Cấy chỉ là một phương pháp mới trong việc chữa bệnh, tuy nhiên cơ chế của nó được cho là tương tự với cơ chế của phương pháp châm cứu. Vậy phương pháp này lại được nhiều người áp dụng như thế? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
1. Phương pháp cấy chỉ là gì?
Cấy chỉ còn được gọi là chôn chỉ, vùi chỉ, xuyên chỉ hay thắt buộc chỉ. Đây là phương pháp mới của châm cứu, là sự kết hợp giữa châm cứu truyền thống và tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại.
Cấy chỉ là phương pháp đưa chỉ catgut (chỉ tự tiêu) vào huyệt châm cứu của hệ thống kinh lạc để duy trì sự kích thích liên tục, từ đó kích thích các huyệt vị tương ứng với bệnh tật tự điều chỉnh các rối loạn và trong thời gian các sợi chỉ tiêu dần dần tại các huyệt, tình trạng bệnh thuyên giảm rất nhiều.
Hiện nay phương pháp cấy chỉ được sử dụng rộng rãi với 2 tác dụng chính là cấy chỉ chữa bệnh và cấy chỉ thẩm mỹ.
2. Cơ chế của cấy chỉ
Cơ chế tác dụng của phương pháp cấy chỉ được giải thích như sau:
- Chỉ catgut được đưa vào cơ thể như một dị nguyên kích thích cơ thể sản sinh ra kháng thể bao vây không đặc hiệu làm thay đổi cách đáp ứng miễn dịch, từ đó ngăn ngừa các triệu chứng bệnh.
- Chỉ tự tiêu tại huyệt vị gây ra phản ứng hóa sinh tại chỗ làm tăng tái tạo protein hydrocarbon.
- Cấy chỉ gây tác dụng với tính chất vật lý, tạo ra một kích thích cơ học tương tự như châm cứu. Tuy nhiên cách giải thích về châm cứu hiện này chưa được thống nhất. Cơ chế này được nhiều người giải thích dựa theo học thuyết thần kinh - thể dịch (y học hiện đại) và học thuyết kinh lạc (y học cổ truyền).
3. Ưu điểm của phương pháp cấy chỉ
Mặc dù là phương pháp mới nhưng cấy chỉ có thể đem lại nhiều tác dụng tuyệt vời cho người bệnh:
- Hiệu quả cao: Trị liệu cấy chỉ cho hiệu quả nhanh, người bệnh cảm thấy rõ rệt sự thuyên giảm tình trạng bệnh ngay lần đầu tiên điều trị.
- Chữa bệnh không dùng thuốc: Phương pháp này sử dụng duy nhất loại chỉ catgut kết hợp với dụng cụ kim châm để đưa chỉ vào cơ thể.
- Tăng lưu thông máu và sức đề kháng: Khi đoạn chỉ tự tiêu được đưa vào huyệt sẽ làm tăng phản ứng đồng hóa, giảm dị hóa đồng thời tăng cường chuyển hóa protein, hydrocarbonat tại các cơ gần huyệt vị.
- Điều trị cho nhiều đối tượng: Phương pháp cấy chỉ có thể áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau, bao gồm cả người già và trẻ nhỏ.
- Tiết kiệm thời gian và chi phí: Thông thường một đợt trị liệu cấy chỉ có thể diễn ra trong khoảng 30 phút đến 1 giờ tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Khoảng cách giữa các đợt điều trị từ 10 đến 15 ngày.
4. Cấy chỉ hỗ trợ điều trị bệnh gì?
Phương pháp cấy chỉ được ứng dụng rộng rãi trong các phòng bệnh và điều trị cho nhiều loại bệnh khác nhau. No thường được chỉ định cho các bệnh nhân có bệnh mạn tính sau liệu trình điều trị bằng châm cứu, ra viện chờ liệu trình tiếp theo hoặc người bệnh có bệnh mạn tính không có điều kiện châm cứu hàng ngày.
Dưới đây là một số bệnh lý có thể được chỉ định tiến hành cấy chỉ:
- Hệ thần kinh: Đau đầu, đau nửa đầu, mất ngủ, đau thần kinh vai gáy, đau thần kinh cánh tay, đau thần kinh tọa, đau do zona, đau các dây thần kinh ngoại biên và các trường hợp liệt do tai biến mạch máu não, chấn thương cột sống, chứng run tay của người bệnh Parkinson.
- Hệ tiêu hóa: Viêm loét dạ dày - tá tràng, viêm đại tràng mạn tính, viêm đại tràng co thắt, sa dạ dày và trĩ nội.
- Bệnh hô hấp: Hen phế quản nhẹ và vừa, viêm phế quản co thắt, viêm họng, viêm amidan.
- Bệnh xương khớp: Thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau lưng, đau lưng do phong thấp, thoái hóa khớp lớn và vừa, nhược cơ.
- Hệ sinh dục - tiết niệu: Tiểu tiện không tự chủ, di tinh, liệt dương, phì đại tuyến tiền liệt, rối loạn kinh nguyệt, thống kinh và vô sinh.
- Bệnh về ngữ quan: Sụp mí mắt, suy giảm thị lực, ù tai, viêm mũi dị ứng, viêm mũi xoang dị ứng.
- Bệnh lý rối loạn chuyển hóa, cơ địa dị ứng.
Nhờ sự kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại, cấy chỉ giúp các tình trạng bệnh được thuyên giảm. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn là một phương pháp mới và cần thận trọng khi áp dụng.
5. Ai không nên thực hiện cấy chỉ?
Những đối tượng dưới đây không nên thực hiện phương pháp cấy chỉ để đảm bảo an toàn cho người bệnh:
- Người bệnh đang sốt cao, mệt mỏi
- Tăng huyết áp, trên 180/140mmHg
- Phụ nữ có thai hoặc đang trong thời kỳ hành kinh
- Người bệnh dị ứng với chỉ catgut
- Người bệnh xuất hiện nhiễm trùng ngoài da
- Người bệnh thuộc diện cấp cứu ngoại khoa
- Người có sức khỏe yếu, thiếu máu hoặc mắc các bệnh về tim mạch
- Cơ thể trạng thái không ổn định như quá no, quá đói, vừa lao động xong,...
6. Tác dụng phụ của cấy chỉ
Bất kỳ phương pháp này cũng có thể gây ra những tác dụng không mong muốn cho người bệnh. Dưới đây là một số tác dụng phụ của phương pháp cấy chỉ như sau:
Vựng châm
Đây là tình trạng thường gặp trong quá trình cấy chỉ. Nó được biểu hiện với các triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt, sắc mặt nhợt nhạt, hoa mắt, bất tỉnh, đổ mồ hôi, người lạnh, tụ huyết áp hoặc mạch nhanh.
Các triệu chứng này xuất hiện là do người bệnh bị suy nhược nặng, tâm lý sợ hãi, bất ổn, tinh thần bị kích động và do bụng quá đói hoặc quá no. Ngoài ra, nó có thể xảy ra do thầy thuốc kích thích quá mạnh vào các huyệt nhạy cảm.
Cách xử trí: Thầy thuốc tiến hành rút kim ra khỏi huyệt và đặt người bệnh nằm ngửa, đầu thấp, cho uống nước đường ấm và nằm nghỉ ngơi. Đối với trường hợp bất tỉnh cần người bệnh nằm đầu thấp, ủ ấm và theo dõi mạch huyết 10 - 15 phút/lần.
Chảy máu tại huyệt vị
Tình trạng này không quá nguy hiểm và có thể thuyên giảm ngay sau khi được băng gạc. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài trong nhiều giờ có thể gây choáng đầu và hạ huyết áp.
Dị ứng chỉ tự tiêu
Đối với người bệnh lần đầu tiên thực hiện cấy chỉ có thể gặp tình trạng dị ứng chỉ catgut và xuất hiện các triệu chứng như nổi mề đay, ngứa, sưng đau huyệt vị, khó chịu,...
Để điều trị tình trạng dị ứng, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng histamin H1 để cải thiện các triệu chứng khó chịu.
Nhiễm trùng
Người bệnh có thể bị nhiễm trùng do nấm, virus hoặc vi khuẩn (chủ yếu do tụ cầu vàng). Tình trạng này thường xảy ra ở những cơ sở ý tế nhỏ, không đảm bảo điều kiện vô trùng các thiết bị y tế hoặc do chăm sóc không đúng cách.
Tình trạng này biểu hiện với các triệu chứng như nóng, đau và ứ mủ tại huyệt vị. Để kiểm soát nhiễm trùng hoàn toàn và hạn chế nguy cơ tái nhiễm người bệnh cần thực hiện theo đúng chỉ định của thầy thuốc.
Lây nhiễm chéo
Lý do gây ra tình trạng này là do các thiết bị y tế không được vô trùng hoàn toàn, từ đó gia tăng nguy cơ lây nhiễm chéo các bệnh truyền nhiễm.
7. Lưu ý khi cấy chỉ
Do đó để mang lại tác dụng tốt nhất cũng như hạn chế những triệu chứng trên xảy ra, người bệnh cần lưu ý những điều dưới đây:
- Lựa chọn cơ sở y tế uy tín để tiến hành cấy chỉ.
- Thông báo với thầy thuốc các thuốc đã và đang được sử dụng trong 14 ngày để đưa ra chỉ định phù hợp với người bệnh.
- Không sử dụng rượu bia, các chất kích thích trước khi tiến hành cấy chỉ.
- Theo dõi phản ứng của cơ thể sau khi cấy chỉ để phát hiện các biểu hiện bất thường và kịp thời xử lý.
- Sau khi cấy chỉ 4 - 6 tiếng người bệnh không được tắm hoặc ra ngoài gió, tránh nơi nhiều khói bụi.
- Nên mặc quần áo rộng để tiện cho việc cấy chỉ.
- Người già, người bại liệt trẻ nhỏ cần có người nhà đưa đón tại trung tâm trị liệu.
- Cần mang theo các kết quả xét nghiệm (nếu có) để thầy thuốc tham khảo.
- Trong quá trình trị liệu cần hạn chế các thực phẩm tanh như tôm, cua, cá,... và các món ăn làm từ nếp
- Trong trường hợp cấy chỉ để chữa bệnh cần phối hợp với các biện pháp y tế khác cùng chế độ ăn và tập luyện phù hợp để rút ngắn thời gian địa chỉ.
Trên đây là những thông tin về phương pháp cấy chỉ mà người bệnh có thể tham khảo. Đây là một phương pháp mới nên người bệnh cần thận trọng khi áp dụng, đặc biệt người bệnh xương khớp.
Nếu bạn đang gặp tình trạng về bệnh lý xương khớp, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí.