Những điều bạn nên biết về dược liệu tục đoạn

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Tục đoạn là thảo dược được sử dụng từ lâu đời trong điều trị các bệnh như đau mỏi xương khớp, mụn nhọt, an thai,... Vậy đặc điểm nhận dạng và bài thuốc sử dụng nó như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Mục lục [ Ẩn ]
Hình ảnh cây tục đoạn
Hình ảnh cây tục đoạn

1. Tục đoạn là gì?

Tục đoạn có tên khoa học là Dipsacus asper Wall., thuộc họ Tục đoạn. Nó còn được gọi với tên khác như sâm nam, đầu vù, rễ thái, oa thái và sơn cân thái.

1.1. Đặc điểm của tục đoạn

Tục đoạn thuộc cây thân thảo, có thể cao tới 1,5 - 2m. Thân cây có 6 cạnh, mỗi cạnh có một hàng gai thưa quặp xuống dưới. 

Lá mọc đối nhau, không có cuống, bẹ lá ôm lấy cành và thân. Lá non có răng cưa nhỏ, phần phiến lá nhỏ, đầu nhọn, thuôn dài; lá già có răng cưa dày hơn lá non và phiến lá xẻ sâu. 

Hoa tục đoạn dạng cụm hình trứng hoặc hình cầu, màu trắng. Mỗi cành hoa thường dài khoảng 10 - 20cm gồm 6 cạnh có lông cứng. Hoa có lá bắc dài từ 1 - 2 cm. Quả bế màu xám trắng, 4 cạnh và dài khoảng 5 - 6cm. 

1.2. Phân bố

Tục đoạn là cây ưa sống ở vùng núi cao, không khí trong lành, mát mẻ hoặc trên khu vực có bóng râm. Nó thường mọc hoang tại các khu vực phía Bắc nước ta như Sơn La, Lào Cai và Hà Giang.

1.3. Bộ phận dùng, thu hái, sơ chế và bảo quản

  • Bộ phận dùng: Phần củ của cây được sử dụng làm thuốc. 
  • Thu hái: Cây thường được thu hái vào mùa đông (tháng 11 và tháng 12 hàng năm).
  • Sơ chế: Sau khi thu hái, loại bỏ hết rễ nhỏ và những củ bị xơ rồi đem rửa sạch củ, thái lát và phơi khô hoặc sấy ở nhiệt độ 50 - 60 độ C.
  • Bảo quản: Tục đoạn khô được đựng trong bao bì kín và ở nơi khô thoáng, tránh ẩm mốc.

1.4. Thành phần hóa học

Cây tục đoạn có chứa các thành phần hóa học như tinh dầu, saponin, tanin, alcaloid, α-sitosterol, daucosterol,...

Có thể bạn quan tâm: Những điều bạn nên biết khi sử dụng cây ké đầu ngựa

2. Tác dụng của tục đoạn

Mặc dù là thảo dược mọc hoang những nhờ những tác dụng tuyệt vời mà nó được đông y vận dụng từ lâu và được y học hiện đại chứng minh qua các nghiên cứu khoa học.

2.1. Theo Y học cổ truyền

Vị thuốc tục đoạn
Vị thuốc tục đoạn

Vị thuốc tục đoạn có vị đắng cay và tính hơi ôn, quy vào kinh Thận và Can. Nó có tác dụng bổ gan ích thận, hoạt huyết, làm liền gân cốt, giảm đau, cầm máu và thông huyết mạch.

Nó dùng điều trị các chứng bệnh như can thận hư, chân yếu, lưng đau, bong gân, gãy xương, nguy cơ sảy thai, trị đau xương khớp, an thai, lợi sữa,...

2.2. Theo y học hiện đại

Theo một số nghiên cứu khoa học cho thất nó có tác dụng thoát mủ đối với ung nhọt, cầm máu, giảm đau, lợi sữa và tăng nhanh tái tạo mô.

2.3. Cách dùng và liều dùng tục đoạn

Liều dùng: 10 - 20 gam tùy theo tình trạng bệnh.

Cách dùng: Dược liệu được sử dụng dưới dạng thuốc sắc hoặc bột thuốc bôi ngoài.

3. Bài thuốc chữa bệnh từ tục đoạn

Dưới đây là một số bài thuốc sử dụng dược liệu tục đoạn trong điều trị hoặc hỗ trợ điều trị bệnh như sau:

3.1. Bài thuốc chữa đau nhức do phong thấp

Tục đoạn trị phong thấp
Tục đoạn trị phong thấp

Dược liệu: Tục đoạn, ý dĩ nhân, ngũ gia bì, phòng phong, ngưu tất, bạch truật, tỳ giải mỗi vị 12 gam, thục địa 20 gam và khương hoạt 8 gam.

Cách thực hiện: Tán các dược liệu trên thành bột mịn và trộn với nhau. Sau đó, trộn hỗn hợp bột với mật ong và vo thành viên. Mỗi lần dùng 8 gam, uống với nước ấm và dùng 2 lần/ngày.

Có thể bạn quan tâm: Đừng chủ quan nếu bạn không điều trị phong thấp kịp thời!

3.2. Bài thuốc chữa phong thấp cho người cao tuổi

Bài thuốc 1: Dùng khi thời tiết thay đổi, các khớp đau nhức, người bệnh gặp tình trạng trằn trọc, mất ngủ.

  • Dược liệu: 20 gam tục đoạn; xương bồ, thổ phục linh, tang chi, rễ bưởi bung, rễ cỏ xước, cam thảo mỗi vị 12 gam và 10 gam quế chi.
  • Thực hiện: Sắc các vị thuốc trên cùng với 1 lít nước đến khi cạn còn khoảng 350ml nước thì lọc lấy phần nước uống. Chia nước sắc thành 2 lần và dùng trong ngày.

Bài thuốc 2: Dùng khi chân tay lạnh, khớp gối đau kèm triệu chứng cứng khớp và cơ thể suy nhược.

  • Dược liệu: Tục đoạn, kinh giới, huyết đằng, bưởi bung mỗi vị 16 gam; cà gai leo, xuyên khung, tế tân, cẩu tích, chích chảo mỗi vị 12 gam và 10 gam quế chi.
  • Thực hiện: Sắc các dược liệu trên với nước đến khi thu được nước sắc đặc thì lấy phần nước, chi làm 2 - 3 lần và dùng trong ngày.

Bài thuốc 3: Dùng khi đau vai gáy lan xuống cánh tay, đấu khó cử động kèm cảm giác tê bì.

  • Dược liệu: Tục đoạn, lá lốt, hà thủ ô, chích thảo, rễ cúc tần quế chi, cà gai leo mỗi vị 12 gam; 20 gam thổ phục linh; rễ bưởi bung, rễ cỏ xước, ngải cứu mỗi vị 16 gam; quế chi và thiên niên kiện mỗi vị 10 gam.
  • Thực hiện: Sắc các dược liệu trên với nước đến khi thu được nước sắc đặc. Dùng mỗi ngày một thang.

3.3. Bài thuốc chữa đau dây thần kinh liên sườn

Tục đoạn trị đau dây thần kinh liên sườn
Tục đoạn trị đau dây thần kinh liên sườn

Dược liệu: Tục đoạn, rau má, tô mộc 20 gam; kinh giới, kinh ngân hoa, xương bồ mỗi vị 12 gam; 10 gam chỉ xác và 6 gam hồng hoa.

Thực hiện: Sắc các vị thuốc trên 3 lần với nước để thu được nước đặc. Gạn lấy phần nước, chia làm 3 lần uống và dùng mỗi ngày một thang.

3.4. Bài thuốc trị can thận suy nhược

Dược liệu: 80 gam tục đoạn tẩm rượu cùng với 80 gam đỗ trọng và môt lượng đại táo vừa đủ.

Thực hiện: Tán hai dược liệu trên thành bột mịn, sau đó trộn bột với thịt đại táo và vo thành viên nhỏ bằng hạt ngô. Mỗi ngày uống 30 viên với nước cơm.

3.5. Bài thuốc chữa gãy xương không liền 

Dược liệu: Tục đoạn, đương quy, cốt toái bổ, hồng hoa, nhũ hương sao, một dược sao, thổ miết rừng, tự nhiên đồng, huyết kiệt mỗi vị 12 gam và mộc hương 8 gam.

Thực hiện: Các vị thuốc đem nghiền mịn thành bột. Mỗi lần uống 12 gam cùng với nước ấm. Tần suất dùng 2 - 3 lần mỗi ngày.

3.6. Bài thuốc chữa tắc sữa, ít sữa sau sinh

Cây tục đoạn chữa tắc sữa
Cây tục đoạn chữa tắc sữa

Dược liệu: 15 gam tục đoạn, 5 gam đương quy, 6 gam xuyên sơn giáp, 9 gam thiên hoa phần, 5 gam xuyên khung và 6 gam ma hoàng.

Thực hiện: Sắc các vị thuốc trên cùng với nước, lọc bỏ bã lấy phần nước. Dùng mỗi ngày một thang.

3.7. Bài thuốc trị kinh nguyệt quá nhiều

Dược liệu: Tục đoạn, đương quy mỗi vị 10 gam, thục địa 12 gam, xuyên khung và ngải cứu mỗi vị 3 gam.

Thực hiện: Sắc các dược liệu trên cùng với nước, lọc bỏ bã và gạn lấy phần nước. Chia nước sắc thành nhiều lần, ngày dùng chỉ một thang một lần.

3.8. Bài thuốc chữa đau thần kinh vai gáy do nhiễm lạnh

Tục đoạn chữa đau thần kinh vai gáy
Tục đoạn chữa đau thần kinh vai gáy

Dược liệu: tục đoạn, ngải cứu mỗi vị 20 gam; kinh giới 16 gam, quế chi và thiên niên kiện mỗi vị 10 gam; tế tân 6 gam.

Thực hiện: Sắc các vị thuốc trên với nước. Gạn lấy phần nước, chia làm 3 lần và dùng ngày một thang.

3.9. Bài thuốc chữa viêm tai giữa mãn kinh

Dược liệu: Tục đoạn, thổ phục linh mỗi vị 20 gam; cây cứt lợn, bưởi bung, kinh giới, nam hoàng bá, bạch chỉ nam mỗi vị 16 gam; liên kiều, sài hồ, trần bì, hương phụ 12 gam và ngân hoa, xuyên khung, cam thảo mỗi vị 10 gam.

Thực hiện: Các vị thuốc trên đem sắc với 1 lít nước và đun đến khi cạn còn khoảng 300ml thuốc, bỏ bã và gạn lấy phần nước. Chia nước sắc thành 3 phần và dùng trong ngày.

3.10. Bài thuốc chữa chứng liệt dương

Dược liệu: Tục đoạn, ích trí nhân, đỗ trọng, ngũ vị tử, ngưu tất, ba kích, sơn dược, phục linh, xà sàng tử, sơn thù, viễn chí, thỏ ty tử mỗi vị 30 gam.

Thực hiện: Đem nghiền các vị thuốc trên thành bột mịn, sau đó trộn bột cùng với mật ong để tạo thành viên hoàn. Uống mỗi lần 12 - 16 gam chiêu cùng rượu ấm và dùng khi bụng đói.

4. Một số lưu ý khi sử dụng cây tục đoạn để đạt tác dụng tốt nhất

Khi sử dụng tục đoạn, bạn cần lưu ý không nên dùng dược liệu này cho những người có chứng thực nhiệt.

Ngoài ra, đối với những người bệnh xương khớp khi sử dụng tục đoạn, cần kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý và chế độ tập luyện khoa học hoặc sử dụng các bài thuốc từ thảo dược tự nhiên có chứa vị thuốc tục đoạn.

Trên đây là những thông tin về cây tục đoạn mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng những kiến thức này hữu ích đối với bạn và gia đình. Ngoài ra, nếu bạn cần tư vấn thêm về các tình trạng bệnh xương khớp, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline dưới đây.

0961 666 383

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH