Bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân là không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng gây ra nhiều bất tiện, tự ti cho người bệnh và ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân nguyên nhân do đâu, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị?
1. Bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân là gì?
Theo y học cổ truyền, bệnh phong thấp thực chất là bệnh xuất hiện với hai triệu chứng khác nhau: Phong thấp chạy (đau nhức xương khớp) và phong thấp ra mồ hôi tay chân.
Bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân là tình trạng ra mồ hôi lòng bàn tay, bàn chân ở người bị bệnh phong thấp. Trường hợp nhẹ mồ hôi sẽ chảy thành từng giọt, nặng thì chảy liên lục, không tự chủ.
Có nhiều trường hợp người bị bệnh phong thấp còn ra mồ hôi ở đầu hoặc toàn thân gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt và cuộc sống.
Mồ hôi có thành phần bao gồm: nước, muối và một lượng nhỏ các chất thải. Bình thường mồ hôi vẫn được tiết ra hằng ngày thông qua các tuyến mồ hôi trên da. Khi mồ hôi ra quá nhiều có thể khiến cơ thể mất nước, rối loạn điện giải , gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
2. Nguyên nhân bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân
Những nguyên nhân gây bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân có thể giải thích theo quan điểm Đông y và Tây y như sau:
2.1. Nguyên nhân bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân theo quan điểm Đông y
Theo Đông y, nguyên nhân gây bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân là do “thấp” được chia làm 2 loại là nội thấp và ngoại thấp. Ngoại thấp là do tình trạng lạnh ẩm bên ngoài gây nên, còn nội thấp là do các bệnh tạng tỳ gây ra.
Tình trạng tay chân ra nhiều mồ hôi là do cả nội thấp và ngoại thấp gây ra, cộng thêm cơ thể đang bị suy yếu, các khớp bị tổn thương dẫn đến dương hư, gan bàn tay, bàn chân lạnh và ra mồ hôi nhiều hơn.
Cũng theo Đông y, ra mồ hôi tay chân nhiều còn gọi là hiện tượng “dương hư sinh ngoại hàn”. Nghĩa là khi bị bệnh phong thấp, dương khí thoát ra ngoài gây tắc nghẽn, rối loạn đường dẫn khí ở các dây thần kinh, khiến mồ hôi thoát ra khỏi tay chân.
2.2. Nguyên nhân bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân theo quan điểm Tây y
Theo quan điểm Tây y cho rằng ra nhiều mồ hôi tay chân là do:
- Rối loạn hệ thần kinh phó giao cảm: Các tuyến mồ hôi bị chi phối bởi nhiều hạch thần kinh phó giao cảm. Vì thế khi chức năng này bị rối loạn (ví dụ căng thẳng, lo lắng), cơ thể sẽ tăng tiết mồ hôi.
- Cường giáp: Hormon tuyến giáp có vai trò tăng cường chuyển hóa của cơ thể. Bệnh cường giáp, làm tăng chuyển hóa quá chất quá mức, tạo ra nhiều nhiệt lượng vì thế làm tăng tiết nhiều mồ hôi.
- Thiếu hụt vitamin và khoáng chất: Đây cũng là một nguyên nhân gây bệnh ra nhiều mồ hôi.
- Nhiễm trùng, nhiễm độc: Tình trạng này gây ra các phản ứng viêm trong cơ thể, có thể gây sốt làm tăng tiết mồ hôi.
2.3. Nguyên nhân khác gây ra mồ hôi tay chân
Ra mồ hôi tay chân nhiều cũng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh khác như:
- Bệnh lý liên quan đến thần kinh giao cảm
- Do rối loạn vị giác
- Phụ nữ đang mang thai hoặc trong giai đoạn mãn kinh
- Cơ thể có khối u chèn vào dây thần kinh tủy sống
- Người uống quá liều thuốc hạ nhiệt salicylat
- Do yếu tố môi trường, thời tiết hoặc khí hậu
3. Dấu hiệu nhận biết bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân
Như đã trình bày ở trên, ngoài bệnh phong thấp thì còn có rất nhiều nguyên nhân gây ra mồ hôi nhiều ở tay chân. Vì thể để phân biệt bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân với các bệnh ra mồ hôi tay chân khác, bạn cần lưu ý các điểm sau:
- Người bị bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân mọi lúc, mọi nơi. Nhiều nhất là vào mùa hè và khi vào mùa đông tay chân thường lạnh ngắt.
- Tùy vào mức độ bệnh mà lượng mồ hôi lòng bàn tay, bàn chân đổ ra ít hay nhiều. Trường hợp nặng, bạn có thể thấy mồ hôi đổ ra nhiều thành nước.
- Lòng bàn tay, bàn chân có mùi khó chịu
- Xuất hiện tình trạng rộp, bong tróc da tại các đầu ngón chân, tay.
- Đôi khi còn xuất hiện tình trạng đổ mồ hôi đầu hoặc toàn thân.
Lượng mồ hôi ra nhiều khiến tâm lý người bệnh dễ căng thẳng, tự ti trong giao tiếp và các hoạt động xã hội. Bên cạnh đó việc ra quá nhiều mồ hôi khiến cơ thể bị mất nước, mất điện giải, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
4. Thuốc trị bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân
Có nhiều phương pháp để điều trị bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân theo cả Đông y và Tây y.
4.1. Theo Tây y
Tùy thuộc vào mức độ ra mồ hôi và tình trạng sức khỏe của mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau. Theo y học hiện đại, để điều trị bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân có các cách sau:
- Uống thuốc Tây y: Các loại thuốc này chủ yếu làm giảm lượng mồ hôi tiết ra, giúp giảm bớt cảm giác khó chịu. Các loại thuốc thường dùng là thuốc kháng cholinergic hoặc thuốc bôi ngoài ra
- Điều trị bằng điện ion: Phương pháp này sử dụng dòng điện cường độ thấp để tạm thời ức chế hoạt động của tuyến mồ hôi. Người bệnh phải thực hiện theo liệu trình liên tục để duy trì hiệu quả.
- Tiêm botox: Botox là một chất có tác dụng tê liệt thần kinh, ngăn chặn hoạt động của acetylcholin từ đó làm giảm tiết mồ hôi. Tuy nhiên phương pháp này chỉ đem lại hiệu quả trong thời gian ngắn và dễ tái phát lại sau đó, đồng thời gây ra nhiều tác dụng phụ (yếu cơ, giảm thị lực…)
- Phương pháp phẫu thuật: Đây là giải pháp cuối cùng khi các biện pháp không còn tác dụng. Khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ cắt hoặc đốt hạch giao cảm để điều trị tăng tiết mồ hôi. Tuy nhiên phương pháp này gây tốn kém chi phí và gây ra nhiều biến chứng như da khô quá mức, tăng tiết mồ hôi ở các vị trí khác…
Các phương pháp chữa bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân kể trên giúp giảm nhanh triệu chứng nhưng không điều trị đúng nguyên nhân nên chỉ duy trì được trong thời gian ngắn.
4.2. Thuốc y học cổ truyền
Thời gian mắc bệnh quyết định rất lớn đến khả năng điều trị bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền.
Đối với trường hợp người bị bệnh phong thấp mới ra mồ hôi trong thời gian 1-2 năm thì việc điều trị dứt điểm sẽ dễ dàng hơn.
Còn đối với người đã mắc bệnh lâu năm (5-10 năm) thì chỉ có thể làm giảm triệu chứng ra mồ hôi, việc điều trị dứt điểm sẽ khó khăn hơn.
Một số cách điều trị bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân thường được áp dụng bao gồm:
- Uống thuốc Đông y theo đơn của bác sĩ kê: Tùy vào từng thể bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn khác nhau. Các bài thuốc điều trị bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân như Tam nhân thang, Lục vị địa hoàn gai, Lý trung thang, Quế chi thang…
- Phương pháp châm cứu: Cách này sẽ tác động lên các huyệt tại đường kinh tâm, giúp điều hòa nội tiết, ổn định tinh thần, từ đó giúp giảm tiết mồ hôi.
- Phương pháp bấm huyệt: Là phương pháp tác động lên các dây thần kinh, giúp chúng được thả lỏng, nhờ đó làm ổn định thần trí, giảm tiết mồ hôi.
Các phương pháp điều trị bệnh theo Đông y ngoài giúp giảm tiết mồ hôi, còn có tác dụng bồi bổ sức khỏe, nâng cao sức đề kháng từ đó ngăn ngừa được sự xâm nhập của các yếu tố bất lợi bên ngoài, mang lại hiệu quả điều trị bệnh lâu dài.
Khi thực hiện điều trị bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân, bạn nên lựa chọn các cơ sở phòng khám Đông y có uy tín để có hiệu quả tốt nhất.
4.3. Sử dụng các loại cây trong tự nhiên
Trong tự nhiên có rất nhiều loại cây gần gũi nhưng lại có hiệu quả không ngờ trong điều trị bệnh.
Dưới đây là một số loại cây quanh nhà mà bạn có thể sử dụng để chữa bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân.
- Lá lốt: Sử dụng lá lốt để điều trị ra mồ hôi tay chân đã được nhiều người áp dụng và cho hiệu quả đáng kể. Cách dùng lá lốt chữa bệnh đơn giản nhất là lấy nước sắc lá lốt để uống hoặc ngâm rửa tay chân.
- Lá trà xanh: Đây là loại lá có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa, làm lành vết thương trên da. Vì thế ngâm rửa tay chân bằng nước nấu lá chè xanh có hiệu quả rất cao với bệnh tăng tiết mồ hôi.
- Lá dâu tằm hay còn gọi là tang diệp: Trong dân gian người ta thường sử dụng lá dâu tằm để điều trị bệnh ra mồ hôi tay chân.
- Nước cốt chanh: Các axit hữu cơ có trong quả chanh có tác dụng kháng khuẩn, làm sạch da, loại bỏ tế bào chết và bã nhờn. Sử dụng nước cốt chanh xoa đều lên vùng bàn tay và bàn chân, để yên trong 15 phút sau đó rửa lại với nước sẽ giúp giảm lượng mồ hôi tiết ra và ngăn được mùi cơ thể.
- Muối ăn: Đây là cách chữa bệnh ra mồ hôi đơn giản nhất mà bạn có thể tự thực hiện tại nhà. Bạn cần pha 1 bát nước sôi với 3 bát nước lạnh và 1 thìa muối, tạo thành dung dịch ngâm chân mỗi ngày.
- Lá ngải cứu: Từ lâu đời lá ngải cứu đã được sử dụng trong dân gian để điều trị bệnh phong thấp, chân tay lạnh. Bạn cần lấy 1 nắm rau ngải cứu sao nóng rồi hơ chân tay trên hơi nóng. Tinh dầu từ ngải cứu giúp làm lưu thông khí huyết, giảm đau nhức xương khớp, hạn chế lượng mồ hôi tiết ra.
Các cách sử dụng cây cỏ tự nhiên bạn cần thực hiện kiên trì hàng ngày mới đem lại hiệu quả rõ rệt.
5. Cách trị bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân tại nhà
Bên cạnh việc dùng thuốc Đông y hay Tây y, bạn có thể áp dụng một số cách sau để trị bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân.
5.1. Chế độ ăn cho người bị bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân
Khi bị bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân, bạn cần có một chế độ ăn như sau:
- Tránh xa thực phẩm cay nóng, đồ chiên rán, xào, đồ ăn dầu mỡ, vì các món ăn này dễ kích thích tuyến mồ hôi hoạt động và một số món ăn mà người bệnh phong thấp nên kiêng.
- Hạn chế tối đa đồ uống có cồn, rượu bia, chất kích thích, cà phê, thuốc lá
- Tăng cường bổ sung Magie và vitamin nhóm B như các loại đậu, sữa, rau xanh, thịt gà, hạt điều…
5.2. Bài tập giúp giảm tiết mồ hôi khi bị phong thấp
Một bài tập cơ bản và dễ thực hiện giúp giảm tiết mồ hôi đó là tập các bài tập giúp dẫn khí ra lòng bàn tay, bàn chân.
Cách thực hiện:
- Người bệnh chắp hai tay để trước ngực sau đó tập thở bằng bụng.
- Hai bàn tay để cách ngực 3-4 cm, lòng bàn tay đối diện với nhau.
- Tập trung đầu óc, một lúc sau bàn tay sẽ trở nên ấm
Thực hiện tương tự với lòng bàn chân. Lưu ý tập trung vào hơi thở trong quá trình thực hiện.
Ngoài bài tập này, bạn có thể tập thiền hoặc yoga để giúp kiểm soát mồ hôi một cách hiệu quả.
Trên đây là tất cả các thông tin bạn cần biết về bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân. Hy vọng thông qua bài viết, bạn có thể tìm ra cách trị bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân hiệu quả và phù hợp với bản thân.
Hãy liên hệ ngay với chúng thôi theo hotline 0961 666 383 để được tư vấn bởi chuyên gia về tình trạng bệnh của bạn và có biện pháp điều trị hợp lý.