Phương pháp "đánh đuổi" bệnh đau cột sống một đi không trở lại

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Theo tổ chức y tế thế giới WHO, có hơn 70% dân số trên thế giới bị đau cột sống ít nhất một lần trong đời. Phần lớn người bệnh khi đến gặp bác sĩ thì hiện tượng đau cột sống đã có diễn biến phức tạp. Vì vậy, mỗi chúng ta cần trang bị cho mình kiến thức về chứng bệnh này để phòng ngừa, phát hiện và điều trị kịp thời khi chẳng may mắc phải

Mục lục [ Ẩn ]

1. Cấu tạo cột sống

Cột sống được xem là phần trụ cột nâng đỡ toàn bộ cơ thể, do nhiều đốt xương nối liền nhau, kéo dài, uốn hơi cong nhẹ từ xương chẩm đến xương cụt. Cụ thể, cấu tạo của cột sống gồm 33 đốt sống hợp thành, chia ra :

  • 7 đốt sống cổ C1 đến C7 (C là Cervicalis).
  • 12 đốt sống lưng D1 – D12 (D là Dozsalis).
  • 5 đốt sống thắt lưng L1 – L5 (L là Lumbalis).
  • 5 đốt sống hông S1 – S5 (S là Sacralis).
  • 4 đốt sống cụt.
Cột sống bao gồm 33 đốt sống
Cột sống bao gồm 33 đốt sống

2. Nguyên nhân đau cột sống

Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây đau cột sống. Trong đó, những nguyên nhân phổ biến bao gồm:

Sai tư thế: Khi bạn bị vận động sai tư thế trong quá trình làm việc như khuân vác nặng nhọc, uốn éo hoặc vặn vẹo, tư thế xấu sẽ dẫn đến đau cột sống.

Thoái hóa cột sống: Tình trạng này gây mất cấu trúc và chức năng cột sống, dẫn đến cột sống bị dễ bị chấn thương gây đau nhức, khó chịu.

Loãng xương: Loãng xương làm mất mật độ khoáng xương, dẫn đến xương dễ gãy gây đau.

Thoát vị đĩa đệm: Khiến các đĩa đệm và nhân nhầy đĩa đệm thoát vị ra ngoài, chèn ép lên rễ dây thần kinh và tủy sống gây đau ở cột sống.

Đau thần kinh tọa: Đây là tình trạng các dây thần kinh tọa bị chèn ép do mảnh vỡ đĩa đệm hoặc gai xương, khối u. Từ đó, gây ra những triệu chứng đau cột sống kèm đau lưng dưới lan xuống mông và sau chân.

Gãy xương: Khi cột sống bị chịu một lực mạnh bên ngoài hoặc ngã, tai nạn dẫn đến xương cột sống bị gãy sẽ gây đau đớn.

Nhiễm trùng cột sống: Bệnh này thường do vi khuẩn gây ra. Triệu chứng điển hình là đau cột sống dai dẳng kèm vận động khó, sưng, sốt, đổ mồ hôi, giảm cân và khó chịu.

3. Đau cột sống là bị bệnh gì?

Đau cột sống kéo dài là dấu hiệu của nhiều bệnh lý về xương khớp nguy hiểm. Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

3.1 Đau cột sống cổ là bệnh gì?

Vùng cổ được xem là nơi đi qua của rất nhiều dây thần kinh quan trọng của cả cơ thể. Vì thế, chỉ cần một vài tác động nhỏ đến khu vực cổ cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả sự vận động của cơ thể. Đau cột sống cổ báo hiệu rằng, có thể bạn đang mắc phải các bệnh như thoái hóa cột sống cổ, viêm cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm, vôi hóa đốt sống cổ,...

3.2 Đau cột sống lưng là bệnh gì?

Đau cột sống lưng là biểu hiện cụ thể của nhiều bệnh về xương khớp như thoát vị đĩa đệm cột sống lưng, thoái hóa cột sống thắt lưng, gai cột sống, loãng xương, vôi hóa đốt sống lưng,... Những bệnh kể trên đều gây ra triệu chứng đau nhức ở cột sống lưng, có thể lan tới vùng hông, đùi và mông, hạn chế vận động của bệnh nhân.

4. Các vị trí đau đốt sống thường gặp

Các vị trí đau đốt sống thường gặp là ở cổ, lưng. Mỗi vị trí này lại có biểu hiện và nguyên nhân gây ra hiện tượng đau cột sống riêng. Cụ thể:

4.1 Đau đốt sống cổ

Đau đốt sống cổ là tình trạng vùng cổ vai gáy xuất hiện các cơn đau, kèm theo hạn chế vận động quay cổ, quay đầu. Bệnh thường xuất hiện vào buổi sáng, khi vừa ngủ dậy. Ban đầu, bệnh nhân chỉ cảm thấy đau nhẹ, đau mỏi vùng cổ. Sau đó, cơn đau nhức lan lên tai, xuống vai, cánh tay với mức độ ngày càng tăng. Bệnh đau đốt sống cổ có thể xuất hiện một cách tự phát hoặc xuất hiện sau khi các bạn lao động nặng, mệt mỏi, căng thẳng, bị nhiễm lạnh.

4.2 Đau đốt sống lưng

Đau đốt sống lưng là căn bệnh phổ biến nhất mà tất cả chúng ta đều có thể gặp phải. Nguyên nhân có thể là do người bệnh thường xuyên lao động nặng nhọc, hoạt động sai tư thế, các bệnh lý về xương khớp. Tình trạng đau đốt sống lưng nếu để kéo dài mà không được điều trị, sẽ khiến cho người bệnh gặp rất nhiều khó khăn trong việc đi lại và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

Đau cột sống lưng là chứng bệnh phổ biến
Đau cột sống lưng là chứng bệnh phổ biến

5. Triệu chứng đau cột sống

Đau cột sống có thể xuất hiện ở bất kì vị trí nào. Tùy vị trí đau cột sống ở cổ hay lưng mà triệu chứng sẽ khác nhau.

5.1 Triệu chứng đau đốt sống cổ

Triệu chứng điển hình của đau đốt sống cổ:

  • Đau nhức cổ, cứng cổ, khó khăn khi vận động cổ.
  • Cơn đau xuất hiện đột ngột với mức độ nặng, kéo dài trong vài giờ hoặc vài ngày.
  • Triệu chứng đau có thể lan xuống vai hoặc cánh tay.
  • Tê, yếu liệt bả vai, cánh tay, ngón tay; mất cảm giác ở bàn tay.
  • Nấc ngáp, đau đầu, chóng mặt; nếu bị thoái hóa đốt sống cổ C1-C2.

5.2 Triệu chứng đau đốt sống lưng

Triệu chứng điển hình của đau đốt sống cổ:

  • Đau dọc sống lưng âm ĩ kéo dài trong nhiều tuần.
  • Cơn đau tăng khi người bệnh ngồi trong thời gian dài, thực hiện các tư thế cong, xoay người hoặc nâng vác đồ vật.
  • Khi bị nặng, các cơn đau có thể lan xuống chân, yếu chân, gây khó khăn cho người bệnh khi di chuyển.

6. Bệnh đau cột sống nên ăn gì, kiêng gì?

Th.S Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan đưa ra lời khuyên, về những loại thực phẩm mà người bị đau cột sống nên ăn như:

  • Thịt lợn, thịt bò, thịt gia cầm, xương ống, sườn chứa nhiều glucosamin và chondroitin, có tác dụng bổ sung canxi cho cơ thể.
  • Đậu nành chứa hoạt chất Genistein, góp phần làm xương chắc khỏe.
  • Trái cây như ổi, đu đủ, dứa, cam, chanh, bưởi, cung ứng men kháng viêm và vitamin C dồi dào.
  • Rau củ chứa nhiều vitamin K, C, A, E giúp xương khớp chắc khỏe, bảo vệ bao khớp và đầu xương, làm bớt đau, viêm khớp.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng khuyên người bị đau cột sống nên kiêng các thực phẩm sau:

  • Thực phẩm nhiều chất béo, đồ ăn ngọt, nhiều đường, đồ cay nóng.
  • Các loại đồ uống có cồn, chất kích thích.
  • Thức ăn giàu đạm, vì sẽ làm cho bệnh ngày càng thêm trầm trọng và khó chữa hơn.

7. Chữa bệnh đau cột sống

Bệnh đau cột sống có thể chữa dứt điểm nếu phát hiện sớm và áp dụng đúng phương pháp phù hợp. Các cách chữa đau cột sống phổ biến hiện nay gồm có:

7.1. Điều trị Tây y

Điều trị đau cột sống bằng Tây y đem tới hiệu quả nhanh nhưng mang tính nhất thời, bệnh dễ tái phát lại. Người bệnh có thể dùng thuốc Tây hoặc phẫu thuật tùy tình trạng bệnh nặng hay nhẹ.

Thuốc Tây

Tây y điều trị thoái hóa cột sống bằng các phương pháp nội khoa, chủ yếu là kê thuốc cho bệnh nhân sử dụng như:

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol (acetaminophen).
  • Nhóm thuốc giãn cơ: Mydocalm, Myonal, Carisoprodol.
  • Nhóm thuốc chống viêm không steroid khác: Diclofenac, Meloxicam,
  • Amitriptylin 25mg, 1-2 viên/ngày, Dogmatil.

Phẫu thuật, mổ

Chỉ nên thực hiện phẫu thuật trong trường hợp, bệnh đau cột sống trở nặng, khiến người bệnh khó khăn khi vận động hoặc không thể đi lại. Ngoài ra, khi có các biểu hiện sau thì người bệnh mới cân nhắc có nên sử dụng phương pháp mổ hay không.

  • Dây thần kinh tọa bị chèn ép, khiến teo cơ.
  • Cột sống có hiện tượng biến dạng.
  • Bệnh lý gây chèn ép lên tủy sống, ống sống.

7.2. Châm cứu & bấm huyệt, vật lý trị liệu

Châm cứu, bấm huyệt, vật lý trị liệu giúp tác động trực tiếp đến các cơ, dây thần kinh tại vùng cổ và lưng. Từ đó, đẩy mạnh quá trình lưu thông máu ở đốt sống, tăng cường sự sản sinh các chất kháng lại cơn đau, làm giảm cơn đau tức thì. Bên cạnh đó, các cách chữa đau cột sống này không gây tác dụng phụ nào cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu thực hiện sai cách sẽ gây ảnh hưởng sức khỏe như đau nhức, trật khớp, tổn thương cột sống,... Vì vậy, người bệnh cần tìm đến những cơ sở Đông y uy tín để đảm bảo hiệu quả khi áp dụng.

7.3. Bài tập thể dục

Các bài tập thể dục dưới đây, không chỉ giúp hỗ trợ điều trị hiện tượng đau cột sống mà còn giúp xương khớp được khỏe mạnh, dẻo dai.

Bài tập cuộn vai và siết chặt vai: Cong lưng từ 5 đến 10 lần, sau đó cuộn vai và siết chặt cơ vai 10 lần. Bạn có thể kết hợp kéo giãn đầu và cổ.

Bài tập căng giãn cơ phần lưng: Nằm xuống, đặt trục lăng ở dưới phần lưng trên. Di chuyển lưng lên và dừng lại, giữ để căng cơ phần cổ, lưng. Giữ trong vòng 30 giây.

Bài tập kéo giãn với tư thế Yoga: Nằm sấp, 2 tay chống người lên, cong khủy tay 1 góc 90 độ, bàn tay tiếp xúc mặt sàn. Ấn phần đầu bàn chân và mặt trong bàn tay xuống, đẩy xương chậu về phía trước. Tập trung thở sâu. Giữ vị trí này từ 1-3 phút.

Bài tập kéo giãn với tư thế Yoga hỗ trợ điều trị đau cột sống
Bài tập kéo giãn với tư thế Yoga hỗ trợ điều trị đau cột sống

7.4. Thuốc Nam chữa đau cột sống

Để chữa đau cột sống, chúng tôi xin giới thiệu với các bạn những bài thuốc Nam từ các loại thảo dược dễ tìm mà mang lại hiệu quả cao.

Bài thuốc từ gừng tươi: Chuẩn bị 20g gừng tươi, 30g bột mì. Gừng giã nát cho vào bột mì. Đun nóng, sau đó đắp vào vùng cột sống bị đau. Ngày 1 lần, đắp liên tục 20 ngày. Bài thuốc này giúp giảm đau, kháng viêm, tăng cường lưu thông khí huyết.

Bài thuốc từ lá lốt: Lấy 1 nắm lá lốt đem giã nát, thêm chút giấm. Sau đó, chưng nóng đắp hoặc chườm lên vùng cột sống đau ngày 2 lần. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể lấy lá lốt làm các món ăn bổ dưỡng như nấu canh lá lốt với thịt bò, tôm, hến,... sẽ giúp giảm các cơn đau nhức cột sống.

7.5. Lối sống, chế độ sinh hoạt

Sau đây là một số biện pháp đơn giản trong việc điều chỉnh thói quen, chế độ sinh hoạt hàng ngày giúp bạn đẩy lùi tình trạng đau cột sống dễ dàng.

Tắm bằng nước ấm: Theo các chuyên gia y tế, việc tắm bằng nước ấm và kèm theo xoa bóp vùng cổ, vai, lưng sẽ giúp giảm tình trạng căng cơ, đau mỏi sau một ngày làm việc căng thẳng.

Tập yoga: Thời điểm thích hợp nhất để tập yoga là vào buổi sáng và trước khi ngủ, rất tốt với sức khỏe. Những động tác yoga sẽ giúp giảm tình trạng đau cột sống cổ, lưng.

Nằm ngủ đúng tư thế: Mỗi ngày nên dành tới 8 tiếng để ngủ. Việc nằm sấp hay nghiêng có thể gây đau nhức ở cổ, lưng và khiến cơ thể mệt mỏi. Do đó, một tư thế nằm cân bằng là điều cần thiết nếu bạn không muốn gặp tình trạng này.

8. Chữa đau cột sống bằng thuốc Đông y gia truyền Trị Cốt Tán

Trong y học có câu: “Đông y trị gốc, Tây y trị ngọn”. Nghĩa là thuốc Tây thường thiên về điều trị triệu chứng, còn thuốc Đông y chữa bệnh tận gốc, mang lại hiệu quả lâu dài. Bởi vậy, nếu muốn thoát khỏi bệnh đau cột sống hoàn toàn, không lo tái đi tái lại thì các bạn nên chọn phương pháp Đông y là tốt nhất. Hiện nay, có rất nhiều sản phẩm Đông y chữa đau cột sống nói riêng và các bệnh lý về xương khớp nói chung. Tuy nhiên, hầu hết người bệnh đều tin tưởng lựa chọn bài thuốc gia truyền Trị Cốt Tán của nhà thuốc Hải Sáu.

Loại bỏ hoàn toàn bệnh đau cột sống nhờ Trị Cốt Tán
Loại bỏ hoàn toàn bệnh đau cột sống nhờ Trị Cốt Tán

Cùng lắng nghe đôi lời của cô Thúy Ngân (52 tuổi, Phú Thọ): "Tôi cứ nghĩ từ nay đến cuối đời phải sống chung với chứng bệnh đau cột sống lưng. May mắn thay, được người quen giới thiệu nên tối biết đến sản phẩm Trị Cốt Tán. Vì cũng sợ đặt thuốc online, tôi có trực tiếp đến nhà thuốc Hải Sáu ở Thái Bình. Được Lương y Nguyễn Công Sáu thăm khám, tư vấn và kê cho 2 liệu trình Trị Cốt Tán dạng uống và chườm. Đến nay, tình trạng đau cột sống của tôi được cải thiện rõ rệt. Thực sự cảm ơn nhà thuốc rất nhiều!"

Bài thuốc Trị Cốt Tán không chỉ giúp cô Ngân mà giúp cho hơn 50.000 bệnh nhân, thoát khỏi các bệnh lý về xương khớp khác nhau. Trị Cốt được bào chế từ những thảo dược bổ xương dưỡng cốt đặc thù như tam thất, nấm linh chi, ba kích, đan sâm, quế chi, khương hoạt, đỗ trọng, phòng phong,... Giúp loại bỏ những chất độc có trên xương cột sống; giảm đau, kháng viêm, ngăn các gai thừa trên cột sống mọc; tăng cường hàm lượng dưỡng chất làm săn chắc đốt sống cổ, làm chậm tiến trình lão hóa.

Để chiết xuất tối đa dược tính của các cây thuốc quý, Lương y Nguyễn Công Sáu đã bỏ ra hơn 30 năm nghiên cứu, thử nghiệm và đưa ra quyết định bào chế Trị Cốt Tán ở dạng uống và chườm. Đem lại sự thuận tiện cho người bệnh trong quá trình sử dụng thuốc. Với những gì đã cống hiến cho nền y học nước nhà, bài thuốc Trị Cốt Tán và Lương y Nguyễn Công Sáu vinh dự nhận được nhiều giải thưởng quý giá như:

  • “Sản phẩm Xanh vì sức khỏe người Việt” của Viện chính sách pháp luật và quản lý.
  • Đón nhận Bảng vàng danh dự và Cúp kỷ niệm trong chương trình Vinh danh Nhà thuốc y học cổ truyền uy tín vì sức khỏe Cộng đồng năm 2014.
  • Giấy khen, bằng khen của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Đông y Việt Nam.
  • Trị Cốt Tán được Bộ y tế chứng nhận về an toàn và chất lượng của thuốc.

9. Cách phòng ngừa đau cột sống

Đau cột sống có thể phòng ngừa nếu bạn tuân thủ đủ các điều sau:

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học: Một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng giúp cơ thể ngăn ngừa nhiều bệnh tật và hỗ trợ hệ xương khớp khỏe mạnh. Bổ sung đầy đủ Canxi và vitamin D.

Giữ cân nặng ở mức hợp lý: Khi cân nặng vượt ngưỡng bình thường, cột sống của bạn sẽ chịu một áp lực lớn và có thể gây đau. Do đó, việc kiểm soát cân nặng ở mức cho phép sẽ là cách để bảo vệ độ dẻo dai của cột sống nói riêng và hệ xương khớp nói chung.

Thay đổi thói quen sinh hoạt: Những người lao động chân tay, không nên cúi lưng nhấc vật nặng hoặc mang vác quá sức trên vai, tránh các tổn thương cột sống. Với những người làm việc văn phòng, cứ 30 – 60 phút nên đứng dậy đi lại một lần, thay đổi tư thế, khởi động cơ thể bằng vài động tác vươn vai.

Tập thể dục thường xuyên: Điều này làm tăng lưu lượng máu và oxy đến các vùng trên xương sống, hỗ trợ vận chuyển các chất dinh dưỡng thiết yếu, giúp duy trì tính linh hoạt của cột sống. Hãy bắt đầu với những bài tập đơn giản như đi bộ, bơi lội, tập gym, aerobic và yoga,...

Hãy nhanh tay gọi về nhà thuốc Hải Sáu theo số hotline: 0961 666 383, để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ điều trị đau cột sống và các bệnh về xương khớp. Chúc các bạn có thật nhiều sức khỏe!

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

Gửi thắc mắc đến chuyên gia tư vấn miễn phí

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH