Cảnh báo mối nguy hiểm khi khớp gối kêu

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Đôi khi bạn nghe thấy khớp gối kêu, có thể sau chấn thương hoặc trong sinh hoạt hàng ngày khi đi lại. Bạn cảm thấy thắc mắc và lo lắng về tình trạng khớp gối của mình. Vậy những tiếng động đó có ý nghĩa gì, có chắc chắn là biểu hiện của một tình trạng tổn thương khớp gối hay không. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về biểu hiện này cũng như các vấn đề liên quan của khớp đến việc phát ra tiếng động đó.

Mục lục [ Ẩn ]
Khớp gối kêu lục cục cảnh báo bệnh gì?
Khớp gối kêu lục cục cảnh báo bệnh gì?

1. Khớp gối kêu là gì? 

Khớp gối kêu cũng là một triệu chứng phổ biến thường gặp ở người bệnh cao tuổi. Nó xảy ra khi lặp đi lặp lại động tác duỗi và gập đầu gối hoặc ngồi xổm trên sàn.

Những âm thanh quanh đầu gối được mô tả bằng nhiều thuật ngữ khác nhau, bao gồm lục cục, lạo xạo, rắc rắc, răng rắc, lách cách. Những thuật ngữ này có thể được sử dụng để phân biệt tiếng ồn và tần số, thời lượng và độ lớn nhưng không dễ dàng mô tả chính xác bản chất âm thanh.

Khớp gối kêu lạo xạo có kèm sưng đỏ và đau
Khớp gối kêu lạo xạo có kèm sưng đỏ và đau

Tuy nhiên người bệnh cần phần biệt giữa tiếng kêu sinh lý và bệnh lý là kiểm tra tình trạng đau và sưng / tràn dịch khớp gối. Tiếng kêu sinh lý thường không liên quan đến tiền sử chấn thương, không làm trầm trọng thêm các triệu chứng kết hợp và bản chất rời rạc do tích tụ khí trong dịch khớp.

Tuy nhiên, tiếng ồn bệnh lý thường liên quan đến đau, sưng / tràn dịch trong các bệnh lý trong và ngoài khớp khác nhau. Tiếp kêu lớn kèm theo cơn đau tại thời điểm chấn thương thường cho thấy dây chằng và sụn chêm bị tổn thương.

Đối với trường hợp không có tiền sử chấn thương có thể chỉ ra tổn thương sụn trong viêm khớp. Ngoài ra, tiếng kêu bệnh lý có thể được quan sát thấy nhất quán khi kiểm tra cẩn thận thay vì không liên tục về bản chất như tiếng kêu sinh lý.

2. Nguyên nhân gây khớp gối kêu 

Khớp gối kêu có thể do nguyên nhân sinh lý và bệnh lý như sau:

2.1. Nguyên nhân sinh lý

Khớp gối kêu thường gặp ở người già do quá trình lão hóa
Khớp gối kêu thường gặp ở người già do quá trình lão hóa
  • Do tuổi cao: Quá trình lão hóa thường khiến chức năng khớp suy giảm dẫn đến tình trạng khớp phát ra tiếng lục cục khi vận động.
  • Mang thai: Do áp lực đột ngột từ cân nặng và sự giãn nở của tử cung là nguyên nhân dẫn đến khớp gối thường xuyên đau nhức và dễ phát ra âm thanh tại khớp gối.
  • Thay đổi hormon đột ngột: Hormon thay đổi có thể làm giảm quá trình tổng hợp canxi khiến xương giảm mật độ và suy yếu dần.
  • Hạn chế vận động: Đây là một trong những nguyên nhân khiến ở khớp giảm khả năng tiết chất nhầy dẫn đến khô khớp và gây ra tiếng động.
  • Lao động nặng: Mang vác và bê đồ quá nặng khiến khớp gối bị tổn thương. Nếu quá trình này diễn ra trong một thời gian dài, sụn khớp sẽ bị bào mòn và hư hỏng.

2.2. Nguyên nhân bệnh lý

Thoái hóa khớp gối có thể gây khớp gối kêu
Thoái hóa khớp gối có thể gây khớp gối kêu

Ngoài những nguyên nhân sinh lý kể trên, nguyên nhân bệnh lý gây khớp gối kêu khiến bạn đặc biệt quan tâm. Khô khớp gối có thể là dấu hiệu của những tình trạng bệnh nguy hiểm như:

  • Thoái hóa khớp gối: Tình trạng bệnh do hư hại và xơ hóa mô sụn khiến khớp đau khi vận động. Nó thường kèm theo triệu chứng cứng khớp và khô khớp.
  • Gai khớp gối: Khi các sụn khớp bị bào mòn, cơ thể có xu hướng tích tụ canxi nhằm bù lấp chỗ trống các mô sụn dẫn đến tình trạng tạo gai xương. Gai xương phát triển khiến khớp gối kêu lục cục khi vận động.
  • Viêm khớp dạng thấp: Bệnh này thường xảy ra khớp gối kêu rắc rắc ở cả hai bên khớp.
  • Loãng xương: Loãng xương khiến giảm mật độ xương giảm và xốp, giòn, yếu. Bệnh lý này thường gây đau âm ỉ và kết hợp với triệu chứng khớp gối kêu răng rắc khi đi lại và co duỗi.
  • Rách sụn chêm: Nó khá phổ biến ở những người chơi thể thao hoặc chạy bộ. Vết rách sụn chêm có thể gây ra chứng nứt khi khớp cử động.
  • Hội chứng xương bánh chè: Hay còn gọi là hội chứng đầu gối của những người chạy bộ. Nó xảy ra khi khớp gối phải chịu nhiều lực lên bánh chè và gây tổn thương ở bề mặt khớp của xương bánh chè dẫn đến tiếng lọa xạo khi di chuyển đầu gối.
  • Các bệnh lý khác: bệnh gout, khô khớp gối, viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm bao hoạt dịch khớp gối,...

3. Khám và chẩn đoán khớp gối kêu 

Tình trạng khớp gối kêu xảy ra ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt, do đó khi triệu chứng này xuất hiện trong khoảng 7 ngày liên tiếp, bạn nên tiến hành thăm khám sớm để được chẩn đoán bệnh. 

Chẩn đoán khớp gối kêu bằng thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng
Chẩn đoán khớp gối kêu bằng thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng

Trước tiên, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng để hiểu về tiền sử bệnh của bạn. Sau đó họ có thể chỉ định bạn tiến hành một số xét nghiệm, chẳng hạn như:

  • Chụp X-quang: Nhận biết sự mất sụn khớp, giảm mật độ xương và sự hình thành gai xương.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Chẩn đoán tình trạng liên quan đến dây chằng, bao hoạt dịch,...
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan): Xác định được vị trí tổn thương của khớp.
  • Xét nghiệm máu: Xác định các bệnh lý liên quan đến khớp gối kêu như viêm khớp dạng thấp (IgE cao), bệnh gout (nồng độ acid uric tăng cao), viêm khớp nhiễm khuẩn,...

Thông qua chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác nhất cho người bệnh đang gặp tình trạng khớp gối kêu.

4. Điều trị bệnh khớp gối kêu

Khi nguyên nhân gây khớp gối kêu được xác định, các chuyên gia sẽ lập phác đồ điều trị cho từng người bệnh để cải thiện tình trạng bệnh tốt nhất.

4.1. Vật lý trị liệu để giảm căng thẳng trên đầu gối 

Nếu một số hoạt động nhất định khiến khớp gối bị mòn nhiều hơn mức bình thường, bạn nên nghỉ ngơi một thời gian hoặc tham khảo ý kiến của chuyên gia vật lý trị liệu để tăng cường cơ bắp và đầu gối của bạn.

Massage để giảm tình trạng khớp gối kêu
Massage để giảm tình trạng khớp gối kêu

Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể áp dụng các phương pháp tự chăm sóc bao gồm:

  • Nghỉ ngơi và thư giãn
  • Chườm đá và chườm nóng để giảm đau
  • Massage để hỗ trợ lưu thông

4.2. Sử dụng thuốc tây để hạn chế khớp gối kêu

Để kiểm soát triệu chứng trên, bạn có thể được chỉ định các loại thuốc như ibuprofen, paracetamol, naproxen,.... Những thuốc này cũng có tác dụng điều trị các triệu chứng kèm theo như sưng và cứng khớp gối.

Nếu các thuốc giảm đau không có hiệu lực,bạn có thể được chỉ định sử dụng các thuốc tiêm corticoid để giảm viêm và đau trong vài tuần hoặc vài tháng. Ngoài ra, một loại thuốc tiêm khác được sử dụng có tác dụng như một chất bôi trơn, đó là acid hyaluronic, nó là chất mà khi sụn khớp khỏe sẽ được sản xuất tự nhiên để bôi trơn các khớp giúp giảm ma sát và đau.

4.3. Phẫu thuật khớp gối

Nếu tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng, bạn được chỉ định phẫu thuật với các phương pháp sau:

  • Thay toàn bộ đầu gối
  • Thay một phần khớp gối (đối với phần khớp gối bị tổn thương nhiều nhất)
  • Nội soi khớp gối

Sau khi phẫu thuật, người bệnh cần phải nghỉ ngơi thoải mái trong vài tuần và tránh tình trạng nhiễm trùng sau phẫu thuật.

5. Khớp gối kêu lạo xạo có nguy hiểm không?

Khớp gối kêu là triệu chứng gây nhiều biến chứng nguy hiểm trong bệnh xương khớp
Khớp gối kêu là triệu chứng gây nhiều biến chứng nguy hiểm trong bệnh xương khớp

Khớp gối kêu có thể chỉ là triệu chứng không ảnh hưởng ngay lập tức đến người bệnh nhưng khi tình trạng này là tiến triển của những bệnh lý xương khớp nguy hiểm như thoái hóa khớp, loãng xương, viêm xương khớp, khô khớp gối,... thì người bệnh cần đặc biệt quan tâm.

Khi khớp gối kêu là triệu chứng của những tình trạng bệnh trên, nó thường kèm theo những biểu hiện khác như sững, nóng, đỏ, đau, cứng khớp khiến người bệnh khó chịu và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Do đó, khi mới phát hiện triệu chứng này, người bệnh nên tìm gặp bác sĩ sớm để có thể phát hiện và điều trị kịp thời.

6. Chăm sóc và phòng ngừa 

Ăn uống hợp lý có thể cải thiện và phòng ngừa khớp gối kêu
Ăn uống hợp lý có thể cải thiện và phòng ngừa khớp gối kêu

Để hạn chế cũng như ngăn chặn tình trạng khớp gối kêu tiến triển, bạn cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Nghỉ ngơi hợp lý: Xây dựng thời gian biểu để nghỉ ngơi và thư giãn mỗi ngày giúp khớp gối giảm tải hoạt động.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng: Thường xuyên tập thể dục giúp khớp gối tiết chất nhờn đều đặn và khớp được linh hoạt.
  • Hạn chế gây áp lực lên khớp gối như mang vác nặng, leo cầu thang, ngồi quá lâu tại một chỗ,...
  • Xây dựng chế độ ăn an toàn và hợp lý bằng cách bổ sung các thực phẩm tốt cho xương khớp như trứng, sữa, rau xanh, các loại đậu,... Đồng thời, hạn chế các thực phẩm không có lợi như rượu bia, cà phê, thức ăn chứa nhiều gia vị,...
  • Không hút thuốc lá vì nó làm đẩy nhanh quá trình lão hóa và ảnh hưởng tới khớp gối.
  • Kiểm soát cân nặng hợp lý để tránh gây áp lực lên khớp gối.

Khớp gối kêu là một hiện tượng phổ biến, tuy nhiên bạn cần lưu ý nếu triệu chứng này diễn ra trong thời gian dài cùng với những triệu chứng liên quan đến bệnh lý xương khớp.

Nếu bạn đang gặp tình trạng khớp gối kêu, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được chuyên gia tư vấn và đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.

0961 666 383

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH