Nhiều người thường nghĩ rằng: Thời gian ngồi máy tính lâu và làm những công việc văn phòng ít khi vận động là tác nhân gây ra bệnh viêm cơ. Nhưng thực tế, theo nghiên cứu của các chuyên gia y tế thì ai cũng có thể bị viêm cơ và 85% nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do vi khuẩn, ký sinh trùng, virus. Nếu không được điều trị kịp thời, chứng bệnh này sẽ dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng.
1. Viêm cơ là gì?
Viêm cơ là tình trạng các cơ để di chuyển cơ thể của bạn bị viêm. Nguyên nhân do chấn thương, nhiễm trùng hoặc bệnh tự miễn dịch có thể gây ra viêm cơ. Ở người già, viêm cơ có tỷ lệ kết hợp với bệnh ung thư cao hơn và ngược lại ung thư có một số biểu hiện như viêm cơ. Hai loại viêm cơ chính là viêm đa cơ và viêm bì cơ. Trong đó:
- Viêm đa cơ gây yếu cơ, thường xảy ra ở các cơ gần thân của cơ thể.
- Viêm bì cơ gây yếu cơ kèm theo phát ban ở da.
2. Các vị trí viêm cơ thường gặp
Tình trạng viêm cơ có thể xảy ra ở rất nhiều các bộ phận như chân, tay, vai, cổ, háng,... Tại mỗi vị trí bị viêm cơ sẽ có những dấu hiệu và triệu chứng riêng. Cụ thể như sau:
2.1. Viêm cơ chân
Viêm cơ chân là tình trạng bắp chân bị đau nhức, hay mỏi hoặc nặng chân. Những đối tượng ít vận động thể dục thể thao, phải thường xuyên làm việc trong môi trường đứng nhiều hoặc phải ngồi lâu một chỗ trong suốt thời gian làm việc dễ mắc phải bệnh viêm cơ chân.
2.2. Viêm cơ tay
Viêm cơ tay là tình trạng cơ ở bắp tay, cổ tay bị viêm nhiễm, gây đau nhức, khó chịu. Đặc biệt, khi vận động tay mạnh thì cảm giác sẽ bị đau nhiều hơn.
2.3. Viêm cơ vai
Viêm cơ vai thường gặp ở những người hay phải mang vác đồ nặng trên vai. Biểu hiện đặc trưng là vai đau mỏi, tê buốt, rã rời.
2.4. Viêm cơ cổ
Viêm cơ cổ có thể thay đổi về cường độ, người bệnh cảm thấy đau nhức hoặc điện giật từ cổ xuống cánh tay. Các triệu chứng ban đầu chỉ xuất hiện ở một bên cổ, hoặc bên trái, hoặc bên phải. Những cơn đau ở cổ sau đó lan rộng ra cả phía sau tai, hai vai và thường xuyên nhất là giữa 2 bả vai, gây đau nhức ở vùng trán, thái dương.
2.5. Viêm cơ háng
Tình trạng này hay gặp ở các đối tượng thường xuyên ngồi nhiều, ít vận động khiến cơ háng bị thoái hóa và viêm. Triệu chứng phổ biến là đau ở vùng háng, ảnh hưởng đến việc đi lại.
2.6. Viêm cơ sụn sườn
Viêm cơ sụn sườn là vị trí ít bị hơn so với các vị trí khác trên cơ thể. Tuy nhiên, nếu bệnh nhẹ thì sẽ khó phát hiện được do không có dấu hiệu rõ rệt bên ngoài.
2.7. Viêm cơ đùi
Viêm cơ đùi gây ra những cơn đau, nhức mỏi, căng cơ đùi. Điều này khiến người bệnh bị hạn chế vận động, di chuyển khó khăn.
3. Nguyên nhân viêm cơ
Nguyên nhân viêm cơ có thể được chia thành nhiều loại. Trong đó, phải kể đến các yếu tố gây bệnh chủ yếu sau:
- Tình trạng viêm: Tình trạng viêm toàn thân có thể ảnh hưởng và gây viêm cơ. Nhiều trường hợp do bệnh tự miễn, nghĩa là cơ thể tự tấn công các mô của nó. Tình trạng viêm có thể gây viêm cơ nghiêm trọng bao gồm viêm bì cơ, viêm đa cơ, viêm cơ thể vùi.
- Nhiễm trùng: Nhiễm virus là bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất gây ra hội chứng viêm cơ. Virus có thể xâm nhập vào các mô cơ trực tiếp hoặc phóng thích các chất gây tổn hại các sợi cơ. Một số virus có thể gây viêm cơ như virus cảm lạnh, cảm cúm,...
- Thuốc: Một số loại thuốc cũng có thể gây ra tổn thương cơ tạm thời như Statin Colchicine Plaquenil, Alpha-interferon Cocaine,... Bệnh viêm cơ có thể xảy ra ngay sau khi bắt đầu sử dụng một loại thuốc hoặc có thể xảy ra sau khi dùng một loại thuốc trong nhiều tháng hoặc nhiều năm hoặc do sự tương tác giữa hai loại thuốc khác nhau.
- Chấn thương: Triệu chứng viêm cơ do chấn thương khi làm việc hay tập thể dục có khả năng khỏi hoàn toàn nếu nghỉ ngơi hợp lý.
- Tiêu cơ vân: Tiêu cơ xảy ra khi các cơ suy yếu nhanh chóng. Triệu chứng là đau cơ, yếu cơ và sưng phù, nước tiểu có thể đổi sang màu nâu hoặc đỏ sẫm.
4. Triệu chứng viêm cơ
Triệu chứng đặc trưng nhất của viêm cơ là yếu cơ. Yếu cơ có thể biểu hiện rõ ràng hoặc chỉ được phát hiện khi kiểm tra cơ thể. Yếu cơ do viêm cơ có thể làm người bệnh té ngã và khó đứng dậy khi đang ngồi ghế hoặc sau khi té ngã. Bên cạnh đó, viêm cơ có thể gồm các triệu chứng khác đi kèm như:
- Đau cơ, có thể xuất hiện hoặc không tùy trường hợp.
- Phát ban, chỗ bị viêm nổi các mụn nhỏ li ti màu đỏ.
- Mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
- Da trên tay dày, sần sùi và thô ráp.
- Nuốt khó, dù nuốt nước hay thức ăn đều thấy khó khăn.
- Khó thở, tim đập nhanh.
Những trường hợp bị viêm cơ do virus thường kèm theo các biểu hiện nhiễm virus chẳng hạn như chảy nước mũi, sốt, ho, đau họng, buồn nôn và tiêu chảy. Tuy nhiên, các triệu chứng này có thể biến mất đi sau vài ngày hoặc vài tuần trước khi các triệu chứng viêm cơ thực sự bắt đầu.
5. Đối tượng viêm cơ
Mọi đối tượng đều có nguy cơ mắc bệnh viêm cơ, không phân biệt độ tuổi, giới tính hay nghề nghiệp. Tuy nhiên, bệnh hay gặp nhất ở những người có hệ thống miễn dịch bị suy giảm như người bị bệnh tự miễn lupus ban đỏ hệ thống, đái tháo đường, viêm đa cơ hệ thống, xơ cứng bì. Hoặc trường hợp sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch kéo dài trong điều trị bệnh.
Ngoài ra, người già, trẻ em, những đối tượng suy dinh dưỡng, cơ thể suy kiệt, những người làm việc trong môi trường độc hại là một trong những người dễ mắc bệnh nhất. Tỷ lệ viêm cơ xuất hiện ở phụ nữ nhiều hơn đàn ông.
6. Phòng ngừa viêm cơ
Trên thực tế, không có cách phòng tránh viêm cơ 100%. Chỉ có các biện hạn chế, phòng ngừa phần nào nguy cơ mắc bệnh. Để làm được điều này, mỗi người cần chú ý thực hiện các điều dưới đây:
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên, không sử dụng rượu bia và hút thuốc lá nhằm nâng cao hệ thống miễn dịch của cơ thể.
- Khi có các vết thương trên da cần vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo vô trùng khi thực hiện các thủ thuật can thiệp.
- Điều trị tích cực các bệnh lý tự miễn của cơ thể như đái tháo đường, lupus ban đỏ hệ thống.
- Khi xuất hiện các triệu chứng cần đến khám tại cơ sở y tế khi có biện pháp điều trị phù hợp, không để bệnh diễn biến nặng sẽ khó khăn trong việc điều trị.
7. Chẩn đoán viêm cơ
Bác sĩ có thể chẩn đoán được bệnh viêm cơ dựa trên các triệu chứng bên ngoài và kết quả của những xét nghiệm về viêm cơ, bao gồm:
- Xét nghiệm máu: Giúp phát hiện các kháng thể bất thường có thể chỉ ra tình trạng tự miễn.
- Quét MRI: Máy quét sẽ sử dụng một nam châm năng lượng cao và một máy tính để tạo ra hình ảnh của các cơ. Chụp MRI giúp xác định các vị trí viêm cơ và những thay đổi trong cơ theo thời gian.
- EMG: Bằng cách chèn các điện cực kim vào cơ để kiểm tra phản ứng của cơ với các tín hiệu điện thần kinh. Từ đó, xác định cơ bị yếu hoặc tổn thương do viêm cơ.
- Sinh thiết cơ: Bác sĩ sẽ rạch một vết nhỏ và lấy đi một mẫu nhỏ của mô cơ để xét nghiệm. Sinh thiết cơ có thể chẩn đoán chính xác được bệnh viêm cơ ở những người mắc bệnh.
8. Điều trị viêm cơ
Viêm cơ có thể được điều trị bằng nhiều cách khác nhau. Việc lựa chọn phương pháp chữa bệnh nào còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh nặng hay nhẹ.
8.1 Thuốc chữa viêm cơ
Thuốc tân dược giúp giảm nhanh các triệu chứng viêm cơ gây ra. Tuy nhiên, chúng chỉ có hiệu quả tạm thời và hay kèm các tác dụng phụ. Một số loại thuốc tây thường được sử dụng để điều trị bệnh viêm cơ như:
- Thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không Steroid Ibuprofen/Motrin hoặc Advil, Naproxen/Naprosyn), Acetaminophen (Tylenol).
- Thuốc Corticosteroid (Prednisone).
8.2 Chế độ sinh hoạt
Người bị viêm cơ cần xây dựng cho mình chế độ sinh hoạt hợp lý. Điều này giúp hạn chế sự biến chuyển của các triệu chứng bệnh, hỗ trợ điều trị. Cụ thể:
- Người bệnh nên vận động nhẹ nhàng và tự phục vụ. Cố gắng hoạt động trong điều kiện càng gần bình thường càng tốt.
- Nên học cách thích nghi với tình trạng bệnh, cần duy trì cơ lực và các động tác vận động của khớp ở các khớp chưa bị ảnh hưởng.
- Không để xảy ra các biến chứng như co cứng ở các khớp chưa bị tổn thương, các tổn thương da và tình trạng ứ trệ tuần hoàn tĩnh mạch.
- Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu; giữ tư thế thẳng cân đối khi đứng, đi và ngồi. Dùng các ghế ngồi cao và có tay vịn giúp việc đứng lên dễ hơn.
- Khi đi ngủ, nên nằm ngửa để ngủ, lưng trên nệm chắc và đảm bảo ngủ đủ giấc. Tắm nước nóng trước khi đi ngủ hoặc buổi sáng sẽ có tác dụng giảm đau hiệu quả.
8.3 Chế độ ăn uống
Chế độ dinh dưỡng dành cho người mắc các bệnh về xương khớp nói chung và viêm cơ nói riêng cần cân bằng. Trong đó, chú ý bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng khác.
Nhóm thực phẩm nên ăn
- Acid béo omega-3: Cá bơn, cá trích, cá ngừ, cà hồi hồ, cá hồi, cá mòi, cá thu, dầu quả óc chó, dầu hạt cải, hạt lanh và dầu hạt lanh,...
- Trứng: Có nhiều chất dinh dưỡng, rất tốt cho bệnh nhân viêm cơ. Có thể làm món trứng luộc, trứng rán đúc thịt, trứng hấp,...
- Các loại rau củ quả: Có tác dụng cung cấp các loại vitamin, khoáng chất cần thiết giúp cơ thể khỏe mạnh
- Ngũ cốc: Gạo lứt, lúa mì, lúa mạch, bắp rang và các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt. Chúng cung cấp chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa.
Những thực phẩm nên kiêng
- Các loại quả có hàm lượng đường cao như chuối, đào, cam, dứa, lê, dưa hấu,...
- Cà phê: Vì cà phê chứa caffeine khiến cho bệnh viêm cơ trở nên tồi tệ hơn.
- Bột mì: Khiến cho bệnh viêm cơ tăng lên.
- Hạn chế ăn những thực phẩm có lượng muối cao.
9. Trị Cốt Tán - Điều trị viêm cơ, tăng cường sức khỏe hệ cơ
Cô Khánh Ngân (55 tuổi, Phú Thọ): "Chào chuyên gia! Tôi có hiện tượng đau nhức ở vai, cổ gần 1 năm nay. Tôi từng đến bệnh viện thăm khám, bác sĩ kết luận là bị viêm cơ và có kê cho đơn thuốc Tây uống. Sau khi uống thuốc thì các cơn đau giảm hẳn nhưng ngưng thuốc thì bệnh lại tái phát. Do uống thuốc Tây nhiều, giờ tôi còn bị cả chứng đau dạ dày. Vậy chuyên gia cho tôi hỏi, có cách nào chữa viêm cơ dứt điểm mà không cần dùng thuốc Tây không ạ. Tôi xin cảm ơn!"
Chào cô Khánh Ngân! Cảm ơn cô đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị bệnh viêm cơ khác nhau. Cô từng dùng thuốc Tây nhưng không đem lại hiệu quả lâu dài và còn bị đau dạ dày thì có thể chuyển qua sử dụng các sản phẩm Đông y gia truyền. Ưu điểm của thuốc Đông y là an toàn, lành tính, không tác dụng phụ. Thời gian chữa bệnh sẽ lâu hơn so với thuốc tân dược nhưng lại giúp trị dứt điểm tình trạng viêm cơ, không bị tái đi tái lại.
Trong số các sản phẩm Đông y hiện nay, Trị Cốt Tán là bài thuốc gia truyền được các bệnh nhân viêm cơ tin tưởng và lựa chọn nhiều nhất. Trị Cốt Tán được vị Lương y nổi tiếng ở mảnh đất Thái Bình - Nguyễn Công Sáu bào chế, dựa theo bí quyết gia truyền 5 đời cùng 30 năm nghiên cứu của mình. Nhằm mang đến tia sáng cho những người bị viêm cơ nói riêng và các bệnh về xương khớp nói chung.
Toàn bộ thành phần thuốc đều là những thảo dược thiên nhiên quý, lành tính như: tam thất, nấm linh chi, ba kích, đan sâm, quế chi, khương hoạt, đỗ trọng, phòng phong,... Những loại thảo dược trong Trị Cốt Tán có tác dụng kháng viêm, ngăn ngừa viêm cơ. Giảm đau, tiêu sưng, không gây tác dụng phụ. Tăng cường hàm lượng dưỡng chất giúp các cơ khỏe mạnh, làm chậm tiến trình lão hóa. Giúp hồi phục chức năng phần cơ, sườn sụn, sụn khớp và các mô xương dưới sụn,...
Trị Cốt Tán không chỉ nhận được phản hồi tốt từ người bệnh mà còn được giới chuyên gia đánh giá cao. Bằng chứng là sản phẩm Đông y gia truyền Trị Cốt Tán được nhận rất nhiều giải thưởng danh giá như:
- “Sản phẩm Xanh vì sức khỏe người Việt” của Viện chính sách pháp luật và quản lý.
- Lương y Nguyễn Công Sáu đón nhận Bảng vàng danh dự và Cúp kỷ niệm trong chương trình Vinh danh Nhà thuốc y học cổ truyền uy tín vì sức khỏe Cộng đồng năm 2014.
- Giấy khen, bằng khen của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Đông y Việt Nam.
- Trị Cốt Tán được Bộ y tế chứng nhận về an toàn và chất lượng của thuốc; “Đạt top 100 Sao Vàng thương hiệu Việt Nam”…
Nếu muốn thoát khỏi tình trạng viêm cơ nhanh chóng, hiệu quả, hãy liên hệ ngay tới nhà thuốc Hải Sáu theo số hotline: 0961 666 383. Chúng tôi sẽ tư vấn chi tiếtvà đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng trường hợp bệnh nhân, giúp bạn loại bỏ chứng viêm cơ dai dẳng.