Loãng xương là một căn bệnh phổ biến hiện nay, độ tuổi bị loãng xương cũng ngày càng được trẻ hóa. Vậy các yếu tố nguy cơ loãng xương là gì? Đối tượng nào dễ bị loãng xương nhất?
1. Bệnh loãng xương là gì?
Loãng xương là một hiện tượng thoái hóa tự nhiên, xảy ra khi có sự rối loạn chuyển hóa xương khiến mật độ xương suy giảm, cấu trúc của hệ xương bị tổn thương, giảm khối lượng xương.
Dấu hiệu của bệnh loãng xương thường gặp là đau lưng, đau mỏi vai gáy, tê bì chân tay, gãy xương lâu lành hơn. Tùy vào mức độ nghiêm trong của bệnh mà loãng xương được chia làm 3 cấp độ: loãng xương độ 1, loãng xương độ 2 và loãng xương độ 3.
Hậu quả của bệnh loãng xương lâu ngày không được điều trị bao gồm: xương giòn, dễ gãy (các vị trí dễ gãy xương nhất cổ xương đùi, xương quay, gãy đốt sống thắt lưng).
Loãng xương là một bệnh mạn tính nên rất khó để khỏi hoàn toàn, nhưng nếu được điều trị loãng xương đúng cách sẽ làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.
2. Các yếu tố nguy cơ loãng xương
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương, trong đó thiếu hụt canxi là nguyên nhân chính khiến quá trình loãng xương tiến triển nhanh chóng.
Ngoài ra, do một số yếu tố khiến cơ thể dễ mắc bệnh loãng xương hơn
2.1. Yếu tố không thể thay đổi
- Tuổi tác: Trong cơ thể luôn có sự cạnh tranh giữa 2 quá trình: tạo xương và phá hủy xương. Một độ xương trong cơ thể đạt đỉnh khi 30 tuổi. Sau giai đoạn này, quá trình tạo xương luôn chậm hơn quá trình hủy xương. Từ khoảng 50 tuổi trở đi, xương bị thoái hóa với tốc độ nhanh chóng.
- Di truyền: Theo các yếu tố di truyền có một số gen liên quan đến loãng xương và giảm mật độ xương. Vì vậy, nếu trong gia đình có người bị loãng xương thì nguy cơ bạn bị loãng xương sẽ rất lớn.
- Chủng tộc: Trên phương diện chủng tộc thì người da trắng và người da vàng có nguy cơ loãng xương cao hơn người da đen.
- Tai nạn: Tai nạn gây ra chấn thương xương (rạn xương, gãy xương) có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt canxi, từ đó tăng nguy cơ loãng xương cho bệnh nhân tai nạn.
2.2. Yếu tố có thể thay đổi
Các yếu tố làm tăng nguy cơ loãng xương mà bạn có thể khắc phục được:
- Thể trạng gầy yếu: Người có chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) thấp hơn 20 dễ bị loãng xương và có nguy cơ gãy xương cao gấp 2 lần so với người bình thường. Do họ có khối lượng xương thấp nên tốc độ mất xương sẽ nhanh hơn bình thường.
- Rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích khác là yếu tố cản trở cơ thể hấp thu canxi và phá hủy tế bào tạo xương.
- Chế độ dinh dưỡng thiếu chất: Việc bữa ăn hàng ngày bị thiếu chất dinh dưỡng khiến cơ thể mất thăng bằng, thiếu chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi và vitamin D.
- Lười vận động: Những người không tập thể dục có khả năng bị loãng xương cao hơn người thường xuyên tập thể dục.
- Bệnh lý: Người mắc các bệnh sau: viêm khớp dạng thấp, tiểu đường tuýp 2, bệnh liên quan đến hormone, ung thư… có nguy cơ loãng xương rất cao.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc như corticoid, phenyltoin, thuốc chống ung thư, thuốc chống động kinh, kháng sinh (tetracyclin, cyclosporin, rifampicin)... là nguyên nhân gây bệnh loãng xương.
- Thừa cân: Cơ thể thừa cân khiến chất béo ức chế ruột hấp thu canxi, từ đó tăng nguy cơ loãng xương.
3. Nhóm đối tượng dễ bị loãng xương
Hầu hết bất kì ai cũng có khả năng bị loãng xương, nhưng từ các yếu tố nguy cơ loãng xương kể trên, sẽ có một số nhóm đối tượng có nguy cơ loãng xương cao hơn người bình thường.
3.1. Độ tuổi dễ bị loãng xương
Như đã trình ở trên, tuổi càng cao quá trình tiêu xương diễn ra càng nhanh, khiến quá trình tạo xương không kịp bù đắp. Vậy nên, tuổi càng cao nguy cơ bị loãng xương càng lớn.
Độ tuổi dễ bị loãng xương nhất là những người trên 50 tuổi, theo thống kê có đến ⅓ số nữ giới và ⅛ số nam giới trong độ tuổi này có nguy cơ bị loãng xương.
Tuy nhiên, hiện nay độ tuổi bị loãng xương đang ngày càng được trẻ hóa, tỉ lệ người bị loãng xương từ 30 tuổi cũng có dấu hiệu tăng dần.
3.2. Giới tính nào dễ bị loãng xương hơn?
Phụ nữ có nguy cơ bị loãng xương cao hơn nam giới. Vì theo cấu tạo sinh lý tự nhiên, phụ nữ có xương nhỏ và mỏng hơn nam giới, mật độ xương và trọng lượng cũng nhẹ hơn.
Đồng thời, phụ nữ phải trải qua quá trình mang thai và cho con bú, nếu trong giai đoạn này không cung cấp đủ canxi, cơ thể người mẹ sẽ tự động rút canxi từ xương của mẹ để cung cấp cho con. Điều này khiến mật độ xương người mẹ bị sụt giảm.
Bên cạnh đó, phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh và tiền mãn kinh lượng hormone estrogen trong cơ thể suy giảm rất nhiều, đây cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng loãng xương ở nữ.
Vì các lý do trên nên phụ nữ dễ bị loãng xương hơn nam giới, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh.
4. Cách phòng tránh loãng xương
Do bệnh loãng xương không thể chữa khỏi hoàn toàn và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Vậy nên bạn hãy chủ động phòng tránh loãng xương bằng cách những mẹo sau đây:
- Cung cấp đầy đủ canxi và vitamin D thông qua chế đố ăn uống hoặc viên uống bổ sung phù hợp.
- Thường xuyên tập thể dục và vận động vừa sức để có một hệ xương chắc khỏe, cơ bắp dẻo dai, nâng cao sức khỏe cơ thể, nhất là người cao tuổi.
- Hạn chế rượu bia, tránh xa thuốc lá và các chất kích thích để tránh làm xương khớp bị tổn thương nghiêm trọng hơn.
- Không làm dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm, corticoid để tránh các biến chứng nguy hiểm lên xương và các cơ quan khác.
- Thận trọng khi lao động và làm việc, tránh tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.
- Theo dõi sức khỏe bản thân, nếu phát hiện các triệu chứng đau nhức xương khớp, thường xuyên bị chuột rút, tê bì chân tay… thì nên thăm khám sớm tại cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Hy vọng thông qua bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ được các yếu tố nguy cơ loãng xương, từ đó giúp bạn có các biện pháp phòng tránh phù hợp.
Nếu bạn đang xuất hiện những dấu hiệu và yếu tố nguy cơ gây loãng xương, bạn cần đến khám bác sĩ để chẩn đoán bệnh chính xác nhất hoặc liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn MIỄN PHÍ.