Loãng xương độ 1 (loãng xương nguyên phát) là tình trạng bệnh xảy ra do quá trình lão hóa của cơ thể. Vậy, loãng xương độ 1 là bệnh lý gì? Loãng xương độ 1 có chữa khỏi không? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.
1. Loãng xương độ 1 là gì?
Loãng xương độ 1 hay còn gọi là loãng xương nguyên phát là tình trạng loãng xương liên quan đến sự lão hóa của các tạo cốt bào. Loãng xương độ 1 là dạng loãng xương phổ biến nhất. Nó phổ biến hơn ở phụ nữ so với nam giới.
Loãng xương nguyên phát được chia thành:
Loãng xương vị thành niên
Thường xảy ra ở trẻ em hoặc thanh thiếu niên của cả hai giới. Tuổi khởi phát thường từ 8 đến 14 tuổi. Bệnh thường gây đau xương đột ngột và/hoặc hãy xương sau chấn thương.
Loãng xương vô căn
- Loãng xương nguyên phát loại 1 (loãng xương sau mãn kinh): Xảy ra ở phụ nữ thiếu hụt estrogen, đặc trưng bởi một giai đoạn mất xương nhanh chủ yếu từ xương ngoài và thường gặp gãy xương cẳng tay và thân đốt sống.
- Loãng xương nguyên phát loại 2 (loãng xương do tuổi già): Xảy ra ở phụ nữ và nam giới khi mật độ xương giảm dần theo quá trình lão hóa. Gãy xương xảy ra ở cả xương xốp bên trong và xương cứng bên ngoài. Thường thấy gãy xương cổ tay, đốt sống và hông.
2. Nguyên nhân gây loãng xương độ 1
Đối với hầu hết người bệnh, loãng xương độ 1 là do những thay đổi tự nhiên đối với khối lượng và sức mạnh của xương theo tuổi tác. Loãng xương độ 1 đáng chú ý nhất ở phụ nữ mãn kinh nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi người ở tuổi cao.
Những thay đổi liên quan đến tuổi tác đối với khối lượng xương và cấu trúc cơ thể ảnh hưởng đến cả xương xốp bên trong và/hoặc xương cứng bên ngoài.
2.1. Cơ chế gây loãng xương
Một người đạt đến mật độ xương cao nhất vào khoảng tuổi 30. Sau đó, tốc độ mất xương từ từ tăng lên trong khi tốc độ tạo xương giảm dần. Một người bị loãng xương hay không phụ thuộc vào độ dày của xương trong thời kỳ đầu đời cũng như sức khỏe, chế độ ăn uống và hoạt động thể chất ở mọi lứa tuổi.
Loãng xương nguyên phát loại 1
Loãng xương sau mãn kinh có liên quan đến sự thiếu hụt của các hormon nội tiết tố dẫn đến tăng chu chuyển xương với sự tiêu xương vượt quá quá trình tạo xương và dẫn đến loãng xương, suy yếu xương.
Ở phụ nữ, quá trình mất xương nhanh thường bắt đầu sau khi kỳ kinh nguyệt hàng tháng ngừng lại. Điều này xảy ra khi quá trình sản xuất estrogen của phụ nữ bị chậm lại (thường ở độ tuổi từ 45 đến 55).
Ở nam giới, xương mỏng dần thường bắt đầu từ khoảng 45 đến 50 tuổi, khi quá trình sản xuất testosterone của đàn ông chậm lại. Phụ nữ thường bị ảnh hưởng ở độ tuổi sớm hơn nam giới, vì họ bắt đầu với mật độ xương thấp hơn.
Khi nồng độ estrogen suy giảm, xương trở nên nhạy cảm hơn với hormon tuyến cận giáp (PTH). PTH gây tăng hấp thu canxi từ xương và dẫn đến loãng xương.
Ngoài ra, thiếu estrogen có liên quan đến việc tăng giải phóng các cytokine, chẳng hạn như interleukin (IL)-1 và IL-6, kích thích các tế bào hủy xương và progesterone ảnh hưởng đến các nguyên bào xương để tạo ra xương mới.
Loãng xương nguyên phát loại 2
Bệnh loãng xương ở tuổi già chủ yếu là do khung xương bị lão hóa và thiếu hụt canxi. Nguyên nhân chủ yếu gây ra bởi sự mất tiền chất tế bào với sự mất chủ yếu của xương vỏ não.
2.2. Các yếu tố nguy cơ
Các yếu tố nguy cơ thường gặp của loãng xương độ 1 bao gồm:
- Giới tính: Phụ nữ có nhiều khả năng bị loãng xương nguyên phát hơn nam giới do tổng khối lượng xương thấp và tỷ lệ mất xương cao hơn.
- Chủng tộc: Người da trắng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người Mỹ gốc Phi và gốc Tây Ban Nha.
- Tuổi tác: Tuổi tác càng tăng, tỷ lệ mắc loãng xương nguyên phát cũng tăng.
- Kích thước cơ thể: Những người có xương nhỏ dễ mắc loãng xương hơn những người có khung xương lớn.
- Tiền sử gia đình có người bị loãng xương.
- Người suy dinh dưỡng.
3. Dấu hiệu và triệu chứng loãng xương độ 1
Loãng xương là một căn bệnh ngầm. Trong hầu hết các trường hợp, loãng xương nguyên phát thường không biểu hiện rõ cho đến khi chấn thương xảy ra. Một số người bệnh phát hiện ra bệnh sau khi gãy xương.
Trong trường hợp nghiêm trọng, các đốt sống trở nên mỏng manh đến mức chứng có thể tự xẹp xuống mà không chấn thương. Khi các đốt sống xẹp xuống, sự mất chiều cao của đốt sống khiến người bệnh giảm dần chiều cao.
Cụ thể, người bệnh loãng xương nguyên phát xuất hiện các dấu hiệu như sau:
- Gặp các vấn đề về khớp
- Bị thương sau những chấn thương tương đối nhẹ
- Dễ rạn, gãy xương
- Nồng độ hormon nội tiết tố thấp
- Lưng gù
- Chiều cao bị giảm
4. Chẩn đoán loãng xương cấp độ 1
Loãng xương độ 1 thường khó chẩn đoán vì biểu hiện không rõ ràng và người bệnh chỉ đến khám bác sĩ khi có tổn thương xảy ra.
Phương pháp chẩn đoán đối với người bệnh bị loãng xương độ 1 là đo mật độ xương cho những người có nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm khác bao gồm siêu âm, chụp X-quang.
Bên cạnh đó, loãng xương độ 1 được xác định bằng cách tiến hành các xét nghiệm máu đo nồng độ vitamin D, canxi và hormon tuyến cận giáp (PTH) trong máu.
5. Biến chứng của loãng xương cấp độ 1
Biến chứng nguy hiểm nhất của loãng xương độ 1 là gây ra rạn nứt hoặc gãy xương do mật độ xương thấp. Thông thường, người bệnh sẽ gặp chấn thương tại xương hông và xương cổ tay.
Biến dạng xương cũng có thể xảy ra như ở lưng xuất hiện các bướu. Đây là kết quả của sự xẹp đốt sống ở cột sống ngực. Nó có thể gây đau dữ dội, ngứa ran, tê và yếu.
Do tính toàn vẹn về cấu trúc của các đốt sống bị tổn hại, chiều cao phần trên của cơ thể có thể bị mất cho phép các xương sườn hạ xuống hông.
Điều này có thể chèn ép các cơ quan nội tạng và khiến bụng bị lồi ra ngoài. Quá trình thở có thể bị suy giảm do khả năng giãn nở của phổi bị hạn chế.
Các triệu chứng của loãng xương có thể tàn phá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Dị tật thường gây ra mất tự tin, tàn tật khiến người bệnh ngay cả việc tìm kiếm quần áo thời trang để mặc vừa vặn cũng có thể khó khăn.
6. Điều trị và phòng ngừa loãng xương cấp độ 1
Mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn loãng xương độ 1 do quá trình lão hóa nhưng người bệnh có thể dùng thuốc và các biện pháp khác để giảm bớt những cơn đau nhức do chấn thương, ngăn chặn và làm chậm quá trình tái hấp thu canxi và tái tạo xương.
Người bệnh có thể được chỉ định các nhóm thuốc như thuốc giảm đau, calci đường uống, vitamin, thuốc điều chỉnh nội tiết tố, thuốc tăng khối lượng xương (Thyrocalcitonin, Bisphosphonate).
Tiến hành các liệu pháp vật lý trị liệu để giảm đau, đặc biệt dùng hồng ngoại và tử ngoại để tăng cường hấp thu vitamin D, từ trường để chống loãng xương.
Ngoài ra, người bệnh cần thực hiện chế độ ăn đảm giàu calci, hạn chế chất kích thích (rượu bia, thuốc lá...). Chế độ vận động hợp lý, các hoạt động như chạy bộ, leo cầu thang, khiêu vũ, tennis, đi bộ và đi bộ đường dài đều được xem là có tác dụng giúp củng cố xương hiệu quả.
Bên cạnh đó, mỗi người cần chú ý đến sức khỏe hiện tại nếu bạn chưa có nguy cơ bị loãng xương độ 1 bằng cách:
- Tăng cường vận động phù hợp.
- Uống calci (0,5-1,5g/ngày) và vitamin D kéo dài.
- Dùng thực phẩm nội tiết tố kéo dài sau tuổi mãn kinh
Trên đây là những thông tin về loãng xương độ 1 hay gọi là loãng xương nguyên phát mà bạn có thể tham khảo. Tình trạng loãng xương xảy ra âm thầm do đó, người bệnh cần thăm khám sức khỏe thường xuyên để phát hiện bệnh sớm nhất hoặc cũng có thể thực hiện các biện pháp dự phòng để ngăn ngừa loãng xương nguyên phát.
Nếu bạn đang bị loãng xương hoặc có thắc mắc liên quan đến bệnh loãng xương, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn.