Nguyên nhân gây đau gót chân và cách điều trị hiệu quả

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Đau gót chân là bệnh gì có gây hại đến sức khỏe không? Vì ai cũng đã từng bị như vậy và gặp phải không ít rắc rối, khó khăn trong chuyện đi lại. Dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc về đau gót chân cho bạn một cách hài lòng nhất.

Mục lục [ Ẩn ]
Đau gót chân

Như bạn đã biết, gót chân là bộ phận trồi lên ở cuối bàn chân và được cấu thành từ xương gót chân. Nó cùng với cả bàn chân làm nhiệm vụ chống đỡ cho cả cơ thể. 

Đau gót chân là bệnh gì? Đau gót chân là khi bạn cảm thấy đau nhức, cắn giật ở vùng gót chân rất khó chịu. Hiện tượng này thường tăng lên khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi. 

Triệu chứng này có thể nhẹ và tự hết. Tuy nhiên, cũng có đau dai dẳng và thành bệnh mạn tính.

Tại sao đau gót chân? Đau gót chân được xem là triệu chứng lâm sàng do nhiều nguyên nhân gây nên. Khi tìm được nguyên nhân chính xác sẽ giúp người bệnh có phương án điều trị hiệu quả. Sau đây là những nguyên nhân hay gặp nhất của bệnh: 

2.1. Gãy xương gót chân do hoạt động quá sức

Gãy xương gót chân do mỏi thường xảy ra ở các vận động viên điền kinh hoặc những ai chạy bộ nhiều. Gây áp lực liên tục lên xương gót chân lâu ngày có thể khiến xương bị gãy và làm bạn bị đau gót chân trái hoặc phải. 

Hiện tượng đau gót chân 

Hiện tượng đau gót chân 

Ngoài ra, các yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ là:

  • Vòng kinh nguyệt không đều
  • Bị loãng xương hay lượng canxi trong xương bị thiếu hụt
  • Mắc hội chứng rối loạn ăn uống như là chán ăn hoặc cuồng ăn

Khi gặp tình trạng này, hiện tượng đau gót chân sẽ tăng dần khi bạn vận động mạnh và giảm khi nghỉ ngơi. Ngoài ra, bạn cũng có thể bị sưng hoặc nhạy cảm ở khu vực này.

Bệnh gout là một trong những bệnh phổ biến nhất khiến các khớp xương và gót chân bị đau. Muốn khắc phục triệu chứng đau nhức, bạn cần sớm phát hiện bệnh và có phác đồ điều trị hợp lý để bệnh không tái phát nhiều lần.

Đau gót chân do bệnh gout

Đau gót chân do bệnh gout

Theo thời gian xương gót chân dần bị thoái hóa khi đó các gai xương mọc ra và đâm vào tổ chức mô xung quanh gây viêm, đau mu bàn chân và đau gót chân phải hoặc bên trái.

Tình trạng viêm tủy xương ở gót chân hay còn được gọi là nhiễm trùng xương có thể gây triệu chứng đau gót chân. Tuy nhiên, cơn đau này thường không thay đổi như cơn đau do các nguyên nhân khác. 

Bệnh viêm cột sống dính khớp thường gây đau gót chân mỗi sáng, chiều, sẽ ảnh hưởng đến cột sống, không chỉ khiến người bệnh bị tự nhiên đau gót chân mà còn có thể gây viêm đốt sống nghiêm trọng nếu không được khắc phục kịp thời.

Hội chứng ống cổ chân là bất thường khi dây thần kinh ở phía sau bàn chân bị chèn ép. Hội chứng này có thể là một trong những nguyên nhân gây đau gót chân. Cơn đau thường ở gót chân nhưng đôi khi cũng lan đến lòng bàn chân, các ngón chân. 

Bao hoạt dịch ở chân là một túi dịch bao quanh khớp, nó chèn vào những nơi mà xương, cơ, dây chằng tiếp xúc gần xương. Nó đóng vai trò như túi bôi trơn và giảm áp lực khi vận động. 

Khi bị viêm bao hoạt dịch gây đau gót chân, hạn chế cử động của các khớp, gây khó khăn trong hoạt động hàng ngày. 

Bầm tím gót chân là nguyên nhân đau gót chân mà bạn có thể thường xuyên gặp phải. Khi này sẽ gây ra cơn đau nhói ở vùng gót chân và thường do chấn thương sau khi té ngã hoặc do tập các bài nặng quá mức gây ra.

Cân gan bàn chân có tác dụng giảm nhẹ lực dồn xuống bàn chân khi di chuyển nếu vùng này bị viêm sẽ gây tổn thương trực tiếp đến phần xương cân bám vào gót.  Do đó viêm gan chân cũng có thể gây ra bệnh gai xương gót làm đau nhức gót.

Viêm gân gót Achilles thường bắt đầu bằng cơn đau nhẹ ở phần gót chân. Cơn đau sẽ trở nên dữ dội hơn khi bạn chạy đường dài, leo cầu thang, thậm chí là đi bộ cũng đau. 

Đau gót chân do viêm gân 

Đau gót chân do viêm gân 

Thận có mối liên hệ chặt chẽ tới gót chân, thậm chí lưu thông từ thận còn chuyển xuống khắp bàn chân và cung cấp các chất dinh dưỡng để nuôi xương.

Vì vậy, khi thận bị suy yếu, áp lực của thận không đủ để cung cấp máu tới chân, dẫn đến bàn chân và gót chân bị đau. Triệu chứng đau này sẽ tăng lên nếu bạn đứng, đi bộ nhiều bị đau gót chân trong thời gian dài và sẽ giảm nếu bạn để cho chân được nghỉ ngơi.

  • Bệnh lupus ban đỏ làm cho sáng ngủ dậy bị đau gót chân
  • Suy tĩnh mạch chi dưới dẫn đến gót chân bị viêm và đau
  • Teo lớp đệm chân ở người già gây đau nhói ở gót chân
  • Bệnh Haglund là nguyên nhân gây đau gót chân khi cọ xát với giày quá cứng trong thời gian dài
  • Viêm hoạt mạc khớp dưới sên hay hội chứng sinus tarsi có thể gây đau gót chân nhưng rất hiếm gặp
  • Nhiều người khởi động bàn chân không kỹ trước khi vận động khiến cân gan chân chưa kịp thích nghi
  • Người có gan bàn chân quá phẳng, tật bàn chân bẹt bẩm sinh hoặc vòm bàn chân quá cao
  • Người bị béo phì, thừa cân rất dễ bị đau gót chân
  • Công việc bắt buộc đi hoặc đứng lâu bị đau gót chân
  • Phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh hay thường xuyên đi giày bị đau gót chân gây thoái hóa gót chân sớm. 
Đi giày bị đau gót chân

Đi giày không vừa size bị đau gót chân

Một số triệu chứng đau gót chân trên lâm sàng để nhận biết:

  • Bạn thấy đau nhức ở vùng mặt dưới gót chân
  • Đau gót chân thường phát triển từ từ mà bạn không gặp chấn thương hay vấn đề nào trước đó
  • Đau tăng lên khi thay đổi tư thế từ nằm hay ngồi lâu sang tư thế đứng
  • Đặc biệt triệu chứng đau gót chân sau khi ngủ dậy và bước chân xuống giường
Triệu chứng đau gót chân

Triệu chứng đau gót chân

  • Sau khi bạn đi lại vận động một lúc thì triệu chứng đau này sẽ giảm dần đi
  • Có thể có cơn đau buốt, tê liệt và cảm giác ngứa ran dọc theo dây thần kinh chày, thường gặp nhất là mắt cá chân trong lòng bàn chân
  • Tê bì hay có cảm giác như kim châm, điện giật hoặc mất cảm giác tại bàn chân
  • Những cơn đau này thường xảy ra rất đột ngột dữ dội, tăng lên về nửa đêm gần sáng và lúc di chuyển, giảm rõ rệt khi nghỉ ngơi
  • Mất dần khả năng vận động bình thường của chân dẫn đến dáng đi bất thường hoặc liệt chân.

Nếu như cơn đau gót chân của bạn bị kéo dài ngày này qua ngày khác thì cần kịp thời lựa chọn các địa điểm thăm khám uy tín để khám. Các bác sĩ chuyên khoa xương khớp ở các bệnh viện, phòng khám có thể chữa đau gót chân rất tốt. 

Trước tiên, bác sĩ sẽ hỏi bạn về triệu chứng đau gót chân này về hoàn cảnh xuất hiện, diễn biến, triệu chứng tăng lên hay giảm đi khi nào, bị lâu chưa và tất cả những bệnh lý liên quan đến đau gót chân.

Thăm khám bệnh nhân đau gót chân

Thăm khám bệnh nhân đau gót chân

Tiếp theo, bác sĩ chuyên khoa sẽ thăm khám theo đúng quy trình nhìn, sờ, nắn gót chân để đưa ra chẩn đoán và phương hướng điều trị. 

Nếu trong trường hợp cơn đau trở nên nghiêm trọng như nóng và tê ran hoặc ngứa ở gót chân, khiến bạn không thế hoạt động gót chân như thường thì hãy gặp ngay bác sĩ để khám và chữa bệnh kịp thời.

Nên đi khám ngay tại chuyên khoa cơ xương khớp nếu có các dấu hiệu sau:

  • Cơn đau cường độ tăng dần và tăng nhanh
  • Cơn đau xuất hiện một cách khá là đột ngột, dữ dội
  • Đỏ vùng da ở gót chân hoặc xung quanh
  • Sưng gót chân hoặc nề gót chân
  • Hạn chế đi lại vận động

Xét nghiệm cận lâm sàng

Siêu âm có thể phát hiện bất thường như dày cân gan bàn chân và thấy vùng giảm âm.

Chụp phim X-quang xương gót: có thể bình thường hoặc thấy hình ảnh gai xương gót hay bất thường tại bề mặt xương tạo nên hình ảnh gan chân phẳng, quá lõm. Phương pháp này cũng loại trừ được một số nguyên nhân gây đau gót chân khác như gãy xương, viêm xương hoặc u xương hay nặng xương vùng bàn và gót chân.

Dưới đây là một số phương pháp giúp giảm đau gót chân:

5.1. Điều trị tại nhà

Sau đây là  một số mẹo chữa đau gót chân mà bạn có thể áp dụng tại nhà như sau:

  • Đầu tiên cách trị đau gót chân tại nhà bao giờ bạn cũng phải nghĩ tới đó là nghỉ ngơi.
  • Có thể chườm đá gót chân bằng đá hai lần một ngày, mỗi lần 10 - 15 phút. 
  • Mang hoặc đeo các loại thiết bị giúp kéo căng gót chân vào ban đêm. 
  • Sử dụng kiềng nâng đỡ gót chân hoặc đế lót giày gắn vào giày để giúp giảm cơn đau. 
  • Sử dụng nẹp bất động bàn chân ở tư thế trung gian vào buổi tối.
  • Tuyệt đối không đi chân đất.
  • Tập luyện các bài tập duỗi cơ cẳng chân như kéo các ngón chân về phía mặt trước cẳng chân vào buổi sáng.
  • Đi giày dép chỉnh hình khi có bất thường xương bàn chân. Đặc biệt nên mang giày dép vừa kích cỡ chân. 
Đi giày vừa size giúp giảm đau gót chân

Đi giày vừa size giúp giảm đau gót chân

Cách chữa đau gót chân bằng các loại thuốc Tây Y

Người bị gai khớp gối có thể được bác sĩ kê đơn thuốc về uống. Để điều trị đau gót chân và thuốc dùng thường là:

  • Thuốc giảm đau như Paracetamol
  • Thuốc kháng viêm non-steroid hay dùng là Diclofenac, ibuprofen, meloxicam…
  • Thuốc trị đau gót chân dạng tiêm: corticoid
  • Thuốc bổ thần kinh: các loại vitamin B6, B12…

Chữa gai xương gót chân bằng phương pháp vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng đau xương gót hiện được áp dụng tại nhiều cơ sở. Tùy vào các giai đoạn của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra kỹ thuật và liệu trình áp dụng khác nhau. 

Các kỹ thuật được áp dụng cho người bị đau gót chân bao gồm:

Nhiệt lạnh, nhiệt nóng trị liệu, siêu âm trị liệu, dùng sóng ngắn trị liệu, chiếu tia hồng ngoại, làm kỹ thuật mô mềm (xoa bóp sâu vào mô) và các bài tập và chương trình tập luyện tại nhà cho người đau gót chân.

Phẫu thuật xương gót chân

Khác với hai cách điều trị đau gót chân bảo tồn trên, phẫu thuật sẽ loại bỏ trực tiếp tổn thương ở xương để người bệnh có thể đi lại, vận động như bình thường.

Các bài thuốc chữa đau gót chân bằng đông y được nhiều người sử dụng và đánh giá cao là:

Dùng thuốc đông y từ lá thuốc nam

Bài thuốc đặc trị đau xương gót với một số vị thuốc là dây tơ hồng xanh, đỗ trọng và thạch cao. Kèm theo đó nên dùng phối hợp các bài thuốc như hoạt huyết bổ thận, bổ gan giải độc, thuốc kiện tỳ ích tràng.

Cách chữa đau gót chân bằng cách châm cứu

Khá nhiều bệnh nhân tìm đến phương pháp châm cứu để chữa bệnh đau xương gót chân. Chính vì châm cứu là cách chữa bệnh an toàn và cho hiệu quả tốt. 

Đồng thời phương pháp châm cứu còn tác động đến khí huyết giúp lưu thông máu tốt hơn, còn có tác dụng giảm đau đầu và nhiều biểu hiện không tốt của cơ thể.

Do bàn chân chứa rất nhiều huyệt vị nên mọi người cần tìm đúng bệnh và người châm cứu có tiếng để châm đúng huyệt điều trị bệnh hiệu quả.

Cách chữa bệnh đau gót chân bằng châm cứu thường được áp dụng là thủy châm (bằng cách dùng kim châm trực tiếp vào huyệt) và cứu ngải (hơ nóng ngải cứu vào vùng gót và gan bàn chân).

Bấm huyệt chữa trị đau xương gót chân

Bấm huyệt cho người bị đau xương gót chân là cách tốt nhất để thư giãn, giảm các triệu chứng đau nhức. Không những thế, sức khỏe người điều trị cũng sẽ được cải thiện sau khi tiến hành bấm huyệt. 

Nếu kiến trì áp dụng biện pháp này cũng như có chế độ dinh dưỡng, tập luyện phù hợp sẽ đẩy lùi được bệnh đau xương gót rất hiệu quả.

Chữa đau gót chân bằng bấm huyệt thường trải qua các bước:

  • Cần xác định đúng huyệt cần tác động.
  • Tiến hành xoa bóp, đồng thời day, ấn vào huyệt dũng tuyền, huyệt phong trì, huyệt túc căn, tam âm giao...

Đau gót chân có nguy hiểm không? Thông thường do nhiều nguyên nhân khác nhau như đi trên nền cứng, chấn thương, té ngã nhẹ hoặc các bệnh lý về xương khớp. Bệnh thường khỏi sau vài ngày. 

Nếu như triệu chứng đau kéo dài quá 1 tuần cần phải tích cực thăm khám để tránh diễn biến xấu hơn rất nhiều và có khi ảnh hưởng về sau. Khi này, đau gót chân trở thành mạn tính thì điều trị sẽ khó khăn, kéo dài, gây tốn kém tiền bạc và thời gian.

Đau gót chân có nguy hiểm không?

Đau gót chân có nguy hiểm không?

Các cơn đau sẽ lặp lại thường xuyên, người bệnh không lao động, làm việc được như bình thường. Một số hậu quả không thể lường trước được của bệnh đau gót chân có thể xảy ra đó là:

  • Do người bệnh viêm phần cân gan chân kéo dài mà không được điều trị phù hợp. Khi bị tổn thương, cơ thể tự đưa canxi đến bổ khuyết cho vùng xương bị tổn thương hư hại. Từ đó có thể hình thành gai xương gót. Gai xương gót rất hiếm khi được tiến hành cắt bỏ.
  • Hội chứng đường hầm tại cổ chân: Triệu chứng này rất nguy hiểm do dây thần kinh chầy sau bị đè ép. Dây thần kinh bị chèn ép sẽ dễ dẫn đến cảm giác tê cóng, căng chặt vùng gót chân và bàn chân. Phương pháp phẫu thuật giải phóng chèn ép hội chứng ống cổ chân có thể được áp dụng trong trường hợp này

Bàn chân là một bộ phận quan trọng giúp chúng ta giữ thăng bằng và di chuyển, vận động. Do phải thường xuyên hoạt động nên dễ bị tổn thương nếu như không được chăm sóc và bảo vệ nó đúng cách.

Mọi người có thể thực hiện một số cách sau đây để phòng ngừa chấn thương ở gót chân và đồng thời ngăn cơn đau xuất hiện:

  • Bạn nên mang một đôi giày vừa vặn và có thêm miếng đệm lót chân. Trong trường hợp phải đi bộ lâu thì cần hạn chế đi chân đất.
  • Nhất là khi vận động thể chất phải mang giày vừa vặn, khởi động các cơ trước khi tập và giữ nhịp độ phù hợp trong quá trình tập.
Ăn uống đủ chất giúp ngăn ngừa đau gót chân

Ăn uống đủ chất giúp ngăn ngừa đau gót chân

  • Nghỉ ngơi ngay nếu bạn cảm thấy mệt hoặc bị đau nhức cơ chân. 
  • Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh để có cân nặng hợp lý.

Tóm lại, đau gót chân là triệu chứng rất thường gặp và có nhiều nguyên nhân gây nên chủ yếu là do các bệnh lý về xương khớp. Do đó, khi bị đau gót chân hoặc bất kỳ bộ phận nào bạn nên đi khám ở cơ sở y tế chuyên khoa hoặc liên hệ hotline 0961.666.383 để được khám bệnh và điều trị kịp thời.

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH