Cẩm nang kiến thức về thuốc loãng xương - Calcitonin

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Calcitonin là một trong những thuốc được sử dụng trong điều trị loãng xương. Tuy nhiên, nó thực sự có tác dụng như thế nào đối với người bệnh và cần biết những lưu ý gì khi sử dụng thuốc. Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Mục lục [ Ẩn ]
Caclcitonin là gì?
Caclcitonin là gì?

1. Calcitonin là thuốc gì?

Calcitonin (còn được gọi là thyrocalcitonin) là một hormon polypeptid dạng thẳng gồm 32 acid amin được sản xuất ở người chủ yếu bởi các tế bào C của tuyến giáp. 

Chất này còn được tìm thấy trong cá, bò sát, chim và động vật có vú. Tác dụng của calcitonin của người và động vật như cá hồi giống nhau nhưng về hoạt lực thì cá hồi mạnh hơn tới 50 lần so với calcitonin người với khối lượng như nhau.

Do calcitonin là một polypeptid nên nó bị dịch vị dạ dày phá hủy. Do đó thuốc này có 2 dạng bào chế chính là thuốc tiêm và thuốc xịt mũi.

  • Thuốc tiêm: Calcitonin cá hồi 50IU/mL và 100IU/mL; calcitonin người lọ bột pha tiêm 0,5mg kèm theo dung dịch tiêm.
  • Thuốc xịt mũi: bình xịt mũi 2mL, chia liều 200 IU/0,09mL và bình xịt mũi 3,7mL chia liều 200IU/0.09mL.

2. Cơ chế tác dụng

Calcitonin làm giảm nồng độ Ca2+
Calcitonin làm giảm nồng độ Ca2+

Calcitonin có tác dụng gì? Hormon tham gia vào quá trình chuyển hóa canxi và phospho. Theo nhiều cách, calcitonin chống lại hormon tuyến cận giáp và vitamin D. Cụ thể, calcitonin làm giảm nồng độ Ca2+ trong máu theo hai cách:

  • Tác dụng chính: Ức chế hoạt động của tế bào hủy xương, một loại tế bào “tiêu hóa” chất nền của xương, giải phóng canxi và phospho vào máu.
  • Tác dụng nhỏ: Ức chế tái hấp thu Ca2+ và phosphat của tế bào ống thận, cho phép chúng đào thải qua nước tiểu.

Nồng độ cao của calcitonin có thể tăng bài tiết nước tiểu của canxi và phosphate qua ống thận dẫn đến hạ calci huyết rõ rệt. Tuy nhiên, đây chỉ là một tác dụng ngắn hạn vì thận không bài tiết canxi ở những bệnh nhân có khối u tuyến giáp tiết ra quá nhiều calcitonin.

Trong các hoạt động của bảo vệ xương, calcitonin bảo vệ chống lại sự mất canxi từ khung xương trong thời gian cần nhiều canxi như mang thai và cho con bú. 

3. Dược động học

Calcitonin được hấp thu và đào thải nhanh chóng. Nồng độ trong huyết tương đạt được trong giờ đầu tiên dùng thuốc.

Trong một số nghiên cứu trên động vật cho thấy calcitonin được chuyển hóa chủ yếu qua quá trình phân giải protein ở thận sau khi dùng theo đường tiêm. Sinh khả dụng của thuốc tiêm dưới da và tiêm bắp ở người tường đối cao, lần lượt là 71% và 66%.

Calcitonin có thời gian bán thải hấp thụ và thải trừ ngắn, tương ứng là 10 - 15 phút và 50 - 80 phút. Nó chủ yếu chỉ bị phân hủy ở thận, tạo thành các đoạn phân tử không có tác dụng dược lý. Do đó, cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho người bệnh suy thận.

4. Chỉ định của calcitonin

Calcitonin điều trị loãng xương
Calcitonin điều trị loãng xương

Calcitonin được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Loãng xương sau mãn kinh
  • Tăng canxi huyết
  • Bệnh Paget
  • Di căn xương
  • Bệnh xương thứ phát do suy thận

5. Liều dùng của calcitonin

Liều dùng của calcitonin cá hồi được biểu thị bằng đơn vị quốc tế (IU). Liều dùng của calcitonin người được biểu thị bằng mg. Liều được điều chỉnh theo từng tình trạng bệnh, liều khuyến cáo như sau:

Bệnh Paget:

  • Calcitonin cá hồi: Liều ban đầu 100IU/lần/ngày. Liều duy trì 50IU/lần/ngày hoặc 50 - 100IU/lần trong 1 - 3 ngày.
  • Calcitonin người: Liều ban đầu 0,5mg/lần. Liều tối đa 0,5mg/lần x 2 lần/ngày.

Tăng calci huyết do di căn xương:

  • Calcitonin cá hồi: Liều ban đầu 4IU/kg mỗi 12 giờ, có thể tăng liều tới 8IU/kg mỗi 12 giờ cho tới tối đa 6 giờ một lần.

Loãng xương sau mãn kinh:

  • Calcitonin cá hồi: Liều 100IU/lần x 1 - 2 ngày/lần (đối với thuốc tiêm bắp hoặc tiêm dưới da). Liều 200IU/lần/ngày (đối với thuốc xịt mũi).

Hiện nay chưa có nghiên cứu về liều dùng của calcitonin cho trẻ nên thuốc chỉ được khuyến cáo sử dụng cho người lớn.

Thuốc điều trị loãng xương mà bạn quan tâm: Điều trị loãng xương bằng zoledronic acid mà ai cũng nên biết

6. Chống chỉ định

Quá mẫn cảm với calcitonin.

7. Tác dụng không mong muốn của thuốc Calcitonin

Calcitonin gây chán ăn cho người sử dụng
Calcitonin gây chán ăn cho người sử dụng

Tác dụng không mong muốn của thuốc có thể xảy ra ở 15 - 20% số người dùng thuốc. Một số triệu chứng có thể xuất hiện như sau:

  • Thường gặp: cảm giác châm chích ở mặt, tai, tay, chân, buồn nôn, nôn, ỉa chảy, chán ăn, phù ở chỗ tiêm, đái rắt và đa niệu.
  • Ít gặp: hạ huyết áp, tim đập nhanh, cảm giác lạnh, đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, mày đay, ngứa, dị cảm, yếu mệt, thở ngắn và sung huyết mũi.
  • Hiếm gặp: sốc phản vệ.

Để hạn chế các tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc, người bệnh nên tiến hành:

  • Test phản ứng dị ứng trên da trước khi sử dụng đối với những người có nghi ngờ mẫn cảm với calcitonin.
  • Kiểm tra nồng độ calci huyết thanh thường xuyên trong điều trị tăng calci huyết.
  • Thăm khám mũi trước khi sử dụng thuốc xịt mũi để ngăn ngừa các bệnh liên quan đến niêm mạc hoặc bệnh về mũi.
  • Theo dõi nồng độ phosphatase kiềm trong huyết thanh và lượng hydroxyproline trong nước tiểu để điều chỉnh liều dùng calcitonin cho người bệnh Paget.

8. Thận trọng

Do calcitonin là một polypeptid nên nó có thể gây phản ứng quá mẫn tại chỗ hay toàn thân. Do đó, trước khi sử dụng người bệnh nên thử phản ứng dị ứng trên da đối với những người bệnh có tiền sử phản ứng quá mẫn.

Trong quá trình sử dụng nếu xuất hiện các dấu hiệu ảnh hưởng đến sức khỏe, người bệnh nên ngừng thuốc và đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín.

Ngoài ra, nên thận trọng sử dụng calcitonin cho phụ nữ có thai và cho con bú.

9. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc của calcitonin
Tương tác thuốc của calcitonin

Hiện nay, theo các nghiên cứu cho thấy có tổng cộng 5 loại thuốc có tương tác với calcitonin bao gồm:

  • Cimetidin
  • Etelcalcetide
  • Foscarnet
  • Lithi
  • Morphin

10. Quá liều và Xử trí

Quá liều calcitonin có thể gây hạ calci huyết. Khi gặp tính trạng này, người bệnh xuất hiện các triệu chứng như lạnh, có cảm giác châm chích tại miệng, đầu ngón tay và ngón chân.

Khi hạ calci huyết xảy ra phải ngừng điều trị calcitonin. Đồng thời có thể sử dụng các biện pháp điều trị hỗ trợ bằng cách tiêm truyền tĩnh mạch calci gluconat hoặc calci clorid.

Bên cạnh đó, để sử dụng thuốc đạt hiệu quả tốt nhất, thuốc nên được bảo quản ở nhiệt độ phù hợp:

  • Thuốc bột calcitonin để pha tiêm ở nhiệt độ dưới 25 độ C, tránh ánh sáng và không bảo quản tủ lạnh. Dung dịch sau khi pha chỉ sử dụng trong vòng 6 giờ.
  • Thuốc tiêm cá hồi bảo quản ở nhiệt độ 2 - 8 độ C.
  • Thuốc xịt mũi bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng và độ ẩm.

Trên đây là những thông tin về thuốc calcitonin mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng những kiến thức trên có thể hữu ích đối với bạn và những người xung quanh, đặc biệt người bệnh loãng xương.

Nếu bạn còn băn khoăn về bệnh xương khớp, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline dưới đây để được chuyên gia tư vấn trực tiếp.

0961 666 383

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH