Loãng xương - Chứng bệnh thầm lặng mà nguy hiểm

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Loãng xương là một chứng bệnh phổ biến, chỉ xếp sau các bệnh lý tim mạch. Theo số liệu thống kê, có khoảng 1/3 số phụ nữ và 1/8 số nam giới trên 50 tuổi có nguy cơ loãng xương. Thế nhưng, nhiều người vẫn có thái độ  xem nhẹ căn bệnh này mà không biết rằng, nó có thể gây ra những biến chứng nặng nề nếu không được điều trị kịp thời.

Mục lục [ Ẩn ]

1. Bệnh loãng xương là gì?

Bệnh loãng xương là hiện tượng xương liên tục mỏng dần và mật độ chất trong xương ngày càng thưa dần. Điều này, khiến xương giòn hơn, dễ tổn thương và gãy dù chỉ bị chấn thương nhẹ. Loãng xương là nguyên nhân chính gây ra gãy xương ở bất cứ xương nào; nhất là xương cột sống, xương đùi, xương cổ tay.

Loãng xương hay gặp ở người già
Loãng xương hay gặp ở người già

2. Đo chỉ số loãng xương

Muốn biết có bị loãng xương hay không hoặc kiểm tra xem bệnh đang ở mức độ nào, cần tiến hành đo chỉ số loãng xương. Cụ thể như sau:

2.1. Cách đo chỉ số loãng xương

Các bác sĩ sẽ tiến hành đo mật độ xương (Bone mineral density: BMD), cho phép đo mức canxi trong xương, nhờ đó xác định xem bệnh nhân có bị loãng xương hay không. Cách đo này là phương pháp kiểm tra không xâm nhập, không gây đau đớn và được thực hiện ở xương hông, cột sống, cổ tay, ngón tay hay gót chân.

2.2. Đo loãng xương ở đâu?

Một số địa chỉ đo loãng xương uy tín mà bạn có thể tham khảo như:

  • Bệnh viện E tại số 89 Trần Cung, phường Nghĩa Tân, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
  • Bệnh viện Bạch Mai tại số 78 đường Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội.
  • Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn tại số 60-60A đường Phan Xích Long, phường 1, quận Phú Nhuận, TP.HCM.
  • Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình HCM tại số 929 đường Trần Hưng Đạo, phường 1, quận 5, TP.HCM.

3. Phân loại loãng xương

Theo nguyên nhân gây bệnh, loãng xương được chia làm hai loại là loãng xương nguyên phát và loãng xương thứ phát:

3.1. Loãng xương nguyên phát

Đây là loại loãng xương không tìm thấy căn nguyên nào khác ngoài tuổi tác và hoặc tình trạng mãn kinh ở phụ nữ. Loãng xương nguyên phát có cơ chế do quá trình lão hóa của tạo cốt bào, gây nên tình trạng mất cân bằng giữa huỷ xương và tạo xương, kết quả là thiểu sản xương. Gồm 2 typ:

  • Loãng xương typ 1: Do giảm nội tiết tố oestrogen, thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi 50 – 55, đã mãn kinh. Tổn thương chủ yếu là mất chất khoáng ở xương xốp, biểu hiện là sự lún của các đốt sống hoặc gãy xương Pouteau-Colles.
  • Loãng xương typ 2: Liên quan tới tuổi và tình trạng mất cân bằng tạo xương. Nó xuất hiện ở cả 2 giới nam và nữ, độ tuổi khoảng trên 70. Đặc điểm của loại loãng xương typ 2 là mất chất khoáng toàn thể cả ở xương xốp và xương đặc.

3.2. Loãng xương thứ phát

Đây là loại loãng xương tìm thấy được nguyên nhân liên quan đến một số bệnh mạn tính và việc sử dụng một số loại thuốc. Cụ thể như sau:

  • Bệnh nội tiết: Cường giáp, đái tháo đường, bệnh to đầu chi.
  • Bệnh tiêu hóa: Cắt dạ dày, thiếu dinh dưỡng, bệnh gan mạn tính.
  • Bệnh khớp: Viêm khớp dạng thấp, bệnh lý cột sống…
  • Bệnh ung thư Kahler.
  • Bệnh nhiễm sắc tố sắt di truyền.
  • Những trường hợp sử dụng corticoid, heparin, dùng lợi tiểu kéo dài.
Sử dụng corticoid kéo dài gây bệnh loãng xương thứ phát
Sử dụng corticoid kéo dài gây bệnh loãng xương thứ phát

4. Cấp độ loãng xương

Loãng xương được chia ra làm 4 cấp độ khác nhau. Cụ thể:

4.1. Loãng xương độ 1

Đây là mức độ nhẹ nhất thuộc giai đoạn mãn tính. Các triệu chứng bên ngoài mới xuất hiện, chưa rõ ràng.

4.2. Loãng xương độ 2

Đây là mức độ khi loãng xương đã xảy ra trong một thời gian. Lúc này, biểu hiện bệnh cụ thể và người bệnh dễ dàng phát hiện ra.

4.3. Loãng xương độ 3

Đây là mức độ nặng thuộc giai đoạn mãn tính, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như gãy xương.

4.4. Loãng xương độ 4

Đây là mức độ nghiêm trọng nhất của loãng xương. Việc điều trị bệnh rất khó khăn.

5. Nguyên nhân loãng xương

Loãng xương là hậu quả của quá trình tạo xương suy giảm trong khi quá trình hủy xương bình thường. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do:

  • Tuổi tác: Người già ít hoạt động ngoài trời, thiếu ánh nắng, thiếu vitamin D; chức năng dạ dày, đường ruột, gan, thận và tạo xương suy yếu; xương bị thoái hóa.
  • Hormon sinh dục nữ giảm: Phụ nữ sau khi mãn kinh thì hormon sinh dục nữ giảm, làm tăng nhanh tốc độ quá trình chuyển canxi từ xương vào máu.
  • Hormon cận giáp: Lượng canxi trong thức ăn không đủ để duy trì nồng độ canxi cần thiết trong máu. Khi đó, hormon cận giáp tiết ra để điều calci trong xương chuyển ra bổ sung cho máu nhằm duy trì sự ổn định nồng độ calci trong máu. Tình trạng này kéo dài làm cho kết cấu xương bị thưa loãng.
  • Dinh dưỡng thiếu: Việc bổ sung thiếu calci, phospho, magne, albumin dạng keo, acid amin và các nguyên tố vi lượng thiếu cũng góp phần gây loãng xương.

6. Đối tượng nguy cơ mắc bệnh loãng xương

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao như:

  • Phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ mãn kinh có nguy cơ loãng xương cao hơn hẳn so với nam giới cùng độ tuổi.
  • Người già, độ tuổi càng cao, càng có nguy cơ loãng xương.
  • Những phụ nữ gầy và nhỏ con có nguy cơ bị loãng xương cao hơn.
  • Tiền sử gia đình có người từng bị loãng xương hoặc gãy xương hông.
  • Người có các bệnh đi kèm như: bệnh nội tiết, viêm khớp dạng thấp, bệnh thận hoặc hội chứng Cushing.
  • Chủng người da trắng hoặc người châu Á

7. Triệu chứng loãng xương

Bệnh loãng xương thường không triệu chứng rõ ràng. Người bệnh có thể không biết mình mắc bệnh cho đến khi xương trở nên yếu đi, dễ gãy khi gặp những sang chấn nhỏ. Một số dấu hiệu nhận biết bệnh loãng xương như:

  • Giảm mật độ xương: Điều này khiến xương ở cột sống có thể bị xẹp. Kèm theo các cơn đau lưng cấp, giảm chiều cao, dáng đi khom và gù lưng.
  • Đau nhức đầu xương: Đây là một trong những triệu chứng loãng xương dễ nhận thấy nhất. Người bệnh sẽ cảm thấy mỏi dọc các xương dài, thậm chí đau nhức như bị kim chích toàn thân.
  • Đau ở vùng xương chịu gánh nặng của cơ thể: Những cơn đau lặp lại nhiều lần sau chấn thương, cơn đau thường âm ỉ và kéo dài lâu. Những cơn đau sẽ tăng lên khi vận động, đi lại, đứng ngồi lâu và sẽ thuyên giảm khi nằm nghỉ.
  • Các dấu hiệu khác: Đối với những người ở lứa tuổi trung niên, loãng xương thường đi kèm với các dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch, thoái hoá khớp, cao huyết áp,...
Loãng xương gây ra những cơn đau nhức khó chịu
Loãng xương gây ra những cơn đau nhức khó chịu

8. Phòng ngừa bệnh loãng xương

Chúng ta cần có biện pháp giữ cho xương khớp được khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh loãng xương:

  • Đảm bảo một chế độ ăn đầy đủ canxi, magie, vitamin D, K và C cũng như các khoáng chất khác.
  • Tập thể dục đều đặn. Nên tập những bài tập tỳ đè trọng lượng cơ thể, aerobics, đi bộ,...
  • Hạn chế tối đa sử dụng thuốc lá và rượu, bia cũng như các chất kích thích khác.
  • Đi kiểm tra sức khỏe định kỳ với thầy thuốc chuyên khoa về mật độ xương, đặc biệt ở những người sau 50 tuổi.
  • Sử dụng thuốc chống mất xương và tăng tạo xương khi phát hiện giảm khối lượng xương.

9. Bệnh loãng xương nên ăn gì, kiêng gì?

Người bị loãng xương nên ăn: Các loại thực phẩm chứa nhiều chất canxi (sữa chua, phô mai, sữa bò, đậu tương, tôm khô). Bổ sung đủ vitamin D theo nhu cầu. Cung cấp đủ chất béo, do lipid chiếm 15-25% tổng khẩu phần.

Đồng thời, người bị loãng xương cũng nên kiêng: Ăn ít muối (< 5gram/ngày). Không ăn các loại đồ ăn nhanh, đóng hộp và thực phẩm chế biến sẵn. Không hút thuốc, uống rượu, bia, nước ngọt có gas, cà phê và trà. Hạn chế tối đa việc sử dụng các chất khiến giảm hấp thu canxi như cacao, thực phẩm chứa nhiều chất sắt, sôcôla, nước xương,...

10. Bệnh loãng xương có chữa được không?

Bệnh loãng xương khó có thể chữa khỏi 100%. Nhưng bệnh sẽ được cải thiện nhờ một chế độ ăn uống sinh hoạt và thuốc men hợp lý. Các nghiên cứu theo dõi dài hạn cho thấy, việc điều trị đã làm tăng được khối lượng khoáng chất của xương, giảm đau đớn, phòng ngừa được gãy xương, giảm các nguy cơ gãy xương, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

11. Bệnh loãng xương có nguy hiểm không?

Loãng xương là chứng bệnh âm thầm nhưng vô cùng nguy hiểm. Hậu quả do căn bệnh này gây ra là tình trạng gãy xương, dù chỉ với những va chạm nhẹ. Gãy xương thường gặp ở các vị trí chịu lực của cơ thể như cột sống, cổ xương đùi, xương cổ tay; khả năng tử vong và tàn tật suốt đời rất lớn.

Thống kê ở các nước phát triển, có khoảng 20% người có tuổi bị gãy cổ xương đùi sẽ tử vong trong vòng 6 tháng đầu. Và 30% bệnh nhân là có thể hòa nhập lại với cuộc sống bình thường nhưng vẫn chỉ ở một mức độ nào đó. Nhưng lúc nào cũng phải đối mặt với nguy cơ tái gãy xương.

12. Điều trị loãng xương

Có nhiều cách điều trị loãng xương khác nhau. Trong đó, các phương pháp phổ biến, thường được bệnh nhân áp dụng là:

12.1. Loãng xương uống thuốc gì?

Điều trị loãng xương bằng thuốc Tây y, chủ yếu sử dụng các loại thuốc chống hủy xương và thuốc tái tạo xương. Nhằm kìm hãm quá trình xương phân hủy, thúc đẩy quá trình tái tạo xương, hấp thụ canxi tốt hơn như nên dùng thuốc chống hủy xương, tăng khối lượng và tăng độ cứng cáp của xương, giảm thiểu nguy cơ gãy xương.

Bao gồm nhiều loại như: Etidronate, Clodronate, Risedronate, Alendronate, Tiludronate,Pyrophosphate. Hoặc dùng thuốc tái tạo xương như: Calcium, vitamin D3 và MK7,... giúp hoạt hóa protein tạo xương osteocalcin.

12.2. Bài tập cho người bị loãng xương

Các bài tập hỗ trợ chữa bệnh loãng xương như sau:

  • Tư thế cái cây: Đứng thẳng người, lưng thẳng, mắt nhìn thẳng về phía trước. Chắp 2 tay lại đặt trước ngực. Co chân phải lên, lòng bàn chân đặt vào đùi, giữ nguyên tư thế 5-10 giây, đồng thờ hít thở. Sau đó, thả lỏng, hạ chân xuống và làm tương tự với chân kia.
  • Tư thế Chào mặt trời: Quỳ bò, 2 tay thẳng với vai, 2 đầu gối thẳng với hông, bàn chân dựng đứng với sàn, mười ngón chân và 2 bàn tay đều bám sàn. Giữ tư thế này trong vài hơi thở rồi chầm chậm nhấc chân phải và tay trái khỏi sàn. Duỗi thẳng chân và thẳng tay sao cho chân phải và tay trái song song với sàn. Sau đó, thở ra, hạ tay và chân về vị trí ban đầu. Tiếp tục như thế, ta đổi tay và đổi chân. Thực hiện liên tục khoảng 4 – 6 lần.

12.3. Thói quen sinh hoạt

Muốn quá trình điều trị bệnh loãng xương tiến triển tốt, người bệnh cần thay đổi thói quen sinh hoạt hợp lý:

  • Duy trì chế độ tập luyện khoa học và phù hợp.
  • Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi phù hợp, đảm bảo ngủ đủ giấc.
  • Không ngồi quá lâu một chỗ, nằm, ngồi, đứng đúng tư thế.
  • Khởi động kỹ trước khi tập luyện.
  • Không đột ngột thay đổi tư thế, hạn chế bê vác đồ nặng.

13. Điều trị loãng xương bằng đông y Trị Cốt Tán

Khác với Tây y điều trị các triệu chứng bệnh, cách chữa bệnh của Đông y coi trọng việc “lưu nhân trị bệnh”. Với bệnh loãng xương, nguyên tắc chung là: Chữa từ gốc đến ngọn, từ trong ra ngoài, phục hồi các xương khớp bị tổn thương. Từ đó, mang đến hiệu quả lâu dài và hạn chế tối đa được việc bệnh tái phát lại nhiều lần.

Trị Cốt Tán là bí quyết hạ gục bệnh loãng xương
Trị Cốt Tán là bí quyết hạ gục bệnh loãng xương

Nước ta có hệ thực vật vô cùng phong phú và đa dạng với tổng số trên 12.000 loài khác nhau. Trong đó, có hơn 30% các loại cây được dùng làm thuốc. Các chuyên gia, thầy thuốc trong lĩnh vực y học cổ truyền Việt Nam đã dành thời gian nghiên cứu và phát triển nhiều bài thuốc Đông y, nhằm phát huy công dụng tốt nhất của các loại thảo dược, đem lại cách chữa loãng xương tận gốc rễ.

Bài thuốc Đông y hiện nay được nhiều người bệnh đánh giá cao và truyền tai nhau tìm tới đó là: Trị Cốt Tán của nhà thuốc Hải Sáu, do vợ chồng Lương y Nguyễn Công Sáu và Lê Thị Hải bào chế ra; dựa trên bí quyết gia truyền 5 đời nhà mình.

Phương thuốc gia truyền Trị Cốt Tán là sự kết hợp hoàn hảo giữa thuốc uống và thuốc chườm. Với thành phần gồm các thảo dược lành tính, an toàn tuyệt đối: Tam thất, Nấm linh chi, Na kích, Đan sâm, Quế chi, Khương hoạt, Đỗ trọng, Phòng phong,... Trị Cốt Tán đã giúp cho hơn 50.000 bệnh nhân thoát khỏi các chứng bệnh về xương khớp, trong đó có bệnh loãng xương.

Với chữ Tâm trân quý cùng những đóng góp của mình, Nhà thuốc Hải Sáu và Lương y Nguyễn Công Sáu đã được nhiều phương tiện truyền thông giới thiệu đến độc giả:

Chương trình “Tuổi cao gương sáng” của VTV1 Đài truyền hình Việt Nam, đã có phóng sự giới thiệu với khán giả tấm gương của vị Lương y Nguyễn Công Sáu với chữ Tâm “quý hơn vàng”.

Link từ Đài truyền hình VTV: https://vtv.vn/video/tuoi-cao-guong-sang-tuoi-cao-tam-sang-343370.htm

Chương trình "Góc nhìn người tiêu dùng" của Đài truyền hình VTC đưa tin về bài thuốc Trị Cốt Tán của nhà thuốc Hải Sáu.

Link từ Đài truyền hình VTC: https://portal.vtc.gov.vn/chitiet/49921-kinh-te-so-07-04-2019.html

Nhà thuốc Đông y Hải Sáu đã nhiều đời chữa bệnh cứu người, tiên phong trong việc kết hợp và phát triển các bài thuốc cổ truyền đem lại bước tiến vượt bậc trong quá trình điều trị các bệnh xương khớp: Loãng xương, đau lưng, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, viêm xương khớp, viêm đa khớp, thấp khớp, khô khớp,...

Đừng chịu đựng bệnh loãng xương hay các bệnh xương khớp khác lâu hơn nữa. Vì nó có thể dẫn đến nguy cơ tàn phế, bại liệt. Hãy liên hệ tới số hotline của nhà thuốc Hải Sáu: 0961 666 383, để được thăm khám, tư vấn và hướng dẫn điều trị bệnh dứt điểm hoàn toàn.

Xếp hạng: 5 (3 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH