mắc bệnh có thể xuất hiện các hạt nổi trên bề mặt da, không cảm thấy đau. Các hạt này thường nhỏ, đường kính khoảng 10 – 20 cm, thường xuất hiện tại các vị trí ở gần:
- Khuỷu tay.
- Khớp gối.
- Quanh khớp cổ tay.
Yếu tố dạng thấp trong huyết thanh (+):
Nồng độ bất thường của yếu tố thấp khớp khớp huyết thanh RF (Rheumatoid Factor) là một trong những tiêu chuẩn để xác định một người có mắc bệnh viêm khớp dạng thấp hay không.
Ở người bình thường thì nồng độ này ≤ 5%, với bệnh nhân viêm khớp dạng thấp thì nồng độ này là 75%.
Dấu hiệu trên hình ảnh X - quang điển hình của Viêm khớp dạng thấp:
Với những bệnh nhân viêm khớp dạng thấp ở mức độ nhẹ thì trên hình ảnh X – quang không có nhiều sự khác biệt so với bình thường.
Khi bệnh tiến triển nặng lên thì những hình ảnh biến dạng ở khớp sẽ nhìn thấy rõ trên X – Quang.
2. Tiêu chuẩn chẩn đoán của Hiệp hội chống Thấp khớp châu Âu
Thêm một tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp khác đã được Hiệp hội chống Thấp khớp Châu Âu kết hợp với trường Đại học Xương khớp Hoa Kỳ công bố vào năm 2010 đó chính là ACR/EULAR (American College of Rheumatology/European League Against Rheumatism).
Theo đó, tiêu chuẩn này sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp dựa trên các kết quả cận lâm sàng, rút ngắn thời gian phát hiện bệnh xuống dưới 6 tuần. Nhờ đó, tạo điều kiện cho việc điều trị được diễn ra một cách dễ dàng hơn.
Tiêu chuẩn này thường được áp dụng cho các đối tượng như sau:
- Có ít nhất 1 khớp được xác định viêm màng hoạt dịch trên lâm sàng.
- Viêm màng hoạt dịch không do các bệnh lý khác.
Tin liên quan
Cụ thể là các tiêu chí chấm điểm sẽ tính theo thang điểm 10 như sau:
Biểu hiện tại khớp (các khớp bị viêm)
- 1 khớp lớn: 0 điểm
- 1 – 10 khớp lớn: 1 điểm
- 1 – 3 khớp nhỏ: 2 điểm
- 4 – 10 khớp nhỏ: 3 điểm
- 10 khớp (ít nhất phải có 1 khớp nhỏ): 5 điểm
Xét nghiệm huyết thanh (ít nhất phải làm 1 xét nghiệm)
- RF (-) và Anti – CCP (-): 0 điểm
- RF (+) thấp hoặc Anti – CCP (+) thấp: 2 điểm
- RF (+) cao hoặc Anti – CCP (+) cao: 3 điểm
Chỉ số viêm giai đoạn cấp (ít nhất phải làm 1 xét nghiệm)
- CRP bình thường và tốc độ lắng máu bình thường: 0 điểm.
- CRP tăng và tốc độ lắng máu tăng: 1 điểm.
Thời gian hiện diện các triệu chứng
- < 6 tuần: 0 điểm.
- ≥ 6 tuần: 1 điểm.
>>> Chuẩn đoán xác định: 6/10 điểm
Chú ý:
- (+) thấp: 1 – 3 lần bình thường, (+) cao: > 3 lần bình thường.
- Xét nghiệm CRP là xét nghiệm giúp định lượng Protein phản ứng C trong máu (C – reactive protein), nhờ đó giúp phản ứng mức độ viêm và đánh giá mức độ đáp ứng điều trị với người đang mắc các bệnh liên quan tới nhiễm trùng
- Xét nghiệm RF là xét nghiệm mang tính định tính hoặc định lượng các yếu tố dạng thấp có trong máu, giúp chuẩn đoán mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm khớp dạng thấp.
3. Tiêu chuẩn dự đoán khác dựa trên lâm sàng
Bên cạnh những bộ tiêu chuẩn chuẩn đoán viêm khớp dạng thấp như đã nêu trên thì các nhà khoa học quốc tế còn phát triển và xây dựng các quy tắc chuẩn đoán cho căn bệnh này.
Mục đích của nguyên tắc này là giúp xác định bệnh nhân bị viêm khớp có khả năng phát triển thành viêm khớp dạng thấp hay không và hướng điều trị như thế nào.
Cụ thể các tiêu chuẩn chuẩn đoán này bao gồm:
3.1. Tiền sử gia đình hoặc cá nhân
Tiền sử gia đình hoặc bệnh sử cá nhân là một trong những yếu tố quan trọng giúp chuẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguy cơ trung bình của một người nào đó trong dân số có nguy cơ phát triển mắc căn bệnh này là khoảng 1%.
Tuy nhiên, nếu có tiền sử gia đình thì nguy cơ mà một thành viên trong gia đình có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cũng tăng lên.
Do vậy, khi chuẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp thì bác sỹ nên hỏi những vấn đề sau:
- Các thành viên trong gia đình bệnh nhân đã có ai từng mắc bệnh viêm khớp dạng thấp chưa?
- Trong quá khứ hoặc hiện tại thì bệnh nhân có gặp phải rối loạn tự miễn dịch không?
- Thành viên trong gia đình bệnh nhân có đang bị rối loạn tự miễn dịch không?
Tiền sử gia đình sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán viêm khớp dạng thấp
3.2. Một số xét nghiệm chẩn đoán viêm khớp dạng thấp khác
Có một số xét nghiệm máu tổng thể hoặc cụ thể sẽ giúp các bác sĩ chuẩn đoán được bệnh viêm khớp dạng thấp. Các xét nghiệm này thường tập trung vào việc xác định một nhóm kháng thể cụ thể - một chất chỉ điểm cho các triệu chứng của bệnh.
Các xét nghiệm này có thể bao gồm:
- Yếu tố dạng thấp (RF).
- Anti-Cyclic Citrullinated Peptide (CCP)
- Erythrocyte Sedimentation Rate (ESR) and C-Reactive Protein (CRP).
Ngoài ra, chúng ta còn cần chuẩn đoán viêm khớp dạng thấp phân biệt với các bệnh hoặc hội chứng khác như:
- Lupus ban đỏ hệ thống
- Thoái hóa khớp
- Viêm khớp gút mạn tính
- Viêm cột sống dính khớp
- Viêm khớp vảy nến
- Thấp khớp cấp
- Xơ cứng bì
Mong rằng qua những thông tin mà bài viết đã chia sẻ đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về các tiêu chuẩn chuẩn đoán viêm khớp dạng thấp. Nếu bạn còn băn khoăn về bệnh lý này, hãy liên hệ hotline dưới đây để được tư vấn nhanh nhất.