Hiểu rõ về viêm khớp gối tràn dịch để chiến thắng kẻ địch của xương khớp

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Đầu gối sưng đau, viêm sưng tấy có thể làm bất kỳ ai trong chúng ta có thể rất lo sợ và bàng hoàng không biết mình có bị viêm khớp gối tràn dịch hay không. Và nếu bạn đang rất tò mò và muốn tìm hiểu về căn bệnh này thì hãy cùng chúng tôi khám phá tất tần tật những thông tin cần thiết ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Mục lục [ Ẩn ]

1. Dấu hiệu viêm khớp gối tràn dịch

Tràn dịch khớp gối (lụt khớp gối) là tình trạng lượng dịch trong khớp gối nhiều lên, có thể phát hiện dễ dàng thông qua thăm khám lâm sàng với các biểu hiện điển hình đó chính là:

- Sưng phù nề: Một bên đầu gối có thể sẽ phình to hơn bên còn lại. Sự sưng tấy vùng gối nổi bật ở phần nang trên xương đầu gối, có thể làm tổ chức màng bao hoạt dịch sưng dày lên. Vùng lõm quanh xương đầu gối dần dần biến mất, trở nên bằng phẳng và thậm chí còn nổi cao hơn cả chỗ xương đầu gối.

- Vận động khớp bị hạn chế: người bệnh sẽ bị hạn chế vận động do lượng dịch khớp ngày càng tăng làm cảm trở sự dịch chuyển của khớp.

- Đau khớp: tùy theo nguyên nhân gây tràn dịch khớp mà mức độ triệu chứng đau khớp sẽ khác nhau, đôi khi chính vì triệu chứng đau khớp mà bệnh nhân cũng không thể đi lại được. Ở khe giữa các khớp có thể xuất hiện cảm giác đau tăng hơn, thậm chí người bệnh không thể co và duỗi khớp.

Triệu chứng viêm khớp gối tràn dịch
Sưng - đau - hạn chế vận động là 3 triệu chứng điển hình của viêm khớp tràn dịch

Nếu không được điều trị kịp thời, dịch trong khớp gối sẽ làm hạn chế vận động khớp, việc chọc hút dịch khớp nhiều lần làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và nếu có nhiễm khuẩn thì sẽ phá hủy và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

Vậy đâu là thủ phạm gây ra căn bệnh nguy hiểm này và phương pháp điều trị phù hợp là gì. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay những phần tiếp theo nhé.

2. Nguyên nhân gây viêm khớp gối tràn dịch

Những cơn đau nhức, viêm sưng tấy ở vùng khớp gối tràn dịch có thể gây ra những ảnh hưởng lớn tới người bệnh nên cần có cách chữa trị phù hợp, triệt để chúng. Và chính vì vậy, khám phá những nguyên nhân gây ra viêm khớp gối cũng là bước quan trọng đầu tiên trên hành trình vượt qua căn bệnh này bạn nhé.

- Chấn thương vùng khớp gối

Đây có lẽ là một trong những nguyên nhân nguy hiểm nhất gây ra tình trạng khớp có dịch. Tùy theo từng mức độ chấn thương mà tổn thương ở khớp gối tràn dịch sẽ là nặng hoặc nhẹ.

Chấn thương vùng khớp gối có thể phá vỡ cấu trúc của khớp gối và gây tràn dịch. Một số loại chấn thương thường gặp có thể gây ra tràn dịch khớp gối đó chính là:

  • Gãy xương.
  • Rách sụn chêm khớp gối.
  • Đứt các dây chằng khớp gối (dây chằng chéo trước hoặc dây chằng chéo sau).
  • Tình trạng chấn thương do quá tải khớp gối.
  • Tổn thương sụn khớp.

- Mắc phải một số bệnh lý khác

Đôi khi một số người mắc phải viêm khớp gối tràn dịch có thể xuất phát từ một số nguyên nhân do từ trước đó đã mắc phải các bệnh như: thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, nhiễm khuẩn khớp, gout, pseudogout, viêm bao hoạt dịch khớp.

Bên cạnh đó, một số dạng nang bao hoạt dịch khớp, bệnh lý rối loạn về tình trạng đông máu, u khớp…

- Béo phì

Sẽ chẳng có bộ khung xương nào có thể chịu đựng mãi mãi một khối lượng cơ thể quá lớn như ở những béo phì cả. Có thể nói tình trạng này là nỗi ám ảnh cho tất cả chúng ta, trong đó béo phì có thể gây ra tình trạng viêm khớp gối tràn dịch nữa đấy bạn nhé.

Đặc biệt, những người mập mạp ở tuổi trên 55 càng có nguy cơ cao mắc phải viêm khớp gối tràn dịch do:

  • Khớp bị quá tải do trọng lượng cơ thể quá lớn.
  • Béo phì làm tăng nguy cơ chấn thương do vận động cho thành phần của khớp, trong đó có sụn khớp. Vì vậy, có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp, một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tràn dịch khớp gối.

3. Điều trị viêm khớp gối tràn dịch như thế nào?

Bệnh viêm khớp gối tràn dịch tiến triển theo nhiều giai đoạn và ở mỗi thời kỳ của bệnh lại có phương pháp chữa trị riêng.

3.1. Bệnh viêm khớp gối tràn dịch giai đoạn đầu

Trong trường hợp bệnh đang ở giai đoạn đầu thì biện pháp can thiệp nội khoa được ưu tiên hàng đầu. Cụ thể là sử dụng các thuốc giảm đau trong các trường hợp mức độ đau cao hơn mức chịu đựng của bệnh nhân.

Bên cạnh đó, trong giai đoạn đầu thì bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc kháng sinh để phòng ngừa hoặc ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng nhiễm khuẩn.

Ngoài ra, một số loại thuốc chống viêm corticosteroid cũng có thể được dùng trực tiếp theo đường miệng hoặc đường tiêm để cải thiện các triệu chứng của bệnh.

3.2. Giai đoạn bệnh tiến triển nặng nề

Khi bệnh diễn biến với mức độ nặng hơn, nghiêm trọng hơn thì cần có những biện pháp can thiệp xâm lấn như:

- Chọc hút dịch khớp: chọc hút dịch khớp nhằm mục đích giảm áp lực lên vùng khớp gối, đồng thời có thể kết hợp với việc điều trị tiêm corticoid.

- Nội soi khớp: nội soi khớp có giá trị chuẩn đoán nguyên nhân của tràn dịch khớp và có thể kết hợp điều trị như sửa chữa các tổn thương sọn, dây chằng hay tổn thương thoái hóa khớp.

- Thay khớp: trong một số trường hợp bệnh nhân viêm khớp gối tràn dịch đi kèm với thoái hóa khớp gối.

4. Bật mí phương pháp phòng bệnh hiệu quả

Từ những nguyên nhân như đã trình bày ở trên, chúng tôi xin được gợi ý cho bạn một số biện pháp giúp bạn và người thân có thể phòng ngừa căn bệnh này hiệu quả như sau:

- Tích cực điều trị và kiểm soát tốt các bệnh lý mạn tính mà bạn đang phải đối mặt như: thoái hóa khớp gối, viêm khớp dạng thấp hoặc là gout.

Bên cạnh đó, bạn còn cần tuân thủ tuyệt đối các chỉ định của bác sĩ, đeo nẹp gối trong trường hợp cần thiết theo yêu cầu của nhân viên y tế.

- Rèn luyện sức mạnh cho phần cơ đùi

Bạn biết không, nếu bạn đang sở hữu một cơ đùi khỏe mạnh thì đây cũng chính là chiếc chìa khóa vàng giúp duy trì hoạt động và chức năng sinh lý bình thường của khớp gối. Ngược lại, nếu cơ đùi bị yếu thì khớp gối có nguy cơ dễ bị chấn thương và hình thành nhiều bệnh lý, trong đó có viêm khớp gối tràn dịch.

Do vậy, bạn có thể tập một số bài tập nhẹ nhàng (như đi bộ, tập chạy, tập phần chân) và kiên trì thực hiện thường xuyên để kiểm soát tốt sức khỏe cho phần cơ đùi

- Thực hiện các bài tập để tăng cường hoạt động cho gối

Một số hoạt động thể chất cũng có tác dụng nâng cao chức năng và hoạt động cho khớp gối mà bạn có thể dễ dàng tập luyện như: bơi lội, đạp xe… để giúp phòng ngừa hiệu quả căn bệnh này.

Và hơn hết, bạn cũng cần kiểm soát tốt trọng lượng của cơ thể của mình bằng cách: xây dựng cho mình chế độ ăn uống lành mạnh (giảm chất béo, tăng cường rau xanh), tăng cường vận động để phòng ngừa tình trạng viêm khớp gối tràn dịch nhé.

Mong rằng qua những thông tin mà bài viết đã cung cấp đã giúp bạn có góc nhìn tổng quan về bệnh viêm khớp gối tràn dịch. Chúc bạn luôn giữ được tinh thần lạc quan và ý chí mạnh mẽ để vượt qua căn bệnh này.

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

Gửi thắc mắc đến chuyên gia tư vấn miễn phí

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH