Cây tía tô: Tác dụng, Cách dùng và Bài thuốc chữa bệnh

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Từ lâu, cây tía tô được sử dụng nhiều trong cuộc sống hiện nay như làm gia vị, làm thuốc,... Vậy, tác dụng của cây tía tô là gì? Cách dùng và bài thuốc sử dụng như thế nào? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Mục lục [ Ẩn ]
Hình ảnh cây tía tô
Hình ảnh cây tía tô 

1. Cách nhận biết cây tía tô

Cây tía tô có tên khoa học là Perilla frutescens L. Britt., Lamiaceae. Theo dân gian, cây tía tô có tên gọi khác là tử tô, tô ngạch, tô diệp.

1.1. Đặc điểm cây tía tô

Cây tía tô là cây thân thảo, có chiều cao từ 0,5 - 1m, thân thẳng và quanh thân có lông. Lá tía tô mọc đối, hình trứng, mép lá có răng cưa màu tím hoặc xanh. 

Hoa tía tô mọc thành cụm xim co ở đầu cành, màu trắng hay tím, mọc đối. Quả tía tô bé và hình cầu. Toàn cây có tinh dầu thơm.

1.2. Phân bố

Cây tía tô được trồng phổ biến từ Ấn Độ sang Đông Á. Tại Việt Nam, loại cây này được trồng phổ biến khắp nơi trên cả nước để làm rau gia vị và làm thuốc.

1.3. Bộ phận dùng, thu hái, sơ chế và bảo quản

Lá tía tô thường được sử dụng làm thuốc
Lá tía tô thường được sử dụng làm thuốc 

Bộ phận dùng: Tùy theo mục đích sử dụng mà thu hái phần lá, cành hoặc hạt. 

Thu hái: Một cấy chỉ nên hái từ 2 - 3 lần, sau đó giữ nguyên cây để có thể thu hoạch được quả. Sau khi thua hái quả thì cây được chặt và thu lấy cành để làm thuốc (gọi là tô ngạnh).

Sơ chế: Hạt và cành, lá tía tô sau khi thu hái được đem sấy khô hoặc phơi trong mát, tránh phơi sấy ở nhiệt độ quá cao.

Bảo quản: Lá tía tô sau khi phơi khô được bảo quản ở noi khô ráo, thoáng mát.

1.4. Thành phần hóa học

Theo các nghiên cứu khoa học cho thấy cây tía tô có chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe. 

Cây tía tô có chứa 0,5% tinh dầu. Ngoài ra, còn có C5H5N5 là hợp chất chứa Adenin và Acginin. Thành phần tinh dầu chứa perillaldehyde (C10H14O) chiếm 55%, dihydrocumin (C10H14), limone chiếm khoảng 20 - 30% và anpha-pinen có mùi thơm đặc trưng.

Hạt chứa 45 - 50% chất dầu lỏng và có mùi giống dầu lanh. Dầu tía tô được sản xuất tại Nhật Bản dùng để quét lên ô dù tránh thấm nước hoặc dùng cho các loại chống thấm.

2. Cây tía tô có tác dụng gì?

Tác dụng của loại cây này được Đông y và Y học cổ truyền chứng minh như sau:

Tác dụng của tía tô trong đông y:

  • Lá tía tô có tác dụng làm toát mồ hôi, trừ hàn; điều hòa chức năng dạ dày; chữa cảm hàn với ho và nôn; hỗ trợ điều trị nôn do thai nghén và hỗ trợ điều trị tiêu chảy, ngộ độc cua cá.
  • Thân tía tô giúp điều hòa lưu thông khí, làm giảm rối loạn chức năng dạ dày và phòng ngừa sẩy thai.
  • Quả tía tô giúp giảm khó thở và giảm ho, trừ đờm.
Sử dụng lá tía tô giúp cải thiện nhiều bệnh lý
Sử dụng lá tía tô giúp cải thiện nhiều bệnh lý

Tác dụng của tía tô trong Y học hiện đại:

Theo nghiên cứu hiện đại, các tác dụng của của cây tía tô bao gồm:

Tác dụng chống hen phế quản

Tác dụng này là do luteolin có tác dụng giãn cơ trơn phế quản. Một nghiên cứu lâm sàng được thực hiện trên người bệnh hen phế quản cho thấy dầu hạt làm tăng cường chức năng hô hấp.

Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Dịch chiết từ hạt nảy mầm của cây tía tô đã được chứng minh là có tác dụng chống tiểu đường trên mô hình chuột bị tiểu đường tuýp 2 thông qua cơ chế làm giảm lượng đường huyết bất kỳ; giảm nồng độ triglyceride, nồng độ nhạy cảm với insulin; kích hoạt protein kinase hoạt hóa AMP và thông qua đó ức chế tân tạo đường ở gan.

Ngoài ra, cây tía tô có chứa acid chlorogenic và acid rosmarinic làm ức chế enzyme aldose reductase, từ đó làm giảm nguy cơ xảy ra biến chứng tiểu đường.

Chống trầm cảm

Một số hoạt chất như apigenin, acid rosmarinic và acid caffeic có tác dụng chống trầm cảm trên mô hình chuột với thí nghiệm bơi cưỡng bức.

Khả năng ức chế khối u

Các acid béo được chứng minh là có tác dụng ức chế azoxymethane, chất gây ra tổn thương tiền ung thư đại tràng được thực hiện trên mô hình chuột.

Tác dụng kháng khuẩn

Dịch chiết ethyl acetate trong hạt, người ta phân lập được luteo và quercetin có tính kháng các vi khuẩn gây bệnh đường miệng và porphyromonas gingivalis. 

Một nghiên cứu được thực hiện năm 2016 cho thấy perillaldehyde, hoạt chất chính trong tinh dầu có tác dụng ức chế các loại vi khuẩn như Staphylococcus aureus, Escherichia coli, Salmonella typhimurium, Vibrio parahaemolyticus và nấm Trichophyton mentagrophytes.

Tác dụng kháng viêm

Cây tía tô chiết xuất ra được hợp chất isoflavone A, hợp chất có tác dụng ức chế sự sản xuất NO trên tế bào gan chuột và được kích thích bởi interleukin-1β, từ đó làm giảm đáp ứng viêm và tổn thương tế bào gan.

3. Cách dùng và liều dùng cây tía tô

Cây tía tô được sử dụng làm gia vị trong một số món ăn như ốc chuối đậu, trứng cuộn, lá tía tô hoặc dùng làm thuốc. Ngoài ra, cây tía tô được sử dụng để xông giúp làm đẹp da, giải cảm,...

4. Bài thuốc chữa bệnh từ cây tía tô

Dưới đây là một số bài thuốc sử dụng cây tía tô mà bạn có thể tham khảo:

4.1. Cây tía tô chữa bệnh gout

Chữa bệnh gout bằng lá tía tô
Chữa bệnh gout bằng lá tía tô

Trong lá tía tô có chứa một số thành phần có thể ức chế được các acid uric, do đó làm giảm triệu chứng của bệnh gout rất tốt. 

Người bệnh gout có thể ăn trực tiếp lá tía tô sống trong các bữa ăn hàng ngày hoặc uống nước lá tía tô để cải thiện tình trạng bệnh.

4.2. Cây tía tô chữa cảm mạo

Cách chữa cảm mạo bằng cây tía tô như sau:

  • Cách 1: Nấu cháo trắng gạo tẻ, thái chỉ lá tía tô vào trộn đều khi cháo còn nóng giúp mồ hôi tiết ra nhiều hơn và nhanh khỏi bệnh.
  • Cách 2: Xông hoặc ngâm chân bằng cách nấu lá, cành tía tô với các thảo dược khác để xông hơi.
  • Cách 3: Uống nước lá tía tô bằng cách nấu 15 - 20 gam lá tía tô giã nát với nước và uống phần nước. Sau khi uống nằm đắp kín chăn. Bài thuốc này thường áp dụng cho người già và trẻ nhỏ.

4.3. Chữa ho đờm, dịu ho

Cách chữa ho đờm, dịu ho được thực hiện như sau:

Cách 1: Trị các bệnh ngoại cảm phong hàn, ho có đờm

  • Bước 1: Chuẩn bị 8 gam tô diệp, 8 gam sinh khương, 12 gam hạnh nhân, 12 gam pháp bán hạ.
  • Bước 2: Sắc các nguyên liệu trên với nước và gạn lấy phần nước sắc để uống.

Cách 2: Chữa ho, trừ đờm

  • Bước 1: Chuẩn bị 10 gam tía tô và 10 gam bạch giới tử.
  • Bước 2: Tác các nguyên liệu trên thành bột.
  • Bước 3: Sắc nước lá táo chua và dây tơ hồng rồi gạn lấy phần nước sắc.
  • Bước 4: Uống bột tía tô cùng với nước sắc trên.

Cách 3: Trị ho có đờm, tức ngực khí ngược

  • Bước 1: Chuẩn bị 10 gam tía tô, 10 gam bạch giới tử, 10 gam lai phục tử.
  • Bước 2: Sao vàng các dược liệu, tán nhỏ rồi cho vào túi.
  • Bước 3: Sắc các bột dược liệu trên với nước đến khi còn 200ml thì lấy phần nước sắc uống. Chia phần nước sắc thành 3 phần và uống trong ngày.

4.4. Cây tía tô có tác dụng hành khí, an thai

Nước lá tía tô có tác dụng hành khí, an thai
Nước lá tía tô có tác dụng hành khí, an thai

Chữa phụ nữ có thai hồi hộp, không yên

  • Bước 1: Chuẩn bị 4 gam lá tía tô và 2,5 gam hoàng liên.
  • Bước 2: Hãm các dược liệu trên với nước để uống.

Dùng cho phụ nữ có thai đầy tức bụng, nôn ói, đau đầu, chóng mặt, đắng miệng, nhạt miệng, khát nước, đe dọa sảy thai.

  • Bước 1: Chuẩn bị 15 gam tía tô, 10 gam ô mai, 10 gam gừng tươi, 10 gam trúc nhự và 60 gam gạo tẻ.
  • Bước 2: Đem các dược liệu trên nấu với nước và gạo nấu thành cháo.
  • Bước 3: Khi cháo chín thì cho nước thuốc vào khuấy đều.

Phụ nữ mang thai nên dùng một đợt khoảng 5 - 7 ngày.

4.5. Giải độc thực phẩm

Trường hợp ngộ độc do ăn cua luộc, nem cua, canh cua

  • Bước 1: Chuẩn bị 15 gam lá tía tô tươi hoặc khô.
  • Bước 2: Hãm phần lá với nước và gạn lấy phần nước uống.

Trường hợp dị ứng, mẩn ngứa, mề đay

  • Bước 1: Chuẩn bị 10 gam lá tía tô, 8 gam sinh khương, 4 gam cam thảo.
  • Bước 2: Sắc các dược liệu trên với ba bát nước cho đến khi cạn khoảng 1 bát nước (khoảng 200ml) thì hạn lấy phần nước uống.

5. Một số lưu ý khi sử dụng cây tía tô

Khi sử dụng cây tía tô, bạn cần lưu ý không nên dùng loại cây này cho người bị biểu hư, tự ra mồ hôi.

Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước sử dụng dược liệu.

Trên đây là một số thông tin về cây tía tô được sử dụng nhiều trong cuộc sống hiện nay. Hy vọng những thông tin trên hữu ích đối với bạn, đặc biệt người bệnh gout. Nếu bạn đang gặp tình trạng bệnh gout, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được hỗ trợ nhanh nhất.

0961 666 383

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Gửi thắc mắc đến chuyên gia tư vấn miễn phí

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH