Vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị cong bất thường so với trục xương sống. Ở lứa tuổi học đường số người mắc bệnh này đang ngày càng tăng lên. Bệnh này ảnh hưởng xấu lên lồng ngực, tim, phổi, khung chậu và nhiều yếu tố khác. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các thông tin bổ ích qua bài viết dưới đây nhé!
Hình ảnh vẹo cột sống
1. Vẹo cột sống là gì?
Ở người bình thường, xương cột sống chạy thẳng từ trên xuống ở đường giữa của lưng. Vẹo cột sống là tình trạng các đốt sống bị cong sang một bên hoặc xoay phức tạp (sang phải hoặc sang trái).
Đây cũng là bệnh lý về xương cột sống phổ biến nhất ở trẻ nhỏ, vị thành niên, độ tuổi thường gặp từ 10-15 hoặc cả ở người lớn tuổi. Trong số đó thì tỉ lệ mắc bệnh và mức độ vẹo cột sống ở các bé gái cao hơn các bé trai.
Những đối tượng dễ bị bệnh vẹo cột sống bao gồm:
- Những người có sinh hoạt đi, đứng, ngồi và nằm thường xuyên sai tư thế.
- Người ăn uống thiếu dinh dưỡng.
- Tiền sử người trong gia đình đã và đang bị vẹo cột sống.
2. Các dạng vẹo cột sống thường gặp
Có rất nhiều dạng cong vẹo cột sống khác nhau, sau đây là một số dạng thường gặp:
2.1. Bị vẹo cột sống bẩm sinh
- Vẹo cột sống bẩm sinh là trường hợp khiếm khuyết về độ cong ở mặt phẳng đứng ngang của cột sống từ khi em bé mới được sinh ra. Theo thống kê, trong một năm cứ 10.000 trẻ sơ sinh thì sẽ có 1 trẻ mắc bệnh này bẩm sinh.
Vẹo cột sống do ngồi sai tư thế
- Bệnh ít gặp hơn so với cong vẹo cột sống lưng ở lứa tuổi vị thành niên nhưng cũng gây ra rất nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ từ khi còn là sơ sinh.
- Ngoài ra, vẹo cột sống nhẹ bẩm sinh thường đi kèm với nhiều dị tật khác bất thường khác như ở thận, bàng quang. Biểu hiện ban đầu của bệnh chỉ là khối cơ quanh 2 bên cột sống không bằng nhau, nếu để dẫn đến lệch vai thì bệnh đã tiến triển nặng.
2.2. Vẹo cột sống khởi phát từ sớm
- Bệnh khởi phát sớm là trường hợp cong vẹo cột sống ở trẻ em xuất hiện trước tuổi dậy thì. Thông thường, nếu bệnh khởi phát sớm không có nguyên nhân cụ thể.
- Bệnh cong vẹo cột sống học đường này thường xuất hiện ở trẻ nhỏ khoảng dưới 10 tuổi, gây ra tình trạng vai, hông không đều và đầu bị nghiêng.
2.3. Bệnh vẹo cột sống tự phát
Vẹo cột sống tự phát hay còn gọi là vẹo cột sống vô căn là tình trạng biến dạng cột sống thường gặp nhất trong các dạng cong vẹo cột sống.
- Biến dạng cột sống xuất hiện trong quá trình lớn lên và phát triển nhanh nhất của trẻ. Bệnh diễn biến rất nhanh ở độ tuổi dậy thì, từ 12-14 tuổi với trẻ gái và 13-15 tuổi ở trẻ trai.
Vẹo cột sống học đường
- Bên cạnh vẹo cột sống, người bệnh có thể gặp các biến dạng về xương sườn, khung chậu và tổng thể thân hình không cân đối.
2.4. Vẹo cột sống ở người lớn hay người trưởng thành
Vẹo cột sống ở người lớn có nguyên nhân là sự biến dạng cột sống từ thời thanh thiếu niên. Theo thời gian ở người già thì các đốt, các khớp xương và đĩa đệm bị suy yếu, áp lực tạo ra bởi sự thoái hóa có thể gây ra cột sống cong vẹo.
2.5. Bệnh vẹo cột sống thần kinh cơ
- Vẹo cột sống thần kinh cơ xảy ra do có tổn thương dây thần kinh, não do chấn thương, tai nạn, bệnh tật, ảnh hưởng tới con đường thần kinh và cơ từ não tới tủy sống.
- Tổn thương cơ như teo cơ cột sống, loạn dưỡng khối cơ Duchenne ngăn chặn các hoạt động dẫn đến tình trạng vẹo cột sống thắt lưng.
3. Nguyên nhân gây vẹo cột sống và cách phòng ngừa
Tất nhiên vẹo cột sống là bệnh nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng đến hình dáng của bệnh nhân, gây mất tự tin mà còn khiến bệnh nhân đau đớn. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân gây vẹo cột sống và cách phòng ngừa dưới đây:
3.1. Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân cong vẹo cột sống, các nguyên nhân tự phát ở tuổi vị thành niên chiếm tỷ lệ cao trong số ca mắc bệnh.
3.1.1. Vẹo cột sống do bẩm sinh
Nguyên nhân do di truyền: Bố hoặc mẹ hoặc cả hai bố mẹ bị vẹo cột sống bẩm sinh có thể di truyền tới con cái.
Các yếu tố xấu ảnh hưởng khi mang thai:
- Khi bào thai phát triển quá nhanh, tử cung mẹ không kịp đáp ứng, thai nhi bị chèn ép gây ra cong vẹo cột sống.
Cong vẹo cột sống
- Người mẹ làm việc tiếp xúc với hóa chất, thuốc, thực phẩm độc hại có nguy cơ gây dị tật đến thai nhi.
- Ngôi thai không dịch chuyển, di động hoặc bào thai bị tác động mạnh từ bên ngoài vào trong quá trình mang thai.
- Cổ tử cung của mẹ hẹp lúc sinh gây ra chèn ép cột sống của trẻ.
- Cấu tạo xương sống bất thường bẩm sinh từ khi còn là thai nhi.
- Cấu tạo não và tủy sống thai nhi bất thường.
3.1.2. Cong vẹo cột sống ở trẻ nhỏ
- Trẻ nhỏ được cho hoặc bị ép tập đứng, tập đi quá sớm so với độ tuổi.
- Trẻ nhỏ bị thiếu bàn ghế ngồi học, kích thước bàn ghế không phù hợp với chiều cao, sắp xếp không khoa học.
- Trẻ nhỏ ở miền núi, vùng cao bị ép lao động quá sớm, tư thế vận động bị gò bó như gánh, vác, đội, cõng hoặc bế nách em nhỏ, cặp sách quá trọng lượng so với tuổi và không đều hai bên vai.
Ngồi học sai tư thế gây gù vẹo cột sống
- Ngồi học sai tư thế gây gù vẹo cột sống: Trẻ bị ngồi nghiêng vẹo trong quá trình học tập, rèn luyện, sinh hoạt, lao động.
3.1.3. Do các bệnh lý về cơ, còi xương, suy dinh dưỡng, tai nạn.
- Theo nghiên cứu, khoảng 20% trẻ bị vẹo cột sống ở độ tuổi thiếu nhi (từ 3 – 10 tuổi) có nguyên nhân từ các bệnh lý khác kèm theo khác và phần lớn chưa tìm ra nguyên nhân.
Lười ăn suy dinh dưỡng gây vẹo cột sống ở trẻ nhỏ
- Sau 10 tuổi, hấu hết trẻ vẹo cột sống vô căn diễn biến nặng cho đến tuổi trưởng thành. Tuổi càng nhỏ, nguyên nhân bệnh lý kèm theo càng nhiều, đặc biệt càng khó điều trị.
3.1.4. Vẹo cột sống ở người trưởng thành
- Vẹo cột sống khi ở độ tuổi trưởng thành có thể do quá trình tiếp diễn của bệnh lý từ thời thanh thiếu niên. Có khi độ cong của cột sống thay đổi lúc còn nhỏ và tiến triển nặng thêm đến lúc người bệnh trưởng thành mà không rõ lý do.
Vẹo cột sống ở người trưởng thành
- Vẹo cột sống do thoái hóa hay vẹo cột sống mới khởi phát thường gặp ở tuổi trưởng thành do tình trạng thoái hóa cột sống, đĩa đệm và viêm khớp mặt sống, lún các đốt sống.
- Cơn đau do bệnh thoái hóa khiến bệnh nhân phải thay đổi tư thế đứng, ngồi cho phù hợp gây ảnh hưởng cấu trúc và hình dạng mấu khớp ban đầu và vẹo cột sống.
3.2. Cách phòng ngừa
Bị vẹo cột sống phải làm sao? Ngay sau đây là cách phòng chống cong vẹo cột sống bạn có thể áp dụng như sau:
- Thường xuyên tập luyện thể thao vừa sức để tăng sự dẻo dai bền bỉ và phát triển cân đối cho cơ thể. Ví dụ như tập yoga chữa vẹo cột sống rất hiệu quả.
Tập yoga chữa vẹo cột sống
- Phòng chống bệnh suy dinh dưỡng, còi xương ở trẻ nhỏ bằng chế độ ăn đầy đủ protein, chất khoáng và các loại vitamin.
- Bàn ghế ngồi học phải phù hợp vừa vặn với chiều cao của trẻ.
- Khi ngồi thì cần ngồi thẳng lưng, đúng tư thế, không nghiêng vẹo.
- Trẻ em ở độ tuổi đi học không nên mang cặp quá nặng. Cụ thể, trọng lượng cặp sách không nên vượt quá 15% trọng lượng cơ thể trẻ.
- Cặp phải có 2 quai để khi sử dụng, trẻ đeo đều hai vai, tránh đeo lệch về một phía.
4. Triệu chứng bệnh vẹo cột sống
Khi bị vẹo cột sống, người bệnh sẽ có các triệu chứng bất thường như sau:
- Các gai đốt sống không thẳng hàng
- Hai vai không đều nhau, bên bị thấp bên thì cao
- Phần xương bả vai bị nhô ra bất thường
- Khoảng cách từ 2 mỏm xương đòn đến bả vai không bằng nhau
- Tam giác eo tạo ra giữa thân và cánh tay có độ hẹp, rộng không cân đối
- Khi cột sống bị xoáy vặn khiến xương sườn lồi ra nhìn rõ, thắt lưng mất cân đối
- Nếu bị gù thì quan sát thấy lưng tròn, vai thấp, bụng nhô và đầu bị ngả ra phía trước. Nếu bị ưỡn, phần trên của thân hơi ngả về phía sau và bụng xệ xuống
Tật cong vẹo cột sống trở nên nặng nghiêm trọng, người bệnh có thể gặp các triệu chứng khác kèm theo như:
- Đau lưng rất phổ biến.
- Mất đi khả năng đứng thẳng.
- Chân bị đau, tê hoặc lực yếu đi đáng kể.
- Rối loạn chức năng của ruột hoặc bàng quang.
5. Khám và chẩn đoán bệnh vẹo cột sống
Khi xuất hiện các dấu hiệu bị vẹo cột sống, người bệnh không nên tự ý điều trị tại nhà. Bạn nên đến các địa chỉ chuyên khoa về cơ xương khớp để kiểm tra, từ đó xác định chính xác nguyên nhân và khắc phục tình trạng phù hợp.
Khi đến kiểm tra hay khám vẹo cột sống, bác sĩ sẽ thực hiện một số bước để chẩn đoán như:
5.1. Khám tổng quát toàn bộ cơ thể
Trước tiên bác sĩ sẽ quan sát lưng của bạn khi đứng thẳng để kiểm tra cột sống, vai và vùng eo có cân xứng hay không. Sau đó, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn cúi người về phía trước để kiểm tra độ cong ở lưng trên và lưng dưới.
Khám vẹo cột sống
5.2. Cận lâm sàng
Có thể chỉ định thực hiện để tìm nguyên nhân và mức độ của bệnh để chữa vẹo cột sống bao gồm:
- Chụp X-quang: Khi tiến hành, một lượng nhỏ bức xạ cần sử dụng để tạo ra hình ảnh cột sống của người bệnh. Khi đó biết rõ được độ cong vẹo của cột sống hoặc các xương bị lún, xẹp.
- Chụp cộng hưởng từ MRI: Cận lâm sàng này sử dụng sóng vô tuyến và từ tính để có được hình ảnh chi tiết về xương cột sống và mô xung quanh chúng.
- Chụp cắt lớp vi tính CT Scanner: Trong quá trình kiểm tra này, tia X được chụp ở nhiều góc độ khác nhau để có được hình ảnh 3D của cơ thể và chi tiết cột sống.
6. Điều trị bệnh vẹo cột sống
Việc điều trị cong vẹo cột sống để:
- Xác định các dạng cong vẹo cột sống và cũng như nguyên nhân nguồn gốc của bệnh
- Ngăn chặn không cho các điểm cong vẹo tại cột sống trở nên tệ hơn
- Giảm thiểu điểm cong vẹo cột sống và phục hồi độ cong sinh lý vốn có của cổ, lưng giữa và eo
- Tiếp tục duy trì kết quả đã điều trị, nâng cao độ linh hoạt cũng như sức mạnh cho các khớp, đĩa, cơ và các đốt sống
- Đem lại vóc dáng đẹp, có thẩm mỹ cao và làm cho cuộc sống của người bệnh trở nên cân bằng hơn
6.1. Chữa vẹo cột sống bằng đông y
Chữa vẹo cột sống bằng Đông Y là cách an toàn, không xâm lấn giúp giảm đau đớn, hỗ trợ xương cột sống từ phía ngoài và đồng thời ổn định cấu trúc của ống sống.
Đây chính là cách chữa vẹo cột sống ở người lớn được nhiều bệnh nhân lựa chọn nhất để thay thế cho phẫu thuật trong các trường hợp không thể thực hiện phẫu thuật do thể trạng yếu ở người già và các lý do khách quan khác.
6.2. Phẫu thuật
Phẫu thuật là cách chữa vẹo cột sống của nhiều người mong muốn cải thiện bệnh nhanh chóng.
Tuy nhiên, theo ý kiến tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa, phẫu thuật cong vẹo cột sống chỉ là giải pháp cuối khi mức độ vẹo của bệnh nhân ở giai đoạn quá nặng và các phương pháp bảo tồn khác không còn tác dụng.
Mổ vẹo cột sống có nguy hiểm không? Đối với các em nhỏ tuổi, mổ vẹo cột sống tiềm ẩn khá nhiều rủi ro vì có thể gây sốc thuốc, hôn mê, liệt do tổn thương hệ thần kinh.
6.3. Phương pháp trị liệu thần kinh cột sống
Trị liệu thần kinh cột sống áp dụng trong những trường hợp bệnh nhẹ, giúp bệnh nhân duy trì tư thế đúng, tránh phải phẫu thuật. Mục đích của phương pháp này trong chữa cong vẹo cột sống là:
- Điều chỉnh biến dạng cột sống trong 3 mặt phẳng: Đứng dọc, đứng ngang và nằm ngang.
- Hỗ trợ tư thế đúng, tăng sức mạnh của các khối cơ.
- Kiểm soát các hoạt động, tăng cường vận động của xương cột sống.
- Gia tăng dung tích lá phổi.
Tùy thuộc vào giai đoạn của từng người mà bệnh nhân sẽ được tư vấn các bài tập phù hợp. Bệnh nhân có thể luyện tập thường xuyên để góp phần nâng cao hiệu quả điều trị gù vẹo cột sống tại nhà.
Điều trị vẹo cột sống
6.4. Bài tập dành cho người vẹo cột sống
Việc tập luyện tại nhà đòi hỏi sự kiên trì và liên tục. Hãy tạo cho bản thân một động lực để tập luyện thật chăm chỉ nhé! Sau đây là những bài tập chữa vẹo cột sống:
6.4.1. Bài tập nâng chân tay
Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Bạn chống hai bàn tay, hai gối vuông góc với sàn nhà. Giữ đầu và lưng thẳng trục với cột sống.
- Bước 2: Nâng tay trái lên và duỗi thẳng ra phía trước. Đồng thời nâng chân phải và duỗi thẳng ra sau. Giữ tay, thân mình và chân thành một đường thẳng.
Giữ động tác này trong vòng 5 giây, sau đó đổi bên. Lặp lại 8 -12 lần. Bài tập này giúp ổn định cột sống và khung chậu hiệu quả.
6.4.2. Bài tập kéo dãn bằng khăn mềm
Người bệnh thực hiện bài tập theo các bước như sau:
- Bước 1: Bạn tiến hàng nằm nghiêng một bên.
- Bước 2: Tay ở trên duỗi thẳng qua đầu.
- Bước 3: Bạn lấy một chiếc khăn đặt giữa lồng ngực và vùng hông. Nên giữ tư thế này 3 đến 5 phút sau đó đổi lại.
6.4.3. Bài tập kéo giãn cơ lưng
Bài tập được thực hiện như sau:
- Bước 1: Tư thế của bạn là ngồi xếp bằng và lưng thẳng.
- Bước 2: Tiến hành cúi người ra trước, vươn hai tay thẳng.
- Bước 3: Cố gắng cúi gập người xuống, chạm tay xuống đất.
Lưu ý mông không được rời khỏi gót chân nhé.
6.4.4. Bài tập với thanh xà
Thực hiện bài tập với các bước như sau:
- Bước 1: Tư thế bạn đứng đối diện với thanh xà.
- Bước 2: Dùng hai tay đu lên thanh xà và giữ tư thế này từ 15 – 20 giây nhé. Sau đó bạn từ từ trở về vị trí ban đầu. Lặp lại động tác này khoảng 20 lần.
7. Một số câu hỏi về tình trạng vẹo cột sống
Dưới đây là một số câu hỏi liên quan đến tình trạng vẹo cột sống:
7.1. Vẹo cột sống có nguy hiểm không?
Vẹo cột sống gây ra rất nhiều ảnh hưởng cho người bệnh như sau:
7.1.1. Tổn thương phổi và tim
Đối với trường hợp vẹo cột sống nghiêm trọng, khung xương sườn có thể đè lên cơ quan là phổi và tim. Lúc này, nếu lồng ngực chèn ép vào phổi, người bệnh có thể thấy khó thở vừa hoặc nặng hơn bình thường.
7.1.2. Làm cho bạn tự ti về ngoại hình
Tình trạng vẹo cột sống khi trở nên nghiêm trọng có thể gây ra những thay đổi dễ nhận biết như vai không đồng đều, xương sườn nổi rõ, thắt lưng và dáng đứng bị lệch sang một bên.
Vẹo cột sống gây tự ti
Vì thế, những người bị vẹo cột sống, đặc biệt là những người trẻ tuổi như trẻ em và tuổi vị thành niên thường rất tự ti về ngoại hình của mình.
7.1.3. Hay bị đau lưng khi làm việc và vận động
Người bị cong vẹo cột sống khi còn nhỏ có nhiều khả năng bị đau lưng mãn tính lúc về già. Hệ quả này gây ra rất nhiều vấn đề khó chịu và ảnh hưởng không ít đến chất lượng sống của người bệnh.
7.2. Bị vẹo cột sống có tập gym được không?
Khi mắc bệnh vẹo cột sống thì bạn vẫn có thể tham gia tập gym. Tuy nhiên trong quá trình tập luyện thì bạn phải duy trì đúng tư thế sinh lý của cột sống và lưng thẳng.
Ngoài ra, bạn còn cần trang bị thêm các loại đai lưng hoặc dây an toàn để cố định tư thế tránh xảy ra tai nạn ngoài ý muốn.
8. Hướng dẫn chăm sóc người bệnh vẹo cột sống
Ngoài các phương pháp điều trị đã nêu ở trên thì bạn có thể áp dụng một số cách chữa vẹo cột sống tại nhà dưới đây:
8.1. Ăn rau cải chip
Rau cải chip giúp làm cải thiện vẹo cột sống
Bạn nên bổ sung rau cải chíp giàu canxi để cung cấp các khoáng chất cần thiết cho cơ thể, tăng cường mật độ xương, cụ thể là bằng cách thúc đẩy sản xuất collagen, tái tạo cơ, mô và xương, ngăn ngừa nứt gãy, thoái hóa.
8.2. Nẹp lưng cố định cột sống
Sử dụng nẹp hoặc đai lưng để cố định vùng cột sống bị cong vẹo tránh bị tổn thương và cong vẹo lệch nhiều hơn. Nắn chỉnh cột sống nhanh chóng trở lại hình dáng như ban đầu.
Béo phì ảnh hưởng đến vẹo cột sống
8.3. Giảm cân, hạn chế béo phì
Béo phì làm gia tăng mức độ nặng của bệnh vẹo cột sống, tạo ra nhiều áp lực, đè nén lên cột sống, làm cho việc điều trị trở nên tồi tệ hơn. Hạn chế béo phì là một nền tảng quan trọng trước khi điều trị bệnh vẹo cột sống.
Trên đây là những thông tin chi tiết về bệnh vẹo cột sống rất hay gặp hiện nay. Nếu bạn đang gặp vấn đề bệnh lý về xương khớp đặc biệt là cột sống hãy liên hệ đến hotline 0961 666 383 để được bác sĩ tư vấn và điều trị hiệu quả nhất.