Tác dụng của củ nghệ và các lưu ý khi sử dụng

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Củ nghệ vàng là một vị thuốc trong đông y với tên gọi là khương hoàng. Đây là một trong những loại dược liệu dễ tìm và khá phổ biến vì nó còn được sử dụng như một loại gia vị trong nấu ăn. Bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các công dụng bất ngờ của củ nghệ đối với sức khỏe và đặc biệt là tác dụng chữa bệnh xương khớp của củ nghệ.

Mục lục [ Ẩn ]
Các công dụng thần kỳ của củ nghệ mà bạn có thể đã bỏ qua
Các công dụng thần kỳ của củ nghệ mà bạn có thể đã bỏ qua

1. Giới thiệu đôi nét về cây nghệ vàng

Cây nghệ vàng là một trong những loại cây quen thuộc trong dân gian với nhiều tên gọi khác nhau như: khương hoàng, uất kim hương…

Tên khoa học của cây nghệ vàng là Curcuma longa L, thuộc họ Gừng (Zingiberaceae).

1.1. Đặc điểm hình thái 

Nghệ là cây thân cỏ, chỉ cao khoảng 60 – 100cm. Cây có phân nhánh cao, thân hình trụ, mảnh.

Lá nghệ mọc xen kẽ thành 2 hàng đối xứng nhau. Lá đơn mọc từ thân rễ, các phiến lá đơn, hình bầu dục có chiều dài 22-40cm, chiều rộng khoảng 12-15cm. Phiến lá hình elip, hơi uốn lượn, màu xanh lục đậm ở mặt trên và nhạt hơn ở mặt dưới. Gân lá hình lông chim, gân chính nổi rõ ở mặt dưới, các gân phụ hơi lồi ở mặt trên.

Bẹ lá hình lòng máng, ôm sát vào nhau tạo thành một thân cây khí sinh, trên bẹ lá có các đường gân song song.

Hoa mọc thành cụm, thường ở giữa các lá, có hình nón.

Quả dạng quả nang có 3 ngăn, mở bằng 3 van. 

Thân rễ hay thường được gọi là củ nghệ có hình trụ hoặc hình bầu dục, chia thành nhiều nhánh, đường kính khoảng 1,5-2cm. Trên củ có nhiều đốt, tại các đốt có những vảy khô từ lá biến thành. Bên ngoài vỏ có màu nâu xám, bên trong có màu vàng tươi. 

Củ nghệ có mùi thơm, vị cay nồng, khi phơi khô màu sẽ chuyển đậm hơn.

Cây nghệ vàng
Cây nghệ vàng

1.2. Bộ phận dùng

Bộ phận được dùng làm dược liệu của cây nghệ vàng là phần thân rễ (củ nghệ). Trong đông y, củ nghệ dùng làm thuốc được gọi là khương hoàng.

1.3. Phân bố 

Nghệ vàng được trồng khá nhiều tại Việt Nam vì nó là một loại gia vị quen thuộc với nhiều công dụng chữa bệnh. 

Ngoài ra nghệ còn được trồng ở nhiều quốc gia có khí hậu nhiệt đới như Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia, Trung Quốc…

1.4. Thu hái – sơ chế 

Thời điểm thu hoạch củ nghệ là khi cây nghệ đã khô héo, chuyển sang màu vàng ⅔ diện tích, thường diễn ra vào khoảng mùa thu, khi cây nghệ ở độ tuổi khoảng 9-10 tháng.

Sau khi thu hoạch người ta cần cắt bỏ thân, rễ nhỏ, chỉ giữ lại phần củ nghệ và đem đi phơi nắng hoặc sấy khô.

1.5. Bảo quản 

Nghệ sau khi thu hái và sơ chế cần được bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát.

Ngoài bảo quản nguyên củ, nghệ còn có thể nghiền mịn ra thành bột, phơi hoặc sấy khô.

2. Thành phần hóa học của củ nghệ

Các nghiên cứu phân tích thành phần củ nghệ tươi cho thấy:

Thành phần hoạt chất chính có trong củ nghệ là curcumin là chất có hoạt tính sinh học với tác dụng chữa nhiều bệnh.

Ngoài ra, trong củ nghệ còn chứa các thành phần khác như: Nước (13,2%), protein (6,3%), chất béo, tinh bột, caroten và vitamin A…

Curcumin là thành phần hoạt tính quan trọng nhất của củ nghệ
Curcumin là thành phần hoạt tính quan trọng nhất của củ nghệ

3. Tác dụng của củ nghệ

Từ xa xưa củ nghệ đã được sử dụng làm thuốc để chữa nhiều bệnh như đau bụng, viêm loét dạ dày, phong thấp, tê nhức chân tay… Hiện nay dưới sự phát triển của nền khoa học, tác dụng của củ nghệ đã được chứng minh như sau:

3.1. Tác dụng theo y học hiện đại

Các tác dụng của củ nghệ vàng trong y học hiện đại bao gồm:

  • Tác dụng chống oxy hóa: Curcumin là thành phần tạo ra tác dụng này cho củ nghệ.
  • Giảm đau, chống viêm khớp: Các nghiên cứu cho thấy mỗi ngày uống 1g curcumin, liên tục trong 8-12 tuần sẽ cho hiệu quả giảm đau tương đương với nhóm thuốc chống viêm, giảm đau NSAIDs (ibuprofen, diclofenac).
  • Cải thiện trí nhớ, tăng cường chức năng não bộ: Curcumin trong nghệ kích thích não bộ sản xuất “yếu tố dinh dưỡng thần kinh” – BDNF, là hợp chất giúp phát triển tế bào thần kinh.
  • Cải thiện tâm trạng, phòng ngừa bệnh trầm cảm: Hoạt chất curcumin trong nghệ có thể cải thiện tâm trạng và hỗ trợ giảm các triệu chứng trầm cảm.
  • Phòng chống bệnh tim mạch: Chất curcumin có khả năng cải thiện chức năng của niêm mạc mạch máu được gọi là chức năng nội mô. Chức năng này hoạt động tốt sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
  • Phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư: Theo nghiên cứu, curcumin có thể tiêu diệt tế bào ung thư trong ống nghiệm và ức chế sự hình thành của các mạch máu nuôi khối u, từ đó hạn chế khả năng di căn của chúng.

Ngoài các tác dụng kể trên, củ nghệ và các sản phẩm từ nghệ còn có thể phòng bệnh Alzheimer, làm đẹp, khử trùng, sát khuẩn…

3.2. Tác dụng theo y học cổ truyền

Theo Đông y, củ nghệ (khương hoàng) là vị thuốc có vị cay, nồng, có mùi thơm hắc, tính ấm. 

Củ nghệ quy vào 2 kinh chính là can và tỳ.

Củ nghệ được sử dụng chủ yếu trong các bài thuốc với tác dụng hành khí, phá huyết, thông kinh, kháng viêm, liền sẹo…

Các công dụng của củ nghệ bao gồm: 

  • Chữa đau dạ dày
  • Điều kinh, bế kinh
  • Chữa mụn nhọt
  • Điều trị viêm gan
  • Chữa bong gân, sưng đau nhức
  • Chữa bệnh xương khớp
Các công dụng của củ nghệ vàng
Các công dụng của củ nghệ vàng

4. Khi dùng củ nghệ có tác dụng phụ không

Mặc dù nghệ là một vị dược liệu tự nhiên và được đánh giá an toàn, ít gây tác dụng phụ nên có thể sử dụng lâu dài. 

Tuy nhiên khi sử dụng quá nhiều nghệ trong thời gian ngắn có thể gây ra các tác dụng không mong muốn sau: 

  • Vấn đề về tiêu hóa: Đầy bụng, khó tiêu, trào ngược dạ dày hoặc tiêu chảy… khi dùng trên 1000mg nghệ mỗi ngày.
  • Buồn nôn, nôn và nhức đầu
  • Phát ban trên da

Các tác dụng phụ này mặc dù hiếm gặp nhưng bạn không nên chủ quan, hãy dùng nghệ một lượng vừa phải mỗi ngày.

Các chuyên gia đã đưa ra chế độ ăn kiến nghị là khoảng 3 mg/kg nghệ mỗi ngày.

5. Cách dùng củ nghệ chữa bệnh xương khớp đơn giản, tại nhà

Củ nghệ đem lại nhiều lợi ích trong điều trị bệnh xương khớp như: Chống viêm giảm đau do viêm xương khớp, chống oxy hóa giảm tiến triển của bệnh, ngăn ngừa mất xương và sụn, làm tăng hiệu quả của các thuốc chống viêm khác.

5.1. Kết hợp tinh bột nghệ và gừng

Gừng có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn có tác dụng ức chế sự phát triển của bệnh viêm khớp. Bên cạnh đó gừng còn giúp kích thích dây thần kinh, thúc đẩy máu tuần hoàn và lưu thông, từ đó giúp giảm đau và tăng cường tái tạo sụn khớp.

Vì thế sự kết hợp của 2 loại dược liệu tự nhiên này có công dụng điều trị bệnh xương khớp hiệu quả.

Cách thực hiện: 

  • Gừng đem rửa sạch, gọt vỏ, thái thành từng lát mỏng
  • Hãm gừng với nước sôi trong khoảng 3-5 phút.
  • Sau đó cho khoảng 1 thìa cà phê tinh bột nghệ và 1 thìa mật ong vào khuấy đều và uống khi còn ấm.

Tùy mức độ tình trạng khớp bị viêm mà liều lượng và số lần uống ở mỗi người có thể khác nhau. Thông thường nên uống 1-3 cốc/ngày, bệnh nhân nên uống liên tục trong nhiều ngày để cảm nhận được hiệu quả rõ rệt.

Kết hợp tinh bột nghệ và gừng để chữa bệnh xương khớp
Kết hợp tinh bột nghệ và gừng để chữa bệnh xương khớp

5.2. Dầu dừa và tinh bột nghệ

Dầu dừa có tác dụng chống viêm, giảm sưng, hỗ trợ điều trị bệnh viêm xương khớp. Người bệnh chỉ cần kết hợp dầu dừa và tinh bột nghệ theo công thức phối trộn đơn giản sau đây để cải thiện triệu chứng bệnh:

  • Lấy tinh bột nghệ và dầu dừa với tỷ lệ 1:1 (mỗi thứ 1 muỗng ăn cơm)
  • Cho 2 nguyên liệu vào bát trộn thành hỗn hợp sệt
  • Sau đó thoa đều hỗn hợp vừa trộn lên vùng khớp bị viêm, mát xa nhẹ nhàng 3-5 phút.
  • Để yên sau 1-3 tiếng thì rửa sạch bằng nước ấm.

Bạn nên thực hiện bài thuốc chữa viêm khớp này 1-2 lần/ngày, để thấy được hiệu quả giảm đau khớp rõ rệt.

5.3. Tinh bột nghệ và muối

Cả muối và tinh bột nghệ đều có khả năng kháng khuẩn và chống viêm rất tốt, vì thế khi kết hợp 2 loại nguyên liệu này sẽ giúp giảm sưng tấy và đau khớp.

Cách thực hiện rất đơn giản: Bạn chỉ cần trộn 1 thìa tinh bột nghệ với 1 thìa muối ăn và một ít nước để tạo thành hỗn hợp sền sệt, sau đó bôi lên vùng khớp bị đau.

Thực hiện cách này hàng ngày kết hợp với uống thuốc sẽ giúp cải thiện triệu chứng sưng, đau các khớp.

Nghệ và muối ăn có thể giúp giảm sưng và đau do viêm khớp
Nghệ và muối ăn có thể giúp giảm sưng và đau do viêm khớp

6. Tác dụng chữa bệnh khác của củ nghệ

Bên cạnh các tác dụng điều trị bệnh xương khớp, củ nghệ còn có tác dụng chữa nhiều bệnh khác như:

  • Hỗ trợ điều trị đau dạ dày: Uống tinh bột nghệ cùng mật ong và nước ấm
  • Cải thiện chứng kinh nguyệt không đều: Dùng nghệ vàng, đào nhân, xuyên khung mỗi vị 8g, ích mẫu, kê huyết đằng mỗi vị 16g và 12g sinh địa, sắc lấy nước uống hàng ngày.
  • Trị chứng đau bụng, trướng bụng do ăn uống không tiêu: Dùng hương phụ, uất kim, sài hồ với lượng từ 9 – 12g, sắc thành nước uống hàng ngày.
  • Chữa viêm gan cấp tính do virus: Lấy khoảng 12g nghệ vàng, bồ công anh, nhân trần, bạch mao căn mỗi vị khoảng 40g, 16g chi tử, hoàng liên, đại hoàng mỗi vị 9g cho vào ấm sắc để uống nước.

7. Lưu ý khi sử dụng củ nghệ vàng  để có hiệu quả tốt nhất

Nghệ và các sản phẩm chiết xuất từ nghệ tương đối an toàn và lành tính, tuy nhiên khi sử dụng bạn cần lưu ý một số điểm sau:

7.1. Đối tượng không nên sử dụng củ nghệ vàng hàng ngày

Các chuyên gia khuyến cáo những đối tượng sau đây không nên sử dụng quá nhiều nghệ vàng:

  • Phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai
  • Người bị trào ngược dạ dày, thực quản
  • Người bị thiếu máu
  • Người bị bệnh tăng huyết áp hoặc tiểu đường
  • Người được chẩn đoán mắc bệnh sỏi thận

7.2. Tương tác của củ nghệ với các loại thuốc

Nghệ vàng có thể gây tương tác với một số nhóm thuốc sau:

  • Thuốc chống đông máu: Vì curcumin trong nghệ cũng có khả năng chống huyết khối, nên khi dùng nghệ chung với thuốc chống đông máu có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
Không nên uống củ nghệ khi đang điều trị bằng thuốc chống đông máu
Không nên uống củ nghệ khi đang điều trị bằng thuốc chống đông máu
  • Thuốc kháng histamin H1: Khi dùng chung nghệ vàng với nhóm thuốc này có thể gây ra khó thở, phát ban hoặc sốc phản vệ.
  • Thuốc điều trị tiểu đường: Vì curcumin cũng có khả năng làm giảm đường huyết nên khi kết hợp với thuốc tiểu đường sẽ làm đường huyết giảm đột ngột, gây nguy hiểm cho người bệnh.
  • Thuốc kháng acid dạ dày (cimetidine, famotidine, omeprazole…): Sự kết hợp này sẽ khiến lượng acid trong dạ dày tăng mạnh, gây tổn thương niêm mạc dạ dày, đau bụng, buồn nôn…

7.3. Một số lưu ý khi sử dụng nghệ vàng

Để sử dụng nghệ vàng an toàn và hiệu quả, bạn cần nắm rõ một vài điểm lưu ý sau đây:

  • Tuyệt đối không nên sử dụng nghệ vàng hoặc các sản phẩm có thành phần từ nghệ vàng khi có các vấn đề về túi mật.
  • Củ nghệ có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu sắt, vì thế bạn không nên dùng nghệ vàng khi bị thiếu máu do thiếu sắt.
  • Nên sử dụng đúng, đủ liều lượng, không nên làm dụng.
  • Người không bị bệnh tiểu đường, có thể kết hợp nghệ vàng với mật ong để tăng tác dụng điều trị bệnh.

Trên đây là tất cả các thông tin về củ nghệ mà bạn nên biết đặc biệt là những người đang bị bệnh xương khớp. Bạn có thể kết hợp sử dụng nghệ vàng với các thuốc điều trị bệnh khác để tăng tác dụng điều trị.

 Hy vọng những kiến thức này hữu ích đối với bạn và gia đình, đặc biệt người bệnh xương khớp.

Nếu bạn đang gặp tình trạng bệnh xương khớp, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline dưới đây để được chuyên gia tư vấn trực tiếp.

0961 666 383

Xếp hạng: 5 (3 bình chọn)

Gửi thắc mắc đến chuyên gia tư vấn miễn phí

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH