Thừa cân béo phì là tình trạng ngày càng phổ biến ở nước ta và nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là ở trẻ nhỏ. Vậy làm thế nào để phát hiện sớm bệnh thừa cân béo phì và tác hại của thừa cân béo phì với sức khỏe như thế nào?
1. Thừa cân béo phì là gì?
Thừa cân là tình trạng tăng cân quá nhiều so với chiều cao cơ thể, nguyên nhân do thừa chất béo hoặc do nhiều cơ bắp hoặc nước trong cơ thể.
Béo phì là tình trạng mỡ thừa bị tích lũy quá mức tại một vùng hoặc toàn bộ cơ thể, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Béo phì không chỉ làm ảnh hưởng xấu đến vóc dáng mà còn tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh tật như: tim mạch, tiểu đường, tăng huyết áp, xương khớp, bệnh Gout…
Khi đánh giá tình trạng béo phì, chúng ta không chỉ quan tâm đến cân nặng mà còn phải chú ý đến tỷ lệ mỡ của cơ thể.
Cách phân biệt thừa cân béo phì: Dựa vào khái niệm có thể thấy thừa cân và béo phì là 2 khái niệm khác nhau, tuy nhiên chúng đều có ý nghĩa lượng mỡ trong cơ thể nhiều hơn mức cho phép. Khái niệm “béo phì” dùng để chỉ mức độ mỡ dư thừa nhiều hơn, gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe nên được phân loại cao hơn “thừa cân”.
2. Dấu hiệu thừa cân béo phì
Để xác định tình trạng thừa cân hoặc béo phì không chỉ đơn giản nhìn vào ngoại hình mà có thể đánh giá được.
Trong y học có nhiều phương pháp giúp xác định mức độ thừa cân béo phì như: đo lớp mỡ dưới da, đo tỷ trọng cơ thể, sử dụng chất phóng xạ hoặc một loại cân đặc biệt để tính tỷ lệ mỡ trong cơ thể…
Trong đó phương pháp xác định chỉ số khối cơ thể (BMI) là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất. Vì đây là cách nhanh chóng và đơn giản, giúp xác định nhanh chóng tình trạng thừa cân béo phì.
Công thức tính chỉ số khối cơ thể như sau:
Sau khi tính được chỉ số BMI, bạn cần đối chiếu vào bảng trên để biết tình trạng cơ thể mình và mức độ phù hợp của cân nặng so với chiều cao.
Chỉ số BMI lý tưởng của người Việt Nam là từ 18.5–22.9, nếu chỉ số này lớn hơn 23 nghĩa là bạn đang bị thừa cân và lớn hơn 25 khi bạn béo phì.
Tuy nhiên, phương pháp này không phải lúc nào cũng đúng. Do cân nặng của chúng ta bao gồm cả cơ và mỡ, nên một số trường hợp có chỉ số BMI cao nhưng tỷ lệ mỡ thấp (vận động viên, người tập thể hình…)
Ngược lại, nhiều người có chỉ số BMI thấp nhưng lượng mỡ lại cao, chủ yếu tập trung ở các vùng bụng, đùi, mông…
Vì thế, cách xác định tình trạng thừa cân béo phì chính xác nhất là xác định tỷ lệ mỡ thừa trong cơ thể. Một người có thể coi là béo phì khi lượng mỡ vượt quá 30% trọng lượng cơ thể đối với nữ và trên 25% đối với nam.
Ngoài ra, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) có thể chẩn đoán béo phì bằng cách đo vòng eo, tỷ lệ số đo vòng eo/mông > 0.9 (nam) hoặc >0.85 (nữ) được xem là có nguy cơ béo phì
3. Nguyên nhân gây thừa cân béo phì
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh thừa cân béo phì:
3.1. Do chế độ dinh dưỡng mất cân bằng
Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng thừa cân béo phì. Khi chất dinh dưỡng được cung cấp quá nhiều trong thời gian dài mà năng lượng tiêu hao lại quá ít (lười vận động). Năng lượng dư thừa sẽ tích lũy và dự trữ dưới dạng mỡ thừa dưới da, quá trình này diễn ra lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì.
3.2. Thừa cân béo phì do nguyên nhân khách quan
- Do yếu tố di truyền: Theo nghiên cứu, trong số trẻ em mắc bệnh béo phì, có đến 80% trong số đó có bố hoặc mẹ bị béo phì. Những người thừa cân béo phì do yếu tố di truyền thường có tốc độ trao đổi chất chậm chạp.
- Thừa cân béo phì do bệnh lý suy giáp: Khi tuyến giáp bị suy yếu, sẽ dẫn đến không sản xuất đủ hormone cần thiết cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Điều này dẫn đến hoạt động trao đổi chất bị gián đoạn, chất béo không được tiêu thụ, lâu dần gây tăng cân và béo phì.
3.3. Thiếu ngủ gây thừa cân béo phì
Thiếu ngủ là nguyên nhân gây thừa cân, béo phì, do khi bạn ngủ không đủ giấc lượng hormone ghrelin trong cơ thể tăng, gây cảm giác đói và thèm đồ ngọt. Lâu dần dẫn đến sự thèm ăn mất kiểm soát.
4. Đối tượng có nguy cơ bị thừa cân béo phì
Nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị thừa cân và béo phì bao gồm:
- Những người có thói quen ăn uống không lành mạnh: các loại thức ăn nhanh, ăn nhiều đồ ăn chiên rán, uống nhiều nước ngọt, ăn ít rau xanh…
- Người ở độ tuổi trung niên sau 40 tuổi, phụ nữ sau khi sinh con, người trong gia đình có người bị béo phì…
- Người ít vận động, lười tập luyện thể dục, thể thao: nhân viên văn phòng
5. Tác hại của thừa cân béo phì
Thừa cân, béo phì không chỉ gây ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn tác động xấu đến sức khỏe người bệnh.
5.1. Tác động đến ngoại hình
Thừa cân béo phì khiến ngoại hình kém hấp dẫn, khiến người bệnh trở lên mặc cảm, tự ti đặc biệt khi đó là phụ nữ
5.2. Tác động đến tâm lý
Vì những thay đổi về vóc dáng khiến người bệnh có thể trở nên:
- Mất tự tin trong giao tiếp
- Ngại xuất hiện trước đám đông
- Tự ti, mặc cảm trong cuộc sống
- Giảm hiệu quả công việc, cảm thấy cuộc sống không hạnh phúc.
5.3. Bệnh lý về tim mạch
Đây là hậu quả nguy hiểm, nhưng thường gặp ở những người thừa cân béo phì. Khi cơ thể bạn có tình trạng thừa cân hoặc béo phì đồng nghĩa với lượng mỡ trong cơ thể tăng lên, trong đó chủ yếu là chất béo trung tính và cholesterol loại LDL (cholesterol xấu) - nguyên nhân gây ra xơ vữa động mạch, khiến mạch máu bị thu hẹp, dẫn đến tăng huyết áp và các bệnh lý tim mạch như đau tim, nhồi máu cơ tim. đột quỵ
5.4. Bệnh lý về hô hấp
Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ gây ngưng thở trong khi ngủ. Do lượng mỡ tích lũy quá nhiều quanh cổ, làm thu hẹp đường thở, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngáy to khi ngủ ở người béo phì.
Ngoài ra, chất béo tích tụ ở cổ và toàn thân có thể là nguyên nhân gây viêm. Viêm ở cổ cũng là một yếu tố gây ngưng thở khi ngủ.
5.5. Bệnh lý tiểu đường
Khi lượng chất béo trong cơ thể quá nhiều sẽ gây gián đoạn lên quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể. Điều này khiến người béo phì không chỉ dư thừa mỡ mà còn tăng nguy cơ dư thừa lượng đường trong máu. Do đó tiểu đường có thể là hậu quả của thừa cân béo phì.
5.6. Bệnh lý của hệ tiêu hóa
Lượng mỡ tăng cao khi mắc bệnh béo phì khiến chúng bám vào quai ruột gây ra tình trạng táo bón và dễ bị bệnh trĩ. Ngoài ra điều này còn ảnh hưởng đến sự hấp thu các chất dinh dưỡng khác.
5.7. Bệnh lý xương khớp
Người bị thừa cân, béo phì có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp, loãng xương, đau nhức xương khớp. Nguyên nhân là do áp lực quá lớn của cơ thể lên hệ xương khớp. Trong đó khớp gối và cột sống là những khớp bị tổn thương sớm và nghiêm trọng nhất.
Bên cạnh đó người bị bệnh béo phì có nguy cơ cao bị bệnh Gout.
5.8. Thừa cân béo phì là nguyên nhân gây bệnh gout
Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, có mối liên quan giữa cân nặng và nồng độ axit uric trong máu.
Béo phì làm tăng tổng hợp và giảm đào thải axit uric, vì thế nên nồng độ axit uric trong máu ngày càng tăng cao, lâu ngày dẫn đến bệnh gout.
Bên cạnh đó, người thừa cân béo phì thường ăn nhiều thực phẩm nhiều đạm, giàu purin và chất béo, đây cũng là nguyên nhân gây ra bệnh gout.
6. Phương pháp điều trị thừa cân béo phì
Tăng cân quá mức gây béo phì ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tâm lý người bệnh, vì thế cần có biện pháp khắc phục tình trạng này.
6.1. Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Đây là phương pháp đầu tiên và quan trọng nhất mà người thừa cân béo phì nên nghĩ tới và áp dụng. Bạn nên giảm từ từ khẩu phần ăn hàng ngày, thay thế các loại thức ăn dầu mỡ bằng rau xanh, hoa quả. Đây là chế độ ăn kiêng lâu dài, an toàn cho sức khỏe.
Bạn không nên giảm cân quá đột ngột, điều này sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe và còn phản tác dụng. Bạn chỉ nên giảm từ 0,5-1kg/tuần. Để giảm cân, bạn chỉ cần đảm bảo nguyên tắc năng lượng nạp vào cơ thể thấp hơn năng lượng tiêu hao do vận động.
6.2. Tăng cường vận động thể dục, thể thao
Bên cạnh chế độ ăn kiêng, thì chế độ luyện tập cũng góp phần quan trọng trong việc điều chỉnh cân nặng của bạn. Tùy vào mức độ béo phì mà bạn có thể lựa chọn các bài tập thể dục hoặc chơi các môn thể thao khác nhau.
Các môn thể thao đơn giản mà bạn có thể áp dụng bao gồm: chạy bộ, đạp xe, bơi lội, gym… Mỗi ngày bạn nên dành ít nhất 30 phút đến 1 tiếng để vận động, tập luyện.
Đối với những người béo phì mức độ nặng có thể bắt đầu bằng các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga… sau đó sẽ tăng dần cường độ tập luyện.
6.3. Chữa thừa cân béo phì bằng thuốc
Sau khi thực hiện thay đổi chế độ ăn uống và tập luyện khoảng 2-3 tháng mà không có sự giảm cân nặng rõ rệt, thì bạn nên cân nhắc đến gặp bác sĩ để sử dụng thuốc giảm cân.
Hiện nay, các thuốc được sử dụng trong điều trị béo phì được chia làm 3 nhóm:
- Nhóm can thiệp vào hệ thần kinh trung ương: Tác dụng chủ yếu của nhóm này là làm chán ăn.
- Nhóm tác dụng vào hệ tiêu hóa: Có vai trò giảm sự hấp thu thức ăn
- Nhóm can thiệp vào cơ quan ngoại vi: Tác dụng tăng cường tiêu hao năng lượng
Hầu hết các thuốc giảm cân đều có nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý của cơ thể. Vì thế cần phải cân nhắc kĩ trước khi sử dụng, đặc biệt không nên tự ý mua các loại thuốc giảm cân trôi nổi trên thị trường.
6.4. Chữa thừa cân béo phì bằng phương pháp phẫu thuật
Phương pháp này được áp dụng đối với bệnh nhân béo phì độ 3, khi các phương pháp kể trên không mang lại hiệu quả.
Chú ý phương pháp này chỉ được áp dụng khi béo phì quá nghiêm trọng, đe dọa đến mạng sống người bệnh. Phương pháp này gồm:
- Cắt bỏ 80% dạ dày và tạo thành dạ dày hình ống
- Tạo một túi dạ dày nhỏ hơn và nối với trực tiếp ruột non
- Thắt đai dạ dày
- Chuyển dòng mật tụy
7. Phòng ngừa bệnh thừa cân béo phì
Nguyên tắc để phòng ngừa nguy cơ tăng cân đó là bạn nên nạp vào cơ thể một thức ăn vừa đủ nhằm đảm bảo tránh dư thừa calo béo phì.
Theo đó bạn cần lưu ý một số điểm sau:
- Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh: Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế các món ăn nhiều dầu mỡ, nhiều đường…
- Thường xuyên tập luyện thể dục: Điều này không chỉ giúp bạn có thân hình cân đối, mà còn giúp nâng cao sức khỏe
- Hình thành thói quen sinh hoạt khoa học: Ngủ đúng và đủ giấc giúp cơ thể hạn chế tiết ra hormone thèm ăn, giúp đầu óc tỉnh táo, tinh thần thoải mái.
Trên đây là tất cả các thông tin mà bạn cần biết về thừa cân béo phì, đặc biệt là với người đang bị bệnh gout hoặc có nguy cơ bị bệnh gout.
Nếu có băn khoăn hay thắc mắc về tình trạng bệnh gout, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn nhanh nhất.