Trị gai cột sống – không khó với yoga!

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Gai cột sống khó có thể chữa tận gốc, những phương pháp vật lý trị liệu vẫn được người bệnh chọn lựa nhằm giảm những đau đớn do bệnh gây ra, đồng thời giảm tiến triển của bệnh. Cùng bài viết “Trị gai cột sống – không khó với yoga” tìm hiểu về phương pháp thú vị này nhé!

Mục lục [ Ẩn ]

1. Tại sao yoga có thể chữa gai cột sống?

Gai cột sống ngày nay không hiếm ngay cả với những người trẻ, hay với dân văn phòng. Nói đến gai cột sống, nhiều người “ám ảnh” với những cơn đau dường như không có “điểm dừng”.

Có rất nhiều phương pháp nhằm giảm những khó chịu do gai cột sống gây ra. Trong khuôn khổ bài viết này, TRỊ CỐT TÁN chỉ đề cập đến cách yoga trị gai cột sống như thế nào?

Theo một nghiên cứu vào năm 2017 của Annals of Internal Medicine, thì yoga giúp kéo giãn cột sống của bạn, tăng cường sự linh hoạt và dẻo dai của khớp cũng như các cơ. Nghiên cứu cũng chỉ ra một số tư thế, động tác giúp cải thiện gai cột sống.

Các chuyên gia xương khớp của Việt Nam cũng tán thành yoga có thể đồng hành cùng người bệnh gai cột sống, giúp cải thiện sự linh hoạt, cũng như đau đớn do gai cột sống gây ra.

Những động tác yoga tương đối nhẹ nhàng và chậm rãi, không ảnh hưởng đến cột sống, giúp mở rộng cơ hoành, thư giãn các cơ quanh cột sống nhằm giải phóng các dây thần kinh giảm bớt đau đớn cho bệnh nhân gai cột sống kinh niên.

Yoga trị gai cột sống

Yoga trị gai cột sống

2. Một số động tác yoga giúp trị gai cột sống

Mặc dù, yoga là rất tốt với người bị gai cột sống, nhưng bạn nên nhớ, mỗi động tác của yoga sẽ tác động đến bộ phận khác nhau, từ đó có tác dụng khác nhau.

Nếu bạn đang có ý tưởng điều trị gai cột sống bằng yoga thì những động tác yoga sau đây là điều bạn nên ghi nhớ để thực hành tại nhà.

2.1. Tư thế “mèo con”

Tư thế “con mèo” tác động vào cả vùng cổ và lưng của bạn. Giúp các khớp cột sống vùng cổ và lưng trở nên linh hoạt và dẻo dai hơn.

Đầu tiên, bạn quỳ 2 chân xuống, chống 2 tay xuống sàn. Bạn từ từ cong lưng xuống, giữ trong vài giây đồng thời đầu ngẩng lên.

Tiếp theo, bạn cong lưng lên, đồng thời đầu và cổ cúi xuống, cũng giữ trong vài giây, sau đó lại lặp lại như động tác trên. Lặp lại động tác từ 5 – 10 lần mỗi ngày

Động tác con mèo

Động tác con mèo

2.2. Tư thế “chữ V” ngược

Cũng tương tự như động tác trên động tác này tác động cả 2 vùng thường bị gai cột sống là lưng và cổ, tuy nhiên, động tác này có độ khó hơn.

Để tập động tác này bạn cần đứng thẳng. Hai tay chống xuống sàn, từ phần tay đến hông tạo thành một đường thẳng, chân cũng thẳng, tạo thành hình chữ V ngược. Phân bố trọng lượng cơ thể đều giữa 2 bên cơ thể.

Tiến hành động tác theo 2 bước kéo – đẩy như hình vẽ

Tư thế chữ V ngược

Tư thế chữ V ngược

Thực hiện động tác này khoảng 3 lần mỗi ngày. Thực hiện chậm rãi, kết hợp với hít thở.

2.3. Tư thế gập người

Đứng thẳng với 2 chân rộng bằng vai, từ từ cúi người xuống (chân đứng thẳng), 2 tay xếp vuông góc với nhau. Giữ tư thế trong vòng 2 phút sau đó, đứng thẳng dậy, 2 tay chống vào hông.

Lặp lại động tác này 3 – 5 lần/ ngày.

Tư thế gập người

Tư thế gập người

2.4. Tư thế “em bé”

Tư thế này nhằm kéo giãn cơ tại đốt sống lưng, giúp các đốt sống không bị co kéo, giảm đau lưng rõ rệt.

Hai chân quỳ xuống, mông cong về phía gót. Căng 2 tay trước mặt, lòng bàn tay úp xuống đất, toàn thân gập xuống và áp sát xuống đất. Giữ nguyên tư thế trong từ 5 – 10 nhịp thở, sau đó lại ngồi thẳng dậy.

Làm động tác này lặp đi lặp lại từ 5 – 7 lần.

Tư thế em bé

Tư thế em bé

2.5. Tư thế uốn cong lưng

Tư thế này tác động rất nhiều vào vùng lưng, điều quan trọng bạn cần làm từ từ để tránh những chấn thương không đáng có.

Để thực hiện động tác này bạn nằm sấp xuống đất, 2 tay chống lên sàn như hình ảnh dưới đây, đẩy phần trên của cơ thể lên sao cho lưng tạo thành đường cong. Giữ nguyên tư thế trên tối đa trong vòng 5 nhịp thở sau đó hạ xuống.

Lặp đi lặp lại trong 5 – 7 lần động tác này, kèm theo hít thở sâu.

Tư thế uốn cong lưng

Tư thế uốn cong lưng

3. Lưu ý dành cho bạn khi mới tập yoga

Mặc dù những động tác yoga trên rất hiệu quả với người bị gai cột sống, nhưng những lưu ý khi tập yoga sau đây quyết định một phần hiệu quả trị bệnh của phương pháp này:

Không nên tập yoga sau khi ăn no, nhưng cũng đừng tập khi đói. Thời điểm tốt nhất là sau khi ăn 1 giờ.

Hiệu quả của yoga có thể chưa bộc lộ ở những ngày tập đầu tiên, nên yếu tố tiên quyết của phương pháp này là KIÊN TRÌ.

  • Khi mới bắt đầu bạn nên chọn những động tác đơn giản, phù hợp với thể trạng và tình trạng bệnh của mình.
  • Thời gian tập khi mới bắt đầu nên giới hạn ở 10 phút mỗi ngày.
  • Trước mỗi buổi tập bạn cần khởi động bằng những động tác đơn giản và nhẹ nhàng để làm “nóng” các khớp.
  • Quần áo tập yoga nên chọn loại thấm hút mồ hôi và dễ cử động.
  • Thời gian đầu mới tập yoga có thể bạn sẽ bị đau nhức toàn thân, nên hãy chuẩn bị tâm lý để vượt quá nhé!

Trên đây là những động tác cũng như những lưu ý trong quá trình trị gai cột sống bằng yoga. Hy vọng bạn sẽ thành công với phương pháp này!

Xếp hạng: 4.2 (5 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH