[Giải đáp] bệnh phong thấp có lây không

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Phong thấp là một bệnh lý xương khớp, với biểu hiện sưng đau các khớp kèm theo tê bì chân tay, cứng khớp. Đây là một bệnh lý mạn tính, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Nhiều người lo lắng rằng bệnh phong thấp  có lây không?

Mục lục [ Ẩn ]
Bệnh phong thấp có thể lây truyền khồng?
Bệnh phong thấp có thể lây truyền khồng?

1. Nguyên nhân gây bệnh phong thấp là gì?

Hiện nay, bệnh phong thấp vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh. 

Theo quan điểm Tây y, nguyên nhân gây bệnh phong thấp là:

  • Do sự thay đổi hormone trong cơ thể: Nồng độ hormone trong cơ thể suy giảm hoặc thay đổi sẽ tăng nguy cơ bị bệnh phong thấp. Phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh là đối tượng dễ bị mắc bệnh phong thấp nhất vì lượng hormone trong cơ thể họ suy giảm rõ rệt.
  • Phong thấp là hậu quả của chấn thương hoặc biến chứng từ các bệnh xương khớp khác: Đây cũng là nguyên nhân khá phổ biến, nên cần được lưu ý.
  • Do virus, vi khuẩn: Các nhà khoa học cho rằng, một số loại virus như virus cúm, virus Parvovoris, virus Epstein-Barr… có thể là nguyên nhân gây bệnh phong thấp. Chúng thường tấn công vào các mô trơn của xương khớp, gây ra tình trạng viêm xương khớp.
  • Di truyền: Các nghiên cứu giải mã hệ gen người cho thấy, người bị bệnh phong thấp thường mang một số mã gen như: PTPN2, HLA-DK4, PADI4.
  • Môi trường sống là một trong số các nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh phong thấp. Các thống kê cho thấy người sống ở môi trường lạnh và ẩm thấp có nguy cơ mắc bệnh phong thấp cao hơn. Đây là lý do vì sao tỷ lệ người bị phong thấp ở miền Bắc nước ta cao hơn ở miền Nam.
Sống trong môi trường ấm thấp lâu ngày làm tăng nguy mắc bệnh phong thấp
Sống trong môi trường ấm thấp lâu ngày làm tăng nguy mắc bệnh phong thấp
  • Nguyên nhân khác: Người thường xuyên phải lao động nặng, người nghiện thuốc lá, sử dụng các chất kích thích hoặc người phải hít nhiều khói thuốc thụ động, người có chế độ ăn uống không hợp lý (thừa chất hoặc thiếu chất)... là những đối tượng dễ bị bệnh phong thấp hơn người khác.

Đi từ góc nhìn của Y học cổ truyền:

Nguyên nhân gây ra bệnh phong thấp là do sự xâm nhập của hai yếu tố phong và hàn thấp vào cơ thể. Chúng làm tổn thương đến “khí”, dẫn đến hệ kinh mạch trong cơ thể bị trì trệ, quá trình lưu thông của khí huyết đến xương khớp cũng bị suy giảm. 

Đây là điều kiện thuận lợi cho phong thấp hình thành và gây ra tình trạng đau nhức, tê bì trên tay. 

2. Bệnh phong thấp có lây không?

Các bệnh nhân thường đặt ra câu hỏi  "bệnh phong thấp có lây không?", vì đây là điều mà nhiều người lo lắng.

Mặc dù vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh phong thấp, nhưng dựa vào các nguyên nhân đã trình bày ở phần trên, ta có thể thấy được bệnh phong thấp không phải là bệnh lây nhiễm. Không có bất kì bằng chứng nào cho thấy, bệnh phong thấp có thể lây truyền từ người này sang người khác. 

Như vậy, bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi bệnh phong thấp có lây không, vì thế bạn không cần phải lo lắng vấn đề lây nhiễm bệnh phong thấp.

Tuy nhiên bạn cũng không nên chủ quan vì đây là căn bệnh mãn tính, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe bệnh nhân như gây biến chứng cho hệ tim mạch, xương khớp và các cơ quan nội tạng khác.

3. Bệnh phong thấp có phải là bệnh di truyền không?

Bên cạnh câu hỏi “bệnh phong thấp có lây không?” thì câu hỏi “bệnh phong thấp có di truyền không?” cũng là một câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Người mắc bệnh phong thấp mang gen đặc biệt nên có thể di truyền sang đời sau
Người mắc bệnh phong thấp mang gen đặc biệt nên có thể di truyền sang đời sau

Từ các nghiên cứu về nguyên nhân gây bệnh phong thấp cho thấy căn bệnh này có liên quan đến yếu tố di truyền. Do người bị bệnh phong thấp có mang các gen đặc trưng có thể di truyền sang thế hệ sau.

Vì thế, nếu trong gia đình hoặc dòng họ có người bị bệnh phong thấp thì các thế hệ con cháu có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn. Ngoài ra, người trong gia đình thường có cấu trúc xương giống nhau nên nguy cơ mắc bệnh xương khớp giống nhau cũng cao hơn người bình thường.

4. Biện pháp giảm nguy cơ bệnh phong thấp

Mặc dù, bệnh phong thấp không lây truyền, nhưng có thể di truyền cho người thân trong gia đình. Do đó, chủ động phòng tránh là cách tốt nhất hạn chế nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và người thân trong gia đình.

Hiện nay chưa có biện pháp phòng tránh bệnh phong thấp đặc hiệu, nên các can thiệp phòng ngừa chủ động là những biện pháp nâng cao thể trạng và tăng cường sức khỏe xương khớp như sau:

Luôn giữ ấm cơ thể

Theo đông y, khí lạnh xâm nhập vào cơ thể khiến khí huyết ứ trệ, giảm lưu thông đến xương khớp là nguyên nhân gây bệnh phong thấp. 

Đồng thời, khí lạnh cũng là nguyên nhân hàng đầu làm sức khỏe suy giảm, gây rối loạn hệ miễn dịch khiến cơ thể dễ bị mắc các bệnh khác.

Do vậy, luôn giữ ấm cơ thể, nhất là vào mùa lạnh là một biện pháp phòng bệnh hiệu quả.

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học

Một chế độ ăn uống hợp lý, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là các loại củ quả, rau xanh giúp cơ thể bổ sung đủ vitamin và khoáng chất. Nhờ đó mà nâng cao sức đề kháng của cơ thể, cơ thể có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh nói chung và bệnh phong thấp nói riêng.

Đồng thời, một chế độ ăn đủ canxi sẽ giúp xương chắc khỏe, hạn chế mắc các bệnh lý xương khớp.

Thường xuyên tập luyện thể dục

Tập thể dục hoặc chơi các môn thể thao vừa sức, thường xuyên giúp duy trì sự dẻo dai cho hệ xương khớp và cũng là cách giảm lão hóa xương khớp tốt nhất.

Nếu không có nhiều thời gian, bạn chỉ cần dành 15 đến 30 phút mỗi ngày để vận động nhẹ nhàng (đi bộ, tập yoga, đạp xe…). Điều này không chỉ tốt cho xương khớp mà còn giúp bạn giải tỏa căng thẳng, stress hiệu quả.

Tập thể dục thường xuyên giúp xương khớp dẻo dai, giảm nguy cơ mắc bệnh
Tập thể dục thường xuyên giúp xương khớp dẻo dai, giảm nguy cơ mắc bệnh

Tránh xa các chất kích thích

Tiêu thụ quá nhiều chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá…) là nguyên nhân khiến cấu trúc nhiều tế bào bị phá hủy, lòng mao mạch cũng bị thu hẹp, từ đó sinh ra nhiều bệnh nguy hiểm.

Tạo thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ cho bản thân và gia đình

Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời nhiều bệnh, ngăn chặn chúng chuyển thành bệnh mạn tính hoặc gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Sử dụng Trị Cốt Tán được chuyên gia đánh giá cao 

Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn - Chủ nhiệm khoa Y học Cổ truyền, bệnh viện Trung Ương quân đội 108 chia sẻ về bệnh lý xương khớp và công dụng của bài thuốc Đông y Trị Cốt Tán trong điều trị bệnh xương khớp.

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay theo hotline 0961 666 383 để được tư vấn bởi chuyên gia về tình trạng bệnh của bạn và có biện pháp điều trị hợp lý.

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Gửi thắc mắc đến chuyên gia tư vấn miễn phí

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH