Thoái hoá khớp gối có nên đi bộ không? Chuyên gia tư vấn

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Nhiều người cứ nghĩ rằng thoái hoá khớp gối sẽ khó có thể vận động được bình thường vì đau nhức. Vậy thoái hoá khớp gối có nên đi bộ không? Đi sao cho đúng và tốt cho việc điều trị? Hãy cùng chuyên gia giải đáp ngay dưới đây.

Mục lục [ Ẩn ]

Thoái hoá khớp gối có nên đi bộ hay không?

Thoái hoá khớp gối là tình trạng sụn khớp và xương dưới sụn đầu gối bị tổn thương, kèm theo phản ứng viêm và viêm dịch khớp, tràn dịch khớp.

Sụn khớp ở trạng thái khoẻ mạnh sẽ trớn láng, bóng mịn và cấu trúc xương dưới sụn ổn định, linh hoạt. Khi bị thoái hoá thì bề mặt lớp sụn bị bào mòn, dần dần làm trơ ra đầu xương dưới sụn. Đồng thời, phần xương dưới sụn cũng bắt đầu thay đổi cấu trúc, cọ sát bề mặt xương, dẫn đến phản ứng tạo các chất gây viêm, xuất hiện triệu chứng đau, sưng tấy.

Đặc biệt, mỗi khi vận động, đi lại, các đầu xương cọ xát vào nhau làm cho bề mặt xương bị bào mòn nhiều gây đau nhức nhiều, khớp bị lỏng lẻo. Điều này khiến cho nhiều người e ngại liệu rằng thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?

Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không

Các chuyên gia xương khớp cho biết, nguồn gốc tạo ra cơn đau nhức là do cử động, đi lại nhiều. Nhưng không vì vậy mà người bệnh hạn chế vận động, tập thể thao hay đi bộ.

Hạn chế vận động đi bộ sẽ làm cho sụn khớp, xương dưới sụn và cấu trúc khớp trở nên kém linh hoạt, căng cứng, gân cơ và dây chằng xung quanh không được thư giãn làm cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Nhưng nếu biết cách vận động đúng - đủ - phù hợp với mức độ thoái hoá sẽ làm tăng cường sức khoẻ, độ bền, dẻo dai và linh hoạt cho khớp gối.

Thoái hoá khớp gối đi bộ mang lại lợi ích gì

Đi bộ luôn là môn thể thao ưa chuộng và là hình thức vận động nhẹ nhàng, đơn giản, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe xương khớp.

Đối với bệnh nhân thoái hóa khớp gối, đi bộ đúng cách sẽ mang lại nhiều hiệu quả tích cực sau:

Nuôi dưỡng và bảo vệ khớp gối đang chịu tổn thương: Sụn khớp được nuôi dưỡng, bảo vệ cũng như vận động linh hoạt là nhờ dịch khớp tiết ra từ bao hoạt dịch xung quanh.

Khi khớp được vận động có thể giúp tăng tiết dịch khớp, giúp sụn khớp và xương dưới sụn được cung cấp đầu đủ dinh dưỡng để duy trì sức khỏe và hoạt động vốn có, đồng thời giúp bảo vệ khớp gối đang chịu tổn thương.

Giảm đau: Đi bộ là cách tốt nhất để làm giảm sự căng cứng của gân cơ và dây chằng xung quanh, giúp tăng cường lưu thông máu và dinh dưỡng đến khớp, giảm đau nhức, cải thiện khả năng vận động và tăng tính linh hoạt của sụn khớp gối.

Duy trì cân nặng an toàn, giảm áp lực lên khớp gối: Trọng lượng cơ thể đè nén xuống khớp gối và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe xương khớp. Cân nặng càng cao áp lực khớp gối phải chịu càng lớn. Đi bộ là cách duy trì cân nặng cơ thể hợp lý giúp đốt cháy calo, duy trì cân nặng ổn định, từ đó có thể giảm được áp lực đè nén lên khớp gối.

Thoái hoá khớp gối có nên chạy bộ không?

Chạy bộ đòi hỏi cơ thể vận động mạnh mẽ, cường độ vận động của khớp cũng lớn. Chính vì thế, chạy bộ sẽ rất dễ gây tổn thương cho khớp gối. Người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ xem tình trạng khớp gối cho bạn đang ở mức độ nào, có nên chạy bộ không?

Thoái hoá khớp gối nên đi bộ sao cho đúng cách

Đi bộ đúng cách mới không làm cho sụn khớp bị tổn thương, giúp giảm đau nhanh và đạt hiệu quả điều trị tốt nhất:

+ Khởi động trước khi tập: Thực hiện động tác khởi động nhẹ nhàng 5-7 phút để làm nóng khớp, thư giãn các cơ, dây chằng. Nên xoa nhẹ khớp gối sau khi tập luyện

+ Đi bộ đúng kỹ thuật: Bước chậm vừa phải, nhẹ nhàng, hai tay vung nhẹ nhàng. Chân tiếp đất từ gót chân đến bàn chân và mũi chân

+ Tập đều đặn mỗi ngày khoảng 30 phút: Tập mỗi ngày và không được tập quá sức. Duy trì cường độ tập luyện vừa phải. Tập khoảng 10-15 phút phải nghỉ tại chỗ xoa nhẹ khớp gối rồi tập tiếp.

Một số lưu ý khi đi bộ cho người thoái hoá khớp gối

Trạng phục: lựa chọn trang phục thoải mái, rộng, không bó sát, có thể dùng băng bảo vệ gối. Lựa chọn giầy thoải mái vừa chân, êm tạo cảm giác thoải mái nhất

Đi bộ trên địa hình bằng phẳng, không gồ ghề, ổ gà hay trơn trượt.

Tránh chạy nhảy, tập luyện các động tác mạnh, cường độ vận động lớn

Thời gian đi bộ hợp lý nhất và sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ

Xếp hạng: 2.7 (3 bình chọn)

Gửi thắc mắc đến chuyên gia tư vấn miễn phí

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH