Hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp - Dấu hiệu không thể bỏ qua

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý xương khớp mạn tính có nguyên nhân do rối loạn tự miễn hệ thống miễn dịch. Trong đó các hạt thấp dưới da là một dấu hiệu rõ ràng của bệnh. Số lượng hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp có sự tương quan trực tiếp với yếu tố dạng thấp và mức độ bệnh. Bạn hãy tìm hiểu các thông tin về hạt thấp dưới da trong bài viết này ngay nhé!

Mục lục [ Ẩn ]
Hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp là một dấu hiệu ngoài khớp của bệnh lý này
Hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp là một dấu hiệu ngoài khớp của bệnh lý này

1. Hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp là gì?

Trước tiên viêm khớp dạng thấp là một loại bệnh lý xương khớp rất phổ biến. Trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể bị rối loạn, khiến chúng tấn công nhầm vào các khớp, gây tổn thương lớp bao hoạt dịch khớp.

Hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp (hay còn gọi là hạt thấp dưới da) là một dấu hiệu ngoài khớp phổ biến của bệnh lý này. Đây cũng là một trong 7 tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp. 

Nhận biết chính xác về hạt thấp dưới da là cơ sở giúp phát hiện và chữa trị bệnh kịp thời. Các biểu hiện của hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp mà bạn cần lưu ý như sau:

  • Các hạt dưới da có dạng hình tròn, nổi cục trên bề mặt da.
  • Có thể có đường viền không đều xung quanh, chắc và không di chuyển
  • Hạt có kích thước từ 2mm đến 5cm
  • Hạt thấp dưới da có thể là 1 nốt lớn hoặc tập hợp của nhiều nốt nhỏ
  • Khi dùng tay sờ vào hạt thì không thấy đau
  • Hạt thấp thường xuất hiện trên nền xương cứng như xương trụ, gần khớp khuỷu, đầu trên xương chày, gần khớp gối… Một số trường hợp hạt thấp lớn có thể đè lên dây thần kinh hoặc mạch máu, nó thường gây ra sự khó chịu đồng thời ảnh hưởng đến khả năng vận động.

Trong trường hợp bạn chạm vào hạt dưới da thấy mềm thì có thể bạn đang phải trải qua một đợt bùng phát của bệnh viêm khớp dạng thấp.

2. Nguyên nhân hình thành hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp

Theo thống kê, có khoảng từ 10-20% bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp xuất hiện hạt dưới da ở giai đoạn toàn phát. 

2.1. Hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp được hình thành từ đâu

Hiện nay, nguyên nhân gây hình thành các hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp vẫn chưa được xác định chính xác. Tìm hiểu thành phần của các hạt thấp dưới da có thể giúp giải đáp phần nào nguyên nhân gây ra chúng.

Thành phần cấu tạo nên các hạt thấp bao gồm:

  • Fibrin: Đây chính là loại protein có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Nó được sản sinh khi mô, tế bào bị tấn công và tổn thương.
  • Tế bào viêm: Tình trạng viêm trong bệnh viêm khớp dạng thấp có thể là nguyên nhân hình thành các nốt thấp. Những tế bào viêm nhiễm có thể lan rộng ra xung quanh, khiến sản sinh ra nhiều hạt thấp hơn.
  • Tế bào chết trên da: Thông thường quá trình loại bỏ tế bào chết trên da diễn ra hết sức bình thường. Tuy nhiên chúng vẫn chứa một lượng protein khá lớn, trong một vài trường hợp các tế bào chết này tích tụ dưới da tạo thành các nốt sần.

Lưu ý: Hại dưới da trong viêm khớp dạng thấp khá giống với hạt tophi trong bệnh gout hay u nang hoặc viêm bao hoạt dịch… Vì thế bạn cần đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác nhất.

2.2. Yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ hình thành các hạt thấp dưới da trong viêm khớp dạng thấp mà bạn cần biết:

  • Mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm khớp dạng thấp: Bệnh càng nghiêm trọng thì tình trạng nốt sần dưới da xuất hiện càng nhiều.
  • Thời gian mắc bệnh: Người bị viêm khớp dạng thấp càng lâu năm thì càng có nhiều nguy cơ phát triển nốt sần
  • Giới tính: Nữ giới có nhiều khả năng nổi hạt thấp dưới da cao hơn nam giới khi cùng mắc viêm khớp dạng thấp.
  • Yếu tố dạng thấp: Đây là yếu tố liên quan đến các protein trong máu, xuất hiện khi có các rối loạn miễn dịch. Những người yếu tố dạng thấp trong máu cao hơn sẽ tăng nguy cơ bị nổi hạt dưới da.
  • Yếu tố di truyền: Một số loại gen được phát hiện là có khả năng mang bệnh viêm khớp dạng thấp và khả năng xuất hiện hạt dưới da.
  • Hút thuốc lá: Người hút thuốc lá thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường.

3. Cơ chế hình thành hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp

Cơ chế hình thành hạt thấp dưới da có thể trình bày tóm tắt như sau:

Cơ chế hình thành hạt thấp dưới da
Cơ chế hình thành hạt thấp dưới da

Mặc dù cơ chế vẫn chưa được nghiên cứu chi tiết, nhưng có thể kết luận cơ chế chính tạo thành hạt thấp dưới da là các chất trung gian gây viêm.

Khi các khớp bị tổn thương có tính lặp lại trên các vùng của cơ thể sẽ gây nên các tổn thương mạch máu, dây thần kinh. Từ đó dẫn tới tăng sinh mạch máu và hình thành mô hạt đọng lại trên thành mạch.

Mô tổn thương sẽ lắng đọng nhiều phức hợp miễn dịch lên thành mạch. Chúng gây tác động lên bạch cầu để kích thích  giải phóng các chất trung gian gây viêm (TNF, TGF-β, IL-1, prostagandin, protease, collagenase…). Cuối cùng dẫn đến tăng sinh mạch, lắng đọng fibrin, hoại tử mô liên kết và tạo thành các hạt thấp dưới da.

4. Xuất hiện hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp có nguy hiểm không?

Bệnh viêm khớp dạng thấp có thể sẽ trở nên nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp thời, do có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế, ngay khi phát hiện hạt thấp dưới da, bạn nên điều trị ngay để tránh gặp phải các biến chứng sau:

  • Biến chứng xấu trên các cơ quan nội tạng và dưới da: Tràn dịch màng tim, tràn dịch màng phổi, xương dễ gãy do loãng xương…
  • Khó thụ thai: Theo thống kê có khoảng 25% bệnh nhân nữ mắc bệnh không thể thụ thai
  • Nguy cơ liệt khớp, tàn phế: Đây là một biến chứng nguy hiểm, do viêm khớp dạng thấp có thể gây đau cơ, teo cơ hoặc biến dạng khớp. Thống kê trên lâm sàng cho thấy có khoảng 89% người bị bệnh viêm khớp đa dạng thấp bị cứng khớp, khó cử động, đi lại sau 10 năm mắc bệnh.
Biến chứng có thể xảy ra nếu viêm khớp dạng thấp không được điều trị kịp thời
Biến chứng có thể xảy ra nếu viêm khớp dạng thấp không được điều trị kịp thời

Sự xuất hiện của hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp là dấu hiệu cảnh báo bệnh đang tiến triển nặng hơn. Lúc này tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, vì thế bạn nên đến gặp bác sĩ sớm để được điều trị ngay.

5. Chẩn đoán các nốt dưới da trong viêm khớp dạng thấp

Để chẩn đoán đoán hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp, trước tiên bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng bệnh viêm khớp dạng thấp để xác định các tổn thương liên quan. Phụ thuộc và tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định người bệnh tiến hành sinh thiết nhằm xác định nguyên nhân thực tế dẫn đến hình thành nốt sần dưới da.

Ngoài ra, bác sĩ cũng cần chẩn đoán phân biệt hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp với các bệnh khác:

  • U xơ
  • Ung thư di căn đến tủy xương
  • Ung thư biểu mô tế bào đáy
  • Hạt tophi trong bệnh gout
  • Viêm cột sống dính khớp
  • Lupus ban đỏ

6. Phương pháp điều trị hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp

Các phương pháp điều trị tình trạng này thường được áp dụng bao gồm:

  • Uống thuốc tây y: thuốc giảm đau, chống viêm nhóm NSAIDs, thuốc chống thấp (DMARDs), thuốc sinh học… là những loại thuốc thường xuyên được chỉ định. Ngoài ra còn có corticoid và  hydroxychloroquine, tuy nhiên tác dụng của những loại thuốc này trên từng bệnh nhân sẽ không giống nhau.
Thuốc giảm đau kháng viêm không Steroid thường được kê cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp
Thuốc giảm đau kháng viêm không Steroid thường được kê cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp
  • Tiêm Corticoid trực tiếp và các vị trí bị tổn thương có thể làm giảm kích thước hạt dưới da. Nhưng một số hạt nằm ở dưới da mông hoặc dưới da bàn chân dễ bị loét và có nguy cơ nhiễm trùng cao.
  • Vật lý trị liệu: Các phương pháp vật lý trị liệu an toàn, đơn giản được áp dụng để điều trị hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp gồm: nhiệt trị liệu, bấm huyệt, mát xa, chiếu tia hồng ngoại… Đồng thời phương pháp này còn hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp.
  • Cắt bỏ một số nốt thấp quá lớn: Tuy nhiên cách này không thể điều trị triệt để, các nốt sần thường tái phát bên trong mô sẹo, nhất là đối với những chấn thương lặp đi lặp lại.
  • Phẫu thuật: Khi tất cả những cách kể trên đều không đem lại hiệu quả, thì có thể bác sĩ sẽ đề xuất phương án phẫu thuật. Các thủ thuật thường thấy bao gồm: Phẫu thuật nội soi, chỉnh trục khớp, sửa chữa gân, thay thế một phần hoặc toàn bộ khớp.

7. Cách phòng ngừa hình thành hạt dưới trong viêm khớp dạng thấp

Bên cạnh các biện pháp điều trị bệnh, bạn cũng cần quan tâm đến các biện pháp chăm sóc, dự phòng và phòng tránh nguy cơ hình thành hạt trong viêm khớp dạng thấp.

Ngoài ra các biện pháp này còn có tác dụng, cải thiện sức khỏe, ngăn ngừa biến chứng cho người bị viêm khớp dạng thấp.

  • Uống đủ nước mỗi ngày: Mỗi ngày bạn cần uống từ 2-2,5 lít nước lọc. Điều này giúp duy trì hoạt động trơn tru của khớp, đồng thời hạn chế khô khớp.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh: Chế độ này phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng như canxi, vitamin C, E, D để giúp xương khớp khỏe mạnh. Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm giàu có hại cho xương khớp (thực phẩm giàu đạm, purin, chất béo bão hòa…)
  • Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao vừa sức. Bạn nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập luyện, vận động và chơi các môn thể thao phù hợp, tránh chơi các môn thể thao ảnh hưởng đến khớp đang bị tổn thương. 
Tập luyện thể dục thường xuyên, vừa sức giúp cải thiện bệnh viêm khớp dạng thấp
Tập luyện thể dục thường xuyên, vừa sức giúp cải thiện bệnh viêm khớp dạng thấp
  • Luôn giữ ấm cơ thể, nhất là đối với các khớp đang bị viêm. Vì các triệu chứng viêm khớp sẽ nghiêm trọng hơn khi thời tiết lạnh và ẩm thấp. Bạn nên hạn chế ra ngoài trong điều kiện thời tiết này.
  • Kiểm soát cân nặng cơ thể ở mức phù hợp, tránh gây thêm áp lực cho hệ thống xương khớp.

Trên đây là tất cả những thông tin bạn cần biết về tình trạng hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp. 

Nếu bạn đang có câu hỏi thắc mắc về bệnh viêm khớp dạng thấp, hãy liên hệ ngay hotline dưới đây để được tư vấn nhanh nhất.

0961 666 383

Xếp hạng: 5 (5 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH