Gai cột sống là một căn bệnh xương khớp phổ biến, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, mỗi người cần tìm hiểu sớm các nguyên nhân, triệu chứng của bệnh gai cột sống và lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất.
1. Bệnh gai cột sống là gì?
Đầu tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu khái niệm và quá trình hình thành của các gai cột sống như thế nào.
1.1 Khái niệm gai cột sống
Gai cột sống (Spondylosis) thực chất là hiện tượng lắng đọng canxi khiến hình thành gai xương. Do cơ thể bù đắp lại những tổn thương ở sụn khớp vì viêm xương khớp, chấn thương dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống hoặc thoái hóa cột sống. Đây là một trong những căn bệnh về thoái hóa cột sống, các phần xương sẽ mọc ra phía ngoài và hai bên của cột sống.
1.2 Quá trình hình thành gai cột sống
Quá trình hình thành gai cột sống cụ thể như sau: Các đốt xương sống tiếp giáp với nhau bằng những khớp xương nhỏ ở hai bên phía sau đốt sống. Lúc khớp xương bị thoái hoá, mất sụn bọc các đầu xương ở trong khớp bị hư hại, mòn và tróc ra, làm lộ xương ở dưới sụn. Khớp xương bị viêm sưng và đau. Vì khớp cột sống bị viêm, các đĩa đệm giữa các đốt sống cũng bị hư hại, cột sống không còn vững chắc như trước. Do đó, cột sống tìm cách tự ổn định bằng cách mọc ra những nhánh xương hay gai xương bao quanh những khớp xương sống lưng đó. Đồng thời, thân đốt xương sống mọc ra những nhánh tương tự.
2. Các loại gai cột sống thường gặp
Các loại gai cột sống thường gặp là gai cột sống cổ và gai cột sống lưng. Cụ thể như sau:
2.1 Gai cột sống cổ
Gai cột sống cổ là bệnh lý do sự phát triển của xương gai mọc ở ngoài hoặc 2 bên của vùng đốt sống cổ. Bệnh thường xảy ra tại các khu vực cổ, gáy và vai. Một số bệnh nhân khi bị gai cột sống cổ sẽ có hiện tượng đau buốt lên đỉnh đầu, gây ra các cảm giác đau nửa đầu, chóng mặt, buồn nôn, mất ngủ. Nếu bị nặng, có thể kèm theo cả căn bệnh thoát vị đĩa đệm vùng cổ, chèn ép lên dây thần kinh gây cảm giác tê, lan xuống vai và vùng cánh tay.
2.2 Gai cột sống lưng
Lưng là vị trí thoái hóa nhanh nhất của cột sống, do cột sống lưng phải chịu phần lớn sức nặng của toàn bộ cơ thể. Gai cột sống lưng là hiện tượng hình thành các mỏm gai tại các đốt sống thắt lưng bị lão hóa, lượng nhân nhầy đĩa đệm suy giảm. Nguyên nhân gây ra chứng bệnh này có thể do sự thoái hóa cột sống, tư thế ngồi làm việc, các tác động khác từ bên ngoài trong thời gian dài.
3. Nguyên nhân gai cột sống
Nguyên nhân gây bệnh gai cột sống bao gồm cả yếu tố cơ học và bệnh lý. Phải kể đến các tác nhân sau:
Lão hóa theo độ tuổi
Quá trình lão hóa theo độ tuổi làm cho phần sụn khớp sẽ mất dần nước, biến đổi chất, cột sống trở nên kém linh hoạt hơn. Tình trạng lắng đọng canxi dưới dạng pyrophosphat, tạo ra những gai xương ở đầu thân của đốt sống.
Viêm cột sống mãn tính
Bệnh này làm cho phần sụn bọc của đầu xương bong tróc và mòn dần, làm lộ ra đầu xương. Lúc người bệnh đi lại, vận động sẽ làm cho 2 đầu xương này tiếp xúc với nhau.
Sự lắng đọng canxi ở các dây chằng, gân
Thực chất, gai cột sống là hiện tượng lắng đọng canxi khiến hình thành gai xương.
Tai nạn chấn thương
Khi cột sống gặp phải chấn thương, do tai nạn trong lao động hay sinh hoạt thì có thể gây ra sức ép rất lớn lên hệ cơ xương khớp.
Thói quen xấu, ngồi lâu, lười vận động
Ngồi sai tư thế, ngồi quá lâu, lười vận động sẽ tạo cho vùng cột sống thắt lưng những áp lực nhất định, khiến chúng mọc gai xương.
Chế độ ăn uống
Việc ăn uống không đủ dưỡng chất như kali, canxi, magie cũng có khả năng gây bệnh gai cột sống.
Di truyền
Bố mẹ bị gai cột sống thì khả năng con cũng sẽ mắc phải chứng bệnh này cao hơn so với người khác.
Tăng cân, béo phì
Tăng cân quá nhanh, béo phì mang lại tác động xấu, gây áp lực lớn cho xương cột sống.
Hút thuốc
Hút thuốc quá nhiều sẽ khiến quá trình thoái hóa hình thành gai diễn ra nhanh hơn.
Mang thai
Phụ nữ mang thai, trọng lượng cơ thể tăng nhanh tạo áp lực và sức ép lên cột sống.
3. Triệu chứng, dấu hiệu gai cột sống
Các cơn đau nhức, khó chịu chính là triệu chứng điển hình khi bị bệnh gai cột sống. Mỗi loại gai cột sống sẽ có biểu hiện khác nhau:
3.1 Triệu chứng gai cột sống cổ
- Xuất hiện các cơn đau cổ ê ẩm, liên tục với mức độ ngày càng tăng.
- Vùng đau sẽ lan ra từ cổ đến các vùng vai gáy, gây ra chứng nhức mỏi bả vai.
- Gây ra tê hoặc ngứa ran ở cánh tay, thậm chí lan xuống các ngón tay.
- Hạn chế vận động ở cổ, khiến cứng cổ mỗi khi thức dậy, không quay đầu sang trái hoặc sang phải được.
- Một số biến chứng khác như chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, mất ngủ, đau nửa đầu, đau buốt lên đỉnh đầu.
- Nếu bệnh kèm theo thoát vị đĩa đệm vùng cổ có thể gây bại liệt một hoặc cả hai cánh tay, rối loạn cảm giác tứ chi thần kinh thực vật.
3.2 Triệu chứng gai cột sống thắt lưng
- Đau nhẹ, đột ngột ở vùng thắt lưng và hết ngay sau đó.
- Khi hoạt động mạnh, bê vác đồ nặng, chạy nhảy,... sẽ gây ra cơn đau dữ dội hơn.
- Gai xương ở lưng có thể gây ra những cơn đau ở vùng lưng, kéo xuống các vị trí như thắt lưng, hông, mông, sau đùi, cổ chân, ngón chân đến tận gót chân.
4. Chẩn đoán gai cột sống
Gai cột sống có thể được chẩn đoán thông quá các triệu chứng lâm sàng như: đau vùng cổ, thắt lưng, mất cảm giác, tê bì các phần cơ thể liên quan. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm cần thiết, để đưa ra chẩn đoán xác định.
Xét nghiệm điện học: Xác định mức độ của chấn thương dây thần kinh cột sống và loại trừ các nguyên nhân khác
Chụp X-quang: Xác định vị trí, tình trạng và mức độ ảnh hưởng của xương bị tổn thương, mất sụn.
Chụp cộng hưởng từ (MRI): Xác định đĩa sụn có tổn thương không và thần kinh cột sống có bị chèn ép không.
Chụp cắt lớp vi tính (CT scan): Cung cấp hình ảnh chi tiết về sự thay đổi trong cấu trúc xương sống, mức độ chèn ép thần kinh.
5. Biến chứng gai cột sống
Gai cột sống nếu để lâu ngày không được chữa trị hoặc chữa sai cách, có thể gây ra nhiều biến chứng: Nếu nhẹ thì gây đau nhức, khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Nếu nặng có thể gây nên hiện tượng chèn ép thần kinh làm đau dây thần kinh liên sườn, đau thần kinh tọa. Trong đó:
- Đau dây thần kinh liên sườn rất dễ làm cho người bệnh hiểu nhầm là bệnh về hô hấp hoặc tim mạch.
- Đau dây thần kinh tọa có thể làm cho người bệnh đi lại khó khăn, teo cơ, thậm chí bị tàn phế.
- Nếu ống tủy bị quá thu hẹp cho sự hình thành gai cột sống, bệnh nhân bị rối loạn đại tiểu tiện, mất cảm giác.
6. Gai cột sống ăn gì, kiêng gì?
Chế độ dinh dưỡng góp phần hỗ trợ việc điều trị cũng như phòng tránh bệnh gai cột sống.
Thực phẩm nên ăn
Về cơ bản, trường hợp người bị gai cột sống nên ăn:
- Các thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, ghẹ,...
- Các loại trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi, chanh,...
- Ăn nhiều rau xanh. Vì chúng giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất tốt.
- Đặc biệt, sữa là nguồn thực phẩm được ưu tiên hàng đầu trong các loại thực đơn dành cho người bị gai cột sống.
Thực phẩm nên kiêng
Về cơ bản, trường hợp người bị gai cột sống nên kiêng ăn:
- Những món ăn có chứa nhiều chất phụ gia.
- Đồ ăn nhanh, vì chúng nhiều calo nhưng nghèo dinh dưỡng.
- Những thực phẩm có nhiều đạm như thịt trâu, thịt chó,...
- Tuyệt đối không uống rượu bia, các chất kích thích, nước ngọt có ga.
Món ăn cho người gai cột sống
Người bị gai cột sống nên ăn các món như lá lốt xào thịt bò, tôm hấp sả, súp cua, sinh tố trái cây, sữa chua,... Nói chung là những món được làm từ những thực phẩm đã liệt kê bên trên. Tuy nhiên, khi chế biến, các bạn nên hạn chế chiên, xào; ưu tiên món luộc, hấp.
7. Chữa gai cột sống
Chữa gai cột sống có rất nhiều cách. Muốn khỏi bệnh lâu dài, ít tốn kém thì người bệnh cần biết rõ những ưu, nhược điểm của từng phương pháp chữa đau lưng mình đang hoặc định áp dụng.
7.1 Bệnh viện khám và chữa gai cột sống
Một số địa chỉ khám gai cột sống uy tín ở Hà Nội và Hồ Chí Minh như:
- Bệnh viện 108: Số 1 Trần Hưng Đạo, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Bệnh viện Bạch Mai: Số 78 Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Số 1 Tôn Thất Tùng, phường Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phòng chẩn trị YHCT An Dược: Số 325/19, đường Bạch Đằng, phường 15, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
- Bệnh viện chấn thương chỉnh hình: Số 929, đường Trần Hưng Đạo, phường 1, quận 5, TP. Hồ Chí Minh.
- Bệnh viện y dược TP.HCM: Số 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TP. Hồ Chí Minh.
7.2 Điều trị Tây y
Điều trị bằng Tây y có 2 cách là uống thuốc và phẫu thuật.
Thuốc Tây
Với các triệu chứng như đau nhức, tê bì tay chân,... thì việc dùng các thuốc giảm đau, chống viêm sẽ cho hiệu quả tốt. Có thể kể tới: Paracetamol, Ibuprofen, Diclofenac, nhóm Corticoid, nhóm Vitamin B. Tuy nhiên, cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ khi dùng thuốc Tây.
Phẫu thuật, mổ
Phẫu thuật được chỉ định trong trường hợp có sự chèn ép vào tủy, làm hẹp ống tủy, chèn ép dây thần kinh. Tuy nhiên, khi phẫu thuật loại bỏ gai xương thì sau một thời gian gai xương có thể sẽ lại xuất hiện ở đúng vị trí đó.
7.3 Châm cứu & bấm huyệt, vật lý trị liệu
Có thể hiểu rằng, châm cứu, bấm huyệt, vật lý trị liệu chữa bệnh gai cột sống là phương pháp để điều trị những thương tật mà căn bệnh này gây ra. Theo nhiều nghiên cứu, nếu một người mắc gai cột sống phát hiện bệnh sớm và ngay từ đầu đã tham gia điều trị bằng châm cứu, bấm huyệt, vật lý trị liệu, sẽ nhanh chóng phục hồi và hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm sau này hơn.
7.4 Bài tập thể dục
Các bài tập dưới đây giúp xoa dịu các cơn đau do gai cột sống gây ra. Đồng thời, giúp xương khớp được dẻo dai, khỏe mạnh hơn.
Bài tập chân ép sát ngực
- Nằm ngửa, 2 chân song song, cơ thể người thả lỏng.
- Gập chân sao cho gót chân áp sát với bờ hông.
- 2 tay đan vào nhau rồi úp chặt vào đầu gối, từ từ kéo chân sát về phía ngực sau.
- Giữ nguyên khoảng 5 giây rồi từ từ hạ xuống. Lặp lại khoảng từ 15 – 20 phút mỗi ngày.
Bài tập đạp xe không trọng lượng
- Nằm ngửa xuống sàn, 2 tay song song với thân, 2 chân giơ lên cao vuông góc.
- Lần lượt đạp liên tục vào không khí như hành động đi xe đạp.
- Thực hiện từ 20 đến 30 phút một ngày.
7.5 Thuốc Nam chữa gai cột sống
Một số bài thuốc Nam đem lại hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh gai cột sống và được nhiều người áp dụng như:
Bài thuốc từ lá lốt: Lấy 400g lá lốt và 70g lá cây đinh lăng, đem rửa sạch rồi cho vào ấm, đun cùng với khoảng 3 bát nước. Đến khi nước trong ấm chỉ còn lại khoảng 1 bát thì chắt ra, uống sau bữa ăn tối.
Bài thuốc từ quả bưởi: Đem 2 vỏ quả bưởi, 1kg chanh bỏ hạt và phơi thật khô, 200g ngải cứu rửa sạch đã phơi khô trộn với nhau, đem sao vàng lên. Sau đó, bỏ hỗn hợp ngâm cùng 2 lít rượu trắng và 200g đường kính. Mỗi ngày, uống một ly nhỏ, sau khoảng 2 tuần thì các triệu chứng gai cột sống sẽ giảm đáng kể.
7.6 Đông y điều trị gai cột sống
Các bài thuốc Đông y trị gai cột sống dưới đây có khả năng tăng cường lưu thông khí huyết, giảm đau, tăng cường chức năng của gan thận.
Bài thuốc 1: Chuẩn bị 9g kỳ xà, 9g tần giao, 9g chế phụ tử, 9g đương quy, 9g xích thước, 9g quế chi, 30g tàm sa, 50g sinh địa và 15g uy linh tiên. Đem các nguyên liệu này sắc lên và uống hết trong ngày.
Bài thuốc 2: Chuẩn bị 8g tam thất, 8g lộc giác, 10g độc hoạt, 12g tục đoạn, 12g long cốt, 12g sinh địa, 6g đỗ trọng. Cho tất cả nguyên liệu trong 1 thang thuốc rồi sắc uống hết trong ngày.
7.7 Lối sống, chế độ sinh hoạt
Lối sống, chế độ sinh hoạt không khoa học cũng là nguyên nhân gây ra bệnh gai cột sống. Vì vậy, chúng ta cần chú ý:
- Lao động vừa sức, tránh các tổn thương lên vùng cột sống.
- Sắp xếp thời gian để nghỉ ngơi hợp lý. Đảm bảo ngủ đủ giấc.
- Hoạt động đứng, nằm, ngồi đúng tư thế. Không ngồi lâu một chỗ.
- Tập luyện thường xuyên giúp kéo giãn cột sống, đả thông kinh lạc và giảm đau hiệu quả.
8. Chữa gai cột sống bằng thuốc Đông y gia truyền Trị Cốt Tán
Những bài thuốc Nam, thuốc Tây phía trên đều có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh gai cột sống. Tuy nhiên, các bài thuốc này chỉ mới giải quyết được triệu chứng bên ngoài; chưa trị được tận gốc nguyên căn gây bệnh. Hơn nữa, bản chất của gai cột sống là tình trạng thoái hóa, thoái hóa còn thì gai xương còn mọc. Hiểu được bản chất của chứng bệnh gai cột sống như vậy, Lương y Nguyễn Công Sáu đã dày công nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm Đông y gia truyền Trị Cốt Tán.
Trị Cốt Tán hoạt động dựa trên nguyên lý "trong ẩm ngoài đồ", với sự tổng hòa của 2 yếu tố là thuốc uống và thuốc chườm, đem đến công dụng:
- Loại bỏ các độc tố bám trên và trong cột sống.
- Giảm nhanh các triệu chứng đau nhức, khó chịu. Giúp người bệnh đi lại, vận động dễ dàng hơn.
- Cung cấp dưỡng chất phục hồi và nuôi dưỡng cột sống. Giúp xương khớp khỏe mạnh, dẻo dai.
Về độ an toàn, người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng Trị Cốt Tán. Bởi bài thuốc này được chiết xuất từ 100% thảo dược quý hiếm bao gồm: tam thất, nấm linh chi, ba kích, đan sâm, quế chi, khương hoạt, đỗ trọng, phòng phong,... Tất cả nguyên liệu đều được chọn lọc kỹ lưỡng, không pha lẫn tân dược, chất phụ gia hay chất bảo quản; đảm bảo không gây bất kỳ một tác dụng nào.
Hiệu quả mà bài thuốc Trị Cốt Tán mang lại, được minh chứng qua số lượng bệnh nhân đã khỏi bệnh gai cột sống và các bệnh lý về xương khớp là 50.000 người. Qua các giải thưởng danh giá mà Lương y Nguyễn Công Sáu và sản phẩm Trị Cốt Tán được nhận như:
- “Sản phẩm Xanh vì sức khỏe người Việt” của Viện chính sách pháp luật và quản lý.
- Đón nhận Bảng vàng danh dự và Cúp kỷ niệm trong chương trình Vinh danh Nhà thuốc y học cổ truyền uy tín vì sức khỏe Cộng đồng năm 2014.
- Giấy khen, bằng khen của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Đông y Việt Nam.
- Trị Cốt Tán được Bộ y tế Chứng nhận về an toàn và chất lượng của thuốc.
Hơn thế, Trị Cốt Tán có ưu điểm là sử dụng dễ dàng, bởi bài thuốc được sắc sẵn và đóng gói theo tiêu chuẩn. Người bệnh không mất công tìm kiếm nguyên liệu hay phải đun sắc cầu kỳ, tốn thời gian. Nhằm giúp tiết kiệm thời gian, công sức đi lại cho người bệnh ở xa, nhà thuốc Hải Sáu có thực hiện thăm khám bệnh và kê thuốc qua hình thức online. Số điện thoại liên hệ: 0961 666 383.
9. Cách phòng ngừa gai cột sống
Chúng ta hoàn toàn có thể kìm hãm được quá trình hình thành gai cột sống bằng một số cách sau:
- Sử dụng điện thoại bằng với tầm mắt.
- Ngồi đúng tư thế. Khi ngồi lâu một chỗ thì nên đứng dậy đi lại, vận động một chút.
- Bổ sung đầy đủ lượng canxi, protein, omega-3, niacinamide, vitamin E, boron trong bữa ăn hàng ngày.
- Tập luyện thường xuyên. Có thể chọn các môn như đạp xe, đi bộ, bơi lội, yoga, aerobic.