Bật mí 5 tuyệt chiêu "chữa viêm đa khớp bằng thuốc nam" công hiệu nhất

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Càng ngày càng có nhiều bệnh nhân viêm đa khớp được cải thiện chất lượng cuộc sống, vượt qua bệnh tật nhờ những phương pháp điều trị tiến bộ từ đông y tới tây. Và một trong những biện pháp chữa trị đang thu hút được sự quan tâm của nhiều người đó chính là chữa viêm đa khớp bằng thuốc nam.

Vậy đâu là những cây thuốc nam “gối đầu giường” của các bác sĩ y học cổ truyền? Hãy cùng chúng tôi khám phá ngay trong bài viết dưới đây bạn nhé.

Mục lục [ Ẩn ]

1. Ba kích

Ba kích có tên khoa học là Morinda officinalis How, họ Rubiaceace (họ Cà phê). Đây là một loại cây thảo, sống lâu năm, leo bằng thân quấn, dài hàng mét.

Theo quan điểm y học cổ truyền thì ba kích có vị ngọt, hơi cay, tính ấm vào kinh thận. Loại thảo dược này có tác dụng ôn thận trợ dương, cường gân cốt, trừ phong thấp.

ba kích - thuốc nam điều trị viêm đa khớp
Ba kích giúp giảm các triệu chứng đau mỏi do bệnh viêm đa khớp

Trong nhân dân, ba kích được dùng phổ biến làm thuốc bổ, thuốc tăng lực. Đối với bệnh nhân mắc bệnh viêm đa khớp và có các triệu chứng đau mỏi các khớp thì sau khi dùng ba kích nhiều ngày thì các triệu chứng đau mỏi có thể giảm đi rõ rệt.

Các thầy thuốc y học cổ truyền cũng có bài thuốc sử dụng ba kích để cải thiện tình trạng lưng gối đau mỏi, mặt trắng nhợt nhạt, chân tay lạnh như sau: Ba kích, tục đoạn, bổ cốt chỉ, mỗi thứ 12g, hồ đào nhục 5 quả. Sắc nước uống hoặc tán bột uống.

2. Cốt khí củ

Vị thuốc nổi tiếng tiếp theo cũng có tác dụng hỗ trợ các triệu chứng của bệnh lý viêm đa khớp mà chúng tôi muốn giới thiệu tới các bạn đó chính là cốt khí củ.

Tên khoa học của cốt khí củ là Reynoutria japonica Houtt, họ Rau răm (Polygonaceae). Đây là loại thảo dược nhỏ, sống lâu năm, rễ phình thành củ cứng, mọc bò nghiêng dưới đất, vỏ ngoài màu nâu đen, ruột màu vàng.

Cốt khí củ - Thuốc nam chữa viêm đa khớp
Cốt khí củ - Thuốc nam chữa viêm đa khớp hiệu quả

Theo các nghiên cứu khoa học thì cốt khí củ có tác dụng chống viêm trên các mô hình gây viêm thực nghiệm: gây phù chân chuột bằng kaolin và dextran, gây rỉ dịch màng phổi bằng tinh dầu thông, gây viêm dị ứng và viêm đa khớp bằng vắc xin BCG. Kết quả của nghiên cứu là liều giảm viêm 50% trên phù kaolin chân chuột của cốt khí củ là 32g/kg thể trọng chuột.

Ngoài ra, rễ cây cốt khí củ có vị ngọt đắng, tính mát, có tác dụng khu phong, trừ thấp, lợi tiểu, hoạt huyết, thông kinh, giảm đau, giảm độc.

Y học cổ truyền dùng cốt khí củ để chữa phong thấp tê bại, đau nhức xương, chấn thương, ngã sưng đau ứ huyết trong các bài thuốc như:

- Cốt khí củ 12g, đơn gối hạc 12g, rễ cỏ xước 8g, hy thiêm 8g, uy linh tiên 6g, hạt cau già 6g. Tất cả trừ hạt cau đem phơi khô, thái nhỏ, sao vàng, hạ thổ.

Tiếp sau đó, đem sắc với 600ml cho tới con 200ml, uống làm 2 lần trong ngày. Dùng trong 7 – 10 ngày, nếu số lượng dược liệu nhiều có thể nấu thành cao, rồi pha rượu hoặc siro dùng dần.

- Cốt khí củ, rễ tầm xoong, đơn gối hạc, rễ cỏ xước, cam thảo dây, lá lốt, dây đau xương (mỗi vị 20g). Sắc với nước, uống trong ngày.

3. Dây đau xương

Thêm một vị thuốc nữa cũng nằm trong những loại thảo dược hỗ trợ điều trị, cải thiện triệu chứng cho bệnh nhân viêm đa khớp đã dược dân gian sử dụng lâu đời đó chính là dây đau xương.

Thảo dược này có tên khoa học đó chính là Tinospora sinensis (Lour.), họ Tiết dê (Menispermaceae). Đây là một loại dây leo bằng thân quấn, dài 8 – 10m, thân hình trụ, màu xám, có nốt sần và có lông.

Một số nghiên cứu lâm sàng cho thấy dây đau xương có hiệu lực chống viêm trên bệnh nhân viêm đa khớp và có thể được sử dụng trong những bài thuốc y học cổ truyền cho những bệnh nhân viêm đa khớp.

Đông y cho rằng dây đau xương có vị đắng, tính mát, có tác dụng mạnh gân cốt, trừ phong thấp. Bên cạnh đó, dây đau xương còn được dùng để chữa thấp khớp, tê bại, các khớp xương đau nhức, bong gân, sai khớp. Bạn có thể giã nhỏ dây đau xương và trộn với rượu để đắp lên những chỗ sưng đau.

4. Hy thiêm

Sẽ thật thiếu xót nếu chúng ta không nhắc tới hy thiêm trong danh sách những cây thuốc nam chữa trị viêm đa khớp. Loài dược liệu này đã nổi tiếng từ lâu đời trong việc điều trị các bệnh về xương khớp, có tên khoa học là Siegesbeckia orientalis L., họ Cúc (Asteraceae).

Tác dụng của loại thảo dược này đối với bệnh nhân viêm đa khớp cũng như các bệnh nhân có tổn thương về hệ xương khớp khác đã được chứng minh thông qua các sản phẩm bào chế từ hy thiêm. Cụ thể là:

- Rượu ngọt và viên nén Ngưu kinh thiêm (bào chế từ 3 dược liệu hy thiêm, ngưu tất và khúc khắc)

Sản phẩm này đã được ứng dụng trên 154 bệnh nhân, trong đó có 95 bệnh nhân viêm đa khớp lành tính, 40 bệnh nhân viêm đa khớp dạng thấp, 14 bệnh nhân đau lưng và 5 bệnh nhân đau dây thần kinh tọa.

Kết quả là thuốc có tác dụng chống viêm và giảm đau rõ rệt trên lâm sàng với kết quả tương đối nhanh và tốt nhất đối với đau lưng cấp do lạnh và sang chấn. Tác dụng điều trị tương đối tốt với viêm đa khớp dạng thấp, chưa có biến dạng về khớp và đối với cá chứng đau nhức đơn thuần. Khi đã có biến dạng về xương, cơ, khớp thì kết quả kém.

Ngoài ra, thuốc không gây tác dụng gì đáng kể nhưng cần chú ý uống thuốc sau bữa ăn để tránh gây kích thích niêm mạc dạ dày.

- Viên Hy đan (bào chế từ 3 loại dược liệu: hy thiêm, ngũ gia bì và mã tiền) đã được nghiên cứu ứng dụng trên 60 bệnh nhân viêm đa khớp dạng thấp và 55 bệnh nhân thấp khớp. Kết quả là sản phẩm có những tác dụng như sau:

  • Chống viêm trên những bệnh nhân viêm đa khớp dạng thấp, tỷ lệ bệnh nhân khỏi và đỡ đạt 80%. Sản phẩm đạt hiệu quả cao ở những giai đoạn sớm của bệnh.
  • Giảm đau trên những bệnh nhân đau nhức khớp không rõ nguyên nhân, tỷ lệ đạt 80%. Tuy nhiên, tác dụng giảm đau kém hơn tác dụng tiêu viêm.

Trong 3 dược liệu có trong công thức bào chế thì hy thiêm có tác dụng quan trọng nhất. Tuy nhiên, cần thận trọng sử dụng loại dược liệu này và cần có sự chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ.

5. Lá lốt

Có mặt ở khắp mọi miền của đất nước, dễ trồng và phát triển nhanh, lá lốt thật sự là một trong những loại rau thơm và thảo dược không thể thiếu trong đời sống của chúng ta.

Và từ xa xưa, các thầy thuốc y học cổ truyền đã phát hiện những tác dụng của lá lốt đối với hệ xương khớp, đặc biệt là đối với bệnh nhân viêm đa khớp.

Trị viêm đa khớp bằng thuốc nam
Lá lốt - vị thuốc nam dân giã giúp trị hiệu quả chứng viêm đa khớp

Theo các nhà khoa học thì cao lá lốt dùng để ngậm và viên uống cao lá lốt đã được thử nghiệm trên lâm sàng có tác dụng giảm đau và trị các bệnh viêm khớp, phong thấp, thấp khớp mạn, đau lưng, đau khớp, đau nhức xương, tay chân lạnh hoặc bị tê bại.

Không những vậy, trong dân gian còn có một số mẹo chữa viêm đa khớp, đau nhức xương khớp bằng lá lốt như sau:

  • Rễ lá lốt, dây chìa vôi, rễ cỏ xước, hoàng lực, độc lực (rễ quýt rừng), hạt xích hoa xà, đơn gối hạc, mỗi vị 12g. Sắc uống (Hành giản trân nhu).
  • Lá lốt 16g, tầm gửi cây dâu 12g, tục đoạn 12g. Sắc với 250ml nước còn 150ml, chia 2 lần uống vào ban ngày và buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Lá lốt 20g, vòi voi 40g, ké đầu ngựa 20g, ngưu tất 10g. Làm thành thuốc viên, mỗi lần uống 10 -15g.

Mong rằng qua những thông tin mà bài viết đã chia sẻ đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về cách chữa viêm đa khớp bằng thuốc nam và những lưu ý quan trọng khi sử dụng các loại thuốc này. Hãy luôn lạc quan và mạnh mẽ để chiến thắng căn bệnh này nhé.

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH