Tê bì chân tay là triệu chứng mà hầu như mọi người đều mắc phải. Vậy nguyên nhân của tình trạng này do đâu, biểu hiện và điều trị như thế nào? Tê bì chân tay có nguy hiểm không? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
1. Tê bì chân tay là bệnh gì?
Tê bì chân tay hay được gọi là tê chân tay. Đây là tình trạng thường gặp ở những người bệnh thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến các chi hoặc mắc các bệnh lý xương khớp.
Triệu chứng này thường xuyên xuất hiện ở những người trung niên và cao tuổi. Thậm chí cả những người trẻ hiện nay cũng có xu hướng mắc các triệu chứng này.
Triệu chứng này thường gây cảm giác tê buốt ở chân hoặc tay do các dây thần kinh bị chèn ép. Các trường hợp tê bì chân tay xảy ra ở các ngón giữa và ngón trỏ. Điều này khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và khó khăn trong việc vận động.
2. Biểu hiện của tê bì chân tay
Giai đoạn đầu của triệu chứng tê bì chân tay, người bệnh cảm thấy tê nhức nhẹ và cảm giác như kim đâm hoặc kiến bò. Tuy nhiên, trong giai đoạn nặng hơn, tê bì chân tay thường đi kèm với các dấu hiệu:
- Đau mỏi vai gáy lan xuống nửa người
- Tê/dị cảm mặt trong của cánh tay hoặc chân
- Tê kiểu châm chích, nóng từ chi do tổn thương nhiều dây thần kinh
- Các chi mất cảm giác, tê chân tay về đêm
- Tê dọc theo cánh tay và cẳng chân
- Thường xuyên xuất hiện chuột rút ở tay và chân
3. Nguyên nhân gây tê bì chân tay
Khi gặp những triệu chứng trên, người bệnh nên xác định nguyên nhân để điều trị tình trạng này đúng phương pháp.
3.1. Nguyên nhân sinh lý
Nguyên nhân sinh lý gây ra tê bì chân tay chủ yếu là do máu không lưu thông được bình thường, mệt mỏi, căng thẳng,... Khi khắc phục được những nguyên nhân này, triệu chứng sẽ thuyên giảm nhanh chóng. Tê bì chân tay sinh lý gặp trong các trường hợp sau:
- Dây thần kinh và mạch máu bị chèn ép
- Phụ nữ mang thai trong thời kỳ cuối
- Thay đổi thời tiết
- Tác dụng phụ của thuốc mà người bệnh sử dụng
- Hoạt động sai tư thế: quỳ hoặc khoanh chân quá lâu, sử dụng giày cao gót trong thời gian dài, nằm gối quá cao,...
- Mặc đồ quá bó
- Lao động nặng, ngồi máy tính liên tục
- Stress, căng thẳng
- Tai nạn hoặc chấn thương khiến dây thần kinh bị tổn thương
3.2. Nguyên nhân bệnh lý
Bên cạnh những nguyên nhân sinh lý, người bệnh cần đặc biệt chú ý đến nguyên nhân bệnh lý. Bên cạnh đó tê bì chân tay là một trong những dấu hiệu cảnh báo tình trạng bệnh lý nghiêm trọng. Dưới đây là một số bệnh lý gây ra chứng tê chân tay như:
- Thoái hóa cột sống: Tê chân tay xảy ra vào đêm hoặc khi thời tiết thay đổi
- Thoát vị đĩa đệm
- Thoái hóa khớp, hay gặp ở người bệnh thoái khớp tay, khớp đầu gối hoặc khớp háng
- Viêm khớp dạng thấp do viêm nhiễm gây ra tê bì chân tay
- Hẹp ống sống gây nghẽn lưu thông máu gây tê bì
- Đa xơ cứng do tổn thương màng bọc myelin
- Xơ vữa động mạch gây lòng động mạch, chèn ép dây thần kinh
- Viêm đa rễ thần kinh gây tổn thương nhiều dây thần kinh cùng một lúc
- Suy dinh dưỡng vì cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho hoạt động của chân tay
- Bệnh đái tháo đường (bệnh tiểu đường)
Nếu xuất hiện một hoặc nhiều nguyên nhân kể trên, vậy khi nào người bệnh nên đi khám bác sĩ. Nếu người bệnh nên đi khám nếu có các hiện tượng sau:
- Triệu chứng kéo dài trên 6 tuần
- Đi kèm với các sự thay đổi màu sắc, nhiệt độ của cơ thể
- Chóng mặt, đau đầu
- Co giật
- Khó thở
- Mất kiểm soát bàng quang và ruột
4. Cách chẩn đoán tê bì chân tay
Thông thường, khi thăm khám cho người bệnh xuất hiện triệu chứng tê bì chân tay. Người bệnh được hỏi về tiền sử bệnh và các biểu hiện lâm sàng. Bên cạnh đó, người bệnh còn được chỉ định thực hiện các chẩn đoán hình ảnh để tìm ra các dấu hiệu bất thường.
Một số chẩn đoán cận lâm sàng được thực hiện, bao gồm:
- Chụp X-quang
- Chụp cắt lớp vi tính (chụp CT)
- Chụp cộng hưởng từ (MRI)
- Điện cơ để đo mức độ của cơ bắp
Sau đó, dựa trên các chẩn đoán này kết hợp với triệu chứng lâm sàng sẽ là cơ sở để chẩn đoán nguyên nhân và mức độ bệnh, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với từng tình trạng bệnh.
5. Điều trị tê bì chân tay
Chắc hẳn nhiều người bệnh đang thắc mắc về cách chữa bệnh tê bì chân tay. Tuy nhiên, khi điều trị triệu chứng này, người bệnh cần nhận biết được nguyên nhân gây ra nó.
Đối với tình trạng bệnh do nguyên nhân sinh lý có thể được cải thiện bằng cách giúp máu lưu thông hoàn toàn tới các cơ quan của cơ thể bằng những phương pháp sau:
- Dành thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để giữ gìn sức khỏe và tinh thần thoải mái
- Xoa bóp, bấm huyệt giúp lưu thông máu, đả thông minh mạch, giảm co cứng ở các dây thần kinh và cơ. Tuy nhiên nếu xoa bóp bấm huyệt không đúng cách có thể gây tác dụng phụ, do đó, người bệnh nên nhờ sự trợ giúp của những người có chuyên môn thực hiện.
- Chườm nóng tại các vùng bị tổn thương hoặc tắm nước nóng để làm thư giãn các dây thần kinh và gân cơ
- Sử dụng cây thuốc nam chữa bệnh tê bì tay chân như lá lốt, nghệ, ngải cứu,... Người bệnh cần kiên trì thực hiện các bài thuốc trong một thời gian dài để thấy hiệu quả điều trị.
Đối với tình trạng tê bì chân tay do nguyên nhân bệnh lý, người bệnh cần được điều trị theo phác đồ của từng bệnh lý sao cho phù hợp:
- Bệnh tiểu đường: Kiểm soát đường huyết
- Rối loạn chuyển hóa lipid máu: Kiểm soát lipid máu ở mức an toàn
- Thiều vitamin: Bổ sung đầy đủ các vitamin cần thiết
- Thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm: Sử dụng các thuốc có tác dụng giảm đau, chống viêm,...
6. Tê bì chân tay có nguy hiểm không?
Nếu người bệnh gặp tình trạng tê chân tay những không được phát hiện và điều trị kịp thời hoặc không tuân theo phác đồ điều trị có thể gây biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống như:
- Mất cảm giác ở các chi
- Vận động và sinh hoạt trở nên khó khăn
- Mát kiểm soát đại tiểu tiện
- Co thắt cơ bắp đột ngột
- Xuất hiện triệu chứng đau đầu, chóng mặt, hay quên, thậm chí khó thở tê chân tay hoặc tê giật
- Teo cơ
- Ảnh hưởng tới tim mạch: nhồi máu cơ tim
- Đột quỵ
7. Phòng ngừa tê bì chân tay
Tê bì chân tay ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, tuy nhiên để hạn chế tình trạng này xảy ra, người bệnh cần lưu ý những điều sau để phòng ngừa bệnh:
- Tập luyện thể dục thể thao: sử dụng các bài tập yoga, bài tập thể dục nhẹ nhàng,... để lưu thông khí huyết ổn định.
- Đi bộ là phương pháp đơn giản để hạn chế bệnh lý về cơ xương khớp
- Bổ sung chế độ ăn nhiều thực phẩm lành mạnh chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho hệ cơ xương khớp, hệ thần kinh như canxi, vitamin K,...
- Tránh sử dụng các thực phẩm không tốt cho sức khỏe như đồ ăn nhanh, chất kích thích, đồ uống có cồn.
- Duy trì cân nặng ở mức cân bằng để ngăn ngừa nguy cơ gây bệnh lý xương khớp như thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm,... chèn ép lên rễ dây thần kinh.
Trên đây là những thông tin về triệu chứng tê bì chân tay mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng bài chia sẻ này hữu ích cho người bệnh và gia đình. Nếu bạn đang gặp tình trang này, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được chuyên gia tư vấn trực tiếp đối với từng tình trạng bệnh.