Tất tật kiến thức về căng cơ cổ mà bạn nên biết

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Căng cơ cổ là tình trạng thường xảy ra ở nhiều người do vận động lặp đi lặp lại tại cổ, hoạt động sai tư thế hoặc nguyên nhân do bệnh lý như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống,... Vậy khắc phục tình trạng này như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Mục lục [ Ẩn ]
Căng cơ cổ là gì? 
Căng cơ cổ là gì? 

1. Căng cơ cổ là gì? 

Căng cơ cổ là chứng đau cổ xuất hiện khi phần cơ tại cổ không được thư giãn, có thể dẫn đến đau nhức, co thắt và đau đầu. Nó có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, từ các vấn đề về khớp đến các dây thần kinh bị viêm.

Xem thêm: Tình trạng căng cơ lưng mà bạn có thể gặp phải

2. Triệu chứng bệnh căng cơ cổ 

Các triệu chứng căng cơ cổ có thể khác nhau về mức độ nghiêm trọng, trong đó triệu chứng đau cổ là dấu hiệu dễ nhận biết nhất, cụ thể như sau:

  • Cơn đau có thể bắt nguồn từ vùng xương chẩm và lan tỏa không theo khoanh da đến hai vai và vùng giữa hai xương bả vai. Cơn đau tăng khi vận động mạnh phần cổ và vai.
  • Người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng đau đầu và đau tăng mạnh khi tâm lý bị căng thẳng. 
  • Rối loạn giấc ngủ và khiến người bệnh mất tập trung. 
  • Trầm cảm xảy ra nếu các triệu chứng căng cơ cổ kéo dài.
  • Khả năng vận động bị hạn chế.
  • Có thể xuất hiện đau âm ỉ, di chuyển đến cánh tay và bàn tay.

3. Nguyên nhân gây căng cơ cổ

Cơ chế hoạt động trong cơ thể như sau: Não gửi tín hiệu điện hoặc các xung thần kinh để kích hoạt chuyển động của cơ. Cơ bắp có thể co lại hoặc thư giãn tùy theo não điều khiển.

Căng cơ xảy ra khi cơ đang trong giai đoạn co mặc dù nhận được tín hiệu từ não yêu cầu cần được thư giãn. Nếu tình trạng này kéo dài quá lâu có thể dẫn đến căng cơ cổ.

Nhiều nguyên nhân gây ra căng cơ cổ nhưng phổ biến nhất do những nguyên nhân dưới đây:

3.1. Hoạt động sai tư thế

Tư thế không đúng có thể ảnh hưởng đến phần cơ tại cổ. Những người thường xuyên khom lưng trước máy tính hoặc ngồi trên ghế cả ngày có thể thấy cổ bị căng trong một thời gian ngắn.

Tư thế sai có thể khiến trọng lượng của đầu dồn về phía trước và ra khỏi trọng tâm của cơ thể, buộc cơ cổ phải làm việc nhiều hơn để hỗ trợ sức nặng của đầu. Động tác cong quá mức này có thể dẫn đến đau và viêm.

Ngối máy tính sai tư thế gây căng cơ cổ
Ngồi máy tính sai tư thế gây căng cơ cổ

Không chỉ khi hoạt động, khi ngủ chúng ta khó kiểm soát được tư thế. Đặc biệt những người nằm sấp khi ngủ thường nằm nghiêng. Động tác này khiến cho các cơ ở bên nằm nghiêng vận động quá mức. 

Ngoài ra, ngủ với gối quá cao buộc cổ phải cúi về phía trước. Tư thế này nếu duy trì suốt đêm và trong thời gian dài có thể dẫn đến căng cơ cổ vào sáng hôm sau.

3.2. Các cử động cổ lặp đi lặp lại

Những người thường xuyên phải thực hiện lặp đi lặp lại trong ngày có thể phát triển các rối loạn chuyển động lặp lại. Những rối loạn này thường xảy ra ở bàn tay, cổ tay và vai gây ảnh hưởng đến phần cơ cổ.

Nếu không được điều trị kịp thời, các rối loạn chuyển động này có thể dẫn đến đau, sưng và thậm chí gây tổn thương mô vĩnh viễn.

3.3. Nghiến răng

Nghiến răng thường gặp trong khi ngủ. Tình trạng này có thể gây áp lực lên các cơ ở hàm và cổ, có thể khiến cổ bị căng, đau và nhức đầu.

3.4. Chấn thương

Nếu như có chấn thương tại cổ khi nâng tạ nặng, chơi thể thao hoặc va chạm nặng có thể gây căng cơ từ nhẹ đến nặng, do đó có thể phải điều trị y tế và vật lý trị liệu. 

3.5. Căng thẳng

Căng thẳng có ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Khi não bộ cảm thấy cơ thể đang trong giai đoạn căng thẳng, khi đó cơ thể giải phóng một số loại hormon, chẳng hạn như cortisol và epinephrine. Các hormon này làm tăng nhịp tim và huyết áp cũng như thắt chặt các cơ.

Nếu thường xuyên gặp phải tình trạng căng thẳng, các cơ của cơ thể sẽ bị căng và co lại cần nhiều thời gian hơn, do đó có thể dẫn đến căng cơ cổ và căng cơ vai gáy.

Bên cạnh các nguyên nhân trên, căng cơ cổ có thể do nguyên nhân bệnh lý cột sống gây ra như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm,...

4. Khám và chẩn đoán bệnh căng cơ cổ

Chẩn đoán căng cơ cổ sớm để phát hiện tình trạng bệnh
Chẩn đoán căng cơ cổ sớm để phát hiện tình trạng bệnh

Căng cơ cổ thường gây ra những triệu chứng giống với các tình trạng đau cột sống và khớp tại cổ. Do đó, bên cạnh việc khám lâm sàng, người bệnh có thể được chỉ định những xét nghiệm thường quy như sau:

  • Chụp X-quang: Phương pháp này có thể phát hiện được những bất thường về xương như viêm khớp, gãy xương, bất thường xương và cột sống bẩm sinh. Cần chú ý đến dấu hiệu đường cong sinh lý bất thường.
  • Chụp MRI cột sống cổ và não: Phương pháp này giúp tìm ra nguyên nhân gây căng cơ cổ.
  • Xét nghiệm khác như xét nghiệm máu, tốc độ lắng, sinh hóa máu tự động,... để loại trừ những nguyên nhân như bệnh viêm khớp, nhiễm khuẩn và u.

Ngoài các chẩn đoán trên, người bệnh sẽ được chẩn đoán để phân biệt với tình trạng bệnh viêm bao hoạt dịch cổ, viêm xơ cơ cổ, viêm khớp và bệnh lý liên quan đến đám rối, dây thần kinh tại cổ.

5. Điều trị bệnh căng cơ cổ

Khi phát hiện tình trạng căng cơ cổ, người bệnh nên thực hiện một số biện pháp dưới đây để thuyên giảm các triệu chứng nhanh chóng, bao gồm:

Căng cơ cổ cần được nghỉ ngơi để giảm đau
Căng cơ cổ cần được nghỉ ngơi để giảm đau
  • Nghỉ ngơi: Nó sẽ giúp tránh được những tổn thương nghiêm trọng tại vùng cổ.
  • Chườm nóng lạnh luân phiên: Biện pháp này giúp giảm căng ở cổ. Chườm lạnh thường được chườm trong 15 phút khi xuất hiện cơn đau, sau đó chuyển sang chườm nóng trong 15 phút. Sau khi kết thúc lần chườm đầu tiên, bạn cần nghỉ 2 giờ sau đó tiến hành chườm lần tiếp theo.
  • Dùng thuốc giảm đau như ibuprofen, natri naproxen,... Đây có lẽ là phương pháp giảm đau nhanh cho người căng cơ cổ. Tuy nhiên những thuốc này có thể gây ra tác dụng không mong muốn cho người sử dụng, do đó, người bệnh nên cân nhắc trước khi sử dụng.
  • Tiến hành các bài tập vật lý trị liệu như liệp pháp nhiệt hoặc massage để giảm bớt các triệu chứng của căng cơ cổ.

6. Bài tập tốt cho người căng cơ cổ

Bên cạnh những phương pháp điều trị tình trạng căng cơ cổ kể trên, người bệnh có thể thực hiện một số bài tập cho người căng cơ cổ.

Các bài tập giúp cải thiện tính linh hoạt và tăng cường phạm vi chuyển động, đồng thời nó giúp tăng sức mạnh cho cơ bắp. Dưới đây là một số bài tập mà bạn có thể thực hiện để hỗ trợ điều trị hoặc phòng ngừa căng cơ cổ:

6.1. Duỗi cơ cổ

Để thực hiện động tác duỗi cơ cổ, bạn cần thực hiện những bước như sau:

  • Bước 1: Ngồi hoặc đứng với vị trí cổ thẳng đứng, cánh tay và vai thả lỏng.
  • Bước 2: Đưa tay phải qua đầu, đặt lòng bàn tay ở bên trái đầu.
  • Bước 3: Kéo căng bên trái của cổ bằng cách nhẹ nhàng kéo đầu qua bên phải.
  • Bước 4: Giữ động tác trên trong 30 giây và lặp lại các động tác trên khoảng 5 lần cho mỗi bên.

6.2. Căng cổ về phía trước

Động tác này được thực hiện với các bước như sau:

  • Bước 1: Ngồi hoặc đứng với tư thế cổ để tự nhiên.
  • Bước 2: Đan xen kẽ các ngón tay và đặt lòng bàn tay ở phía sau đầu với khuỷu tay hướng về phía trước, nhẹ nhàng kéo đầu xuống phía ngực.
  • Bước 3: Giữ động tác trên trong 30 giây và thực hiện lặp lại các động tác trên.

6.3. Bóp bả vai

Các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Đứng thẳng và dang rộng hai bàn chân bằng vai. Vai trong tư thế thư giãn.
  • Bước 2: Ép hai bả vai lại phía sau cơ thể và giữ động tác trong 5 giây. Lặp lại bài tập này khoảng 5 - 10 lần.

6.4. Chống đẩy đứng

Thực hiện chống đẩy đứng để giảm căng cơ cổ
Thực hiện chống đẩy đứng để giảm căng cơ cổ

Đây là một bài tập được thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho người thực hiện với các bước như sau:

  • Bước 1: Đứng cách tường một khoảng bằng bàn tay và hai bàn chân dang rộng.
  • Bước 2: Đặt hai tay lên trên thường, đảm bảo rằng hai tay song song với vai.
  • Bước 3: Giữ lưng thẳng rồi từ từ uốn cong khuỷu tay, đưa phần thân trên về phía trường.
  • Bước 4: Duỗi thẳng khuỷu tay và trở lại vị trí ban đầu.

Thực hiện bài tập này khoảng 5 - 10 lần.

7. Phòng ngừa căng cơ cổ

Tình trạng căng cơ cổ không quá nghiêm trọng đến sức khỏe, tuy nhiên, nó ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Do đó ngăn ngừa tình trạng này có thể giúp bạn thực hiện các hoạt động hàng ngày dễ dàng hơn.

Để phòng tránh được căng cơ cổ, bạn có thể tham khảo các biện pháp dưới đây:

  • Tập thể dục thể thao mỗi ngày để nâng cao sự linh hoạt của cơ cổ.
  • Khởi động hoặc làm ấm người trước khi thực hiện các hoạt động thể dục thể thao.
  • Không ngồi quá lâu tại một vị trí. Bạn có thể giải lao bằng những bài tập nhẹ nhàng để phần cơ cổ được thư giãn.
  • Giữ đúng tư thế, chẳng hạn như vào ban đêm bạn có thể sử dụng một chiếc gối phù hợp với bạn sao cho nó có thể giữ đầu và cổ thẳng hàng.
  • Không nên nhấc đồ vật nặng với thao tác quá nhanh để tránh phần cơ tại cổ chịu lực mạnh một cách bất ngờ.

Trên đây là những thông tin về căng cơ cổ mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng bài chia sẻ trên có thể hữu ích đối với bạn. Nếu bạn đang gặp tình trạng căng cơ cổ, hãy liên hệ theo các hotline dưới đây để được tư vấn nhanh nhất.

0961 666 383

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH