Hiểm họa từ lồi đĩa đệm cột sống cổ

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Lồi đĩa đệm cột sống là căn bệnh mang đến hậu quả thoát vị đĩa đệm. Ngay từ giai đoạn sớm này bạn đã có thể phải trải qua những cơn đau. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và cách phòng căn bệnh này từ sớm nhé!

Mục lục [ Ẩn ]

1. Lồi đĩa đệm cột sống cổ là gì?

Đĩa đệm có ý nghĩa như đúng cái tên của nó, là chiếc “đệm” giữa hai đốt sống, có tác dụng nâng đỡ, giảm xóc giữa 2 đốt sống. Đĩa đệm bao gồm ba phần:

  • Nhân nhầy
  • Vòng sợi sụn
  • Bản trong suốt

Vì đĩa đệm có tác dụng giảm “xóc” giữa hai cột sống nên chúng có độ đàn hồi lớn. Tạo điều kiện cho cột sống cử động linh hoạt, những động tác cúi, rướn người, xoay người, … có thể thực hiện một cách dễ dàng và mau lẹ.

Lồi (phình) đĩa đệm cột sống cổ được hiểu là giai đoạn đầu của thoát vị đĩa đệm. Ở giai đoạn này vòng sợi sụn bắt đầu yếu dần, nhân nhầy chưa thoát ra hẳn nên chưa gây chèn ép, tổn thương đến các dây thần kinh.

Lồi đĩa đệm cột sống cổ

Lồi đĩa đệm cột sống cổ

Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến những đĩa sụn này “lạc” khỏi vị trí vốn có của nó?

2. Nguyên nhân gây phồng đĩa đệm cổ

Đĩa đệm là bộ phận không thể thiếu giữa hai đốt sống, vậy những nguyên nhân nào khiến đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí và không hoàn thành nhiệm vụ vốn có của mình?

2.1. Tuổi cao

Khi trên 40 tuổi quá trình lão hóa bên trong cơ thể xảy ra mạnh mẽ hơn. Đĩa đệm bắt đầu mất khả năng đàn hồi, vòng sợi sụn trở nên yếu. Chính vì lý do này, mà đĩa đệm bắt đầu thô xơ, xù xì khiến nhân nhầy thoát ra khỏi vị trí ban đầu.

Khi nhân nhầy thoát ra khỏi vị trí trung tâm có nghĩa lồi (phồng) đĩa đệm cột sống cổ chính thức bắt đầu.

2.2. Làm việc nặng nhọc, hoạt động sai tư thế

Với những người thường xuyên phải bê, vác vật nặng cũng đồng nghĩa với việc đĩa đệm bị tác động bởi những lực mạnh nhiều lần, lặp đi lặp lại.

Những áp lực lên đĩa đệm cột sống khiến đĩa đệm bị tổn thương, không hoàn thành nhiệm vụ của mình, thậm chí lệch ra khỏi vị trí cũ.

Làm việc nặng nhọc dễ dẫn đến lồi đĩa đệm cột sống cổ

Làm việc nặng nhọc dễ dẫn đến lồi đĩa đệm cột sống cổ

2.3. Chấn thương

Chấn thương là những tác động mạnh và đột ngột khiến nhân nhầy bị lệch ra ngoài, thậm chí có thể bị thoát vị đĩa đệm, những chấn thương còn có thể gây tổn thương cột sống.

2.4. Di truyền

Theo một số nhà khoa học thì lồi đĩa đệm cột sống có thể di truyền. Có nghĩa nếu bạn đang bị lồi đĩa đệm cột sống cổ thì rất có thể con cái của bạn cũng mang căn bệnh này. Chính vì vậy, nếu có ý định có thai bạn cần xin ý kiến bác sĩ để nhận được lời khuyên nhé.

2.5. Thừa cân, béo phì

Trong xã hội hiện đại thì thừa cân béo phì là tình trạng đáng báo động. Thừa cân, béo phì khiến cột sống của bạn thường xuyên phải “tải” một trọng lượng lớn hơn nhiều với khả năng của nó. Khi đó không chỉ là lồi đĩa đệm cột sống cổ mà có thể lồi đĩa đệm đốt sống lưng nữa.

Béo phì – nguyên nhân dẫn đến lồi đĩa đệm cột sống cổ

Béo phì – nguyên nhân dẫn đến lồi đĩa đệm cột sống cổ

2.6. Một số yếu tố khác

Ngoài những yếu tố điển hình kể trên thì:

  • Căng thẳng kéo dài
  • Hút thuốc lá
  • Dinh dưỡng không cân đối, thiếu khoa học
  • Lười vận động

Là những nguyên nhân khiến bạn “đến gần” hơn với phồng đĩa đệm cột sống cổ.

Nếu đã tỏ tường những nguyên nhân khiến bạn mắc bệnh lồi đĩa đệm cột sống cổ, thì những triệu chứng của căn bệnh này là căn cứ để chẩn đoán sớm.

3. Triệu chứng của bệnh lồi đĩa đệm cổ

Lồi đĩa đệm cột sống cổ cũng giống như nhiều bệnh lý xương khớp khác, triệu chứng của căn bệnh này cũng có nhiều điểm tương đồng, dễ gây nhầm lẫn:

  • Đau vùng cổ, đau có thể lan xuống vùng vai gáy, thậm chí còn lan sang vai và cánh tay.
  • Tê bì, mất cảm giác vùng cổ, có nhiều trường hợp là mỏi cổ, bả vai và cánh tay. Mới đầu chỉ là hiện tượng “kiến bò” cổ và vai, lâu dần phần cổ, vai xuất hiện tê bì và mất cảm giác.
  • Những triệu chứng đau mỏi, tê bì vùng cổ, gáy và vai là những “điểm cộng” khiến bạn bị hạn chế vận động, khó khăn trong xoay cổ về phía sau, hạn chế trong việc ngẩng hay cúi đầu.
  • Thoái hóa đốt sống cổ cũng là nguyên nhân dẫn đến đĩa đệm bị lồi và phình, dần dần ra khỏi vị trí cũ.

Bạn đã nhận thấy những triệu chứng trên là rất “gần” với một số bệnh xương khớp như thoái hóa đốt sống cổ, gai cột sống cổ, … Không chỉ dừng là ở những bệnh nhân lớn tuổi, ngày nay, bệnh lồi đĩa đệm cột sống cổ ngày càng trẻ hóa khiến càng khó chẩn đoán bằng những triệu chứng này.

Vậy nên, bạn cần có lịch khám bệnh định kỳ nhằm sớm phát hiện và điều trị bệnh một cách sớm nhất nhé!

4. Điều trị lồi đĩa đệm cột sống cổ

Mục tiêu điều trị lồi đĩa đệm cột sống cổ hiện nay chủ yếu ở việc hạn chế tiến triển của bệnh, giảm thiểu tối đa những triệu chứng là bệnh nhân gặp phải.

4.1. Tây y

Dựa trên 2 mục tiêu này mà điều trị lồi đĩa đệm cột sống cổ thường được điều trị bằng các thuốc:

Thuốc chống viêm Meloxicam trong điều trị lồi đĩa đệm cột sống cổ

Thuốc chống viêm Meloxicam trong điều trị lồi đĩa đệm cột sống cổ

  • Thuốc chống viêm: meloxicam, diclofenac, ibuprofen, …
  • Thuốc giảm đau: paracetamol.
  • Thuốc giãn cơ: tolperisone, Eperisone, …
  • Nhóm thuốc vitamin: vitamin 3B, vitamin B12, vitamin B6, …

Mỗi thuốc đều có tác dụng không mong muốn và nhiều chú ý khi sử dụng, vậy nên bạn cần được sự chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng nhé!

4.2. Đông y

Ngoài những bài thuốc Đông y chữa lồi đĩa đệm cột sống cổ thì những phương pháp kèm theo cũng giúp “bổ trợ” cho quá trình trị bệnh.

Vật lý trị liệu, xung điện, điện châm, chiếu tia hồng ngoại, … là những phương pháp điều trị không xâm lấn, không tác dụng phụ được nhiều người tìm đến.

5. Phòng bệnh lồi đĩa đệm cột sống cổ như thế nào?

Đứng trước nguy cơ trẻ hóa của bệnh lồi đĩa đệm cột sống cổ thì việc cần làm làm phòng chống lồi đĩa đệm cột sống cổ ngay từ bây giờ:

  • Hạn chế tối đa mang vác vật nặng để tránh tổn thương cho cột sống cũng như đĩa đệm
  • Giữ gìn tư thế đúng của cột sống trong mọi hoàn cảnh.
  • Tập thể dục thường xuyên là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu.
  • Duy trì chế độ và sinh hoạt ăn lạnh mạnh.
  • Định kỳ khám bệnh tại các cơ sở chuyên khoa nhằm sớm phát hiện ra bệnh và điều trị kịp thời.

Tập thể dục thường xuyên giúp phòng ngừa lồi đĩa đệm cột sống cổ

Tập thể dục thường xuyên giúp phòng ngừa lồi đĩa đệm cột sống cổ

Bệnh nào cũng có thể ngăn chặn cũng như hạn chế, đối với lồi đĩa đệm cột sống cổ cũng vậy. Hy vọng với những thông tin trên đây bạn sẽ có cách “xử lý” đúng đắn để ngăn chặn cũng như điều trị căn bệnh này.

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Gửi thắc mắc đến chuyên gia tư vấn miễn phí

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH