Điều trị gai cột sống: Thuốc Đông y hay Tây y?

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Ngoài phương pháp điều trị không cần thuốc thì những loại thuốc điều trị gai cột sống là điều không thể thiếu. Nhưng bạn đã hiểu hết về những loại thuốc mà có thể bạn sẽ phải dài ngày này. Chúng có tác dụng, và phản ứng phụ gì? Cùng TRỊ CỐT TÁN tìm hiểu những thông tin này qua bài viết dưới đây nhé!

Mục lục [ Ẩn ]

1. Thuốc Tây y điều trị gai cột sống hiệu quả nhất

Sử dụng thuốc Tây y là biện pháp không thể thiếu trong phác đồ điều trị của gai cột sống. Những thuốc Tây chủ yếu được kê khi bạn bị những đợt viêm cấp trong gai cột sống.

Chính vì vậy, những loại thuốc này sẽ tập trung giảm những triệu chứng viêm tại vị trí khớp cột sống. Điển hình là các loại thuốc giảm đau, chống viêm và thuốc giãn cơ nhằm giải phóng cho các dây thần kinh bị chèn ép.

Cùng tìm hiểu sâu về thuốc chống viêm trong điều trị gai cột sống nhé!

1.1. Thuốc chống viêm

4 biểu hiện điển hình của phản ứng viêm là sưng, nóng, đỏ, đau. Những vị trí ổ khớp bị gai cột sống thường xuyên bị những chiếc “gai” này làm tổn thương, và viêm ổ khớp cột sống là điều khó tránh khỏi.

Thuốc chống viêm là lựa chọn đầu tiên để chặn đứng những phản ứng viêm này, cũng là để chặn đứng 4 biểu hiện của nó (sưng, nóng, đỏ, đau).

Thuốc chống viêm thường được sử dụng trong gai cột sống thuộc nhóm chống viêm không Steroid (NSAID). Nhóm thuốc này không chỉ có tác dụng chống viêm mà còn có tác dụng giảm đau và hạ sốt.

Cùng “điểm danh” một số thuốc chống viêm không Steroid thường được sử dụng:

Celecoxib – Thuốc chống viêm trong điều trị gai cột sống

Celecoxib – Thuốc chống viêm trong điều trị gai cột sống

  • Celecoxib: Thường có 2 loại hàm lượng 100 mg/ viên và 200 mg/ viên. Loại 200mg/ viên là loại thông dụng hơn cả. Liều dùng cho gai cột sống thường 1 – 2 viên/ ngày.
  • Meloxicam 7,5 mg: uống 2 viên/ ngày trong điều trị gai cột sống.
  • Piroxicam 10 mg: liều dùng thông thường 2 viên/ ngày.
  • Diclofenac: có 2 dạng hàm lượng là 50 và 75 mg. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bạn sẽ được kê loại hàm lượng phù hợp.

                     Nếu Diclofenac 50 mg: 3 – 4 viên/ ngày.

                     Nếu Diclofenac 75 mg: 2 viên/ ngày.

  • Indomethacin: Với viên 25 mg, dùng 2 -3 lần/ ngày, tối đa 200 mg/ ngày. Với viên 75 mg thì chỉ cần dùng 1 lần/ ngày.

Nhóm thuốc này có tác dụng phụ “nổi tiếng” trên đường tiêu hóa. Chúng có thể gây đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua. Với những người có tiền sử viêm loét đường tiêu hóa có thể có biến chứng chảy máu đường tiêu hóa.

Chính vì tác dụng phụ này, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn có tiền sử bệnh về đường tiêu hóa để bổ sung thêm thuốc nhằm bảo vệ đường tiêu hóa của bạn.

1.2. Thuốc giảm đau thông thường

Đau là “gia vị” không thể thiếu trong bệnh gai cột sống. Tuy nhiên, việc quyết định sử dụng thuốc giảm đau hay không thường do bạn quyết định, chứ không phải là bác sĩ.

Bạn sẽ cụ thể hóa quyết định đó bằng cách chấm điểm theo thang đánh giá đau. Hoặc, tùy thuộc vào ngưỡng chịu đau của bạn.

Thuốc giảm đau thông thường được sử dụng nhiều nhất đó là paracetamol (acetaminophen), hàm lượng 500mg. Liều sử dụng thông thường là 1 viên mỗi 6 – 8 tiếng.

Thuốc giảm đau Efferalgan

Thuốc giảm đau Efferalgan

Nếu triệu chứng giảm đau của bạn không hề đỡ, hoặc cơn đau lặp lại dưới 6 tiếng thì bạn nên dùng thêm thuốc giảm đau khác, nhưng nhớ xin ý kiến của bác sĩ điều trị của bạn nhé!

Thuốc giảm đau đơn thuần trong bệnh gai cột sống chỉ có tác dụng tạm thời, khi hết thuốc bạn có thể bị đau lại. Việc tuân thủ liều dùng với loại thuốc này là cần thiết. Bởi vì, hoại tử gan là tai biến có thể xảy ra nếu dại dột dùng quá liều paracetamol.

1.3. Thuốc giảm đau hệ thần kinh

Người bệnh gai cột sống thường bị chèn ép các dây thần kinh, dẫn đến tê bì, đau dây thần kinh thậm chí có trường hợp bị viêm dây thần kinh.

Gabapentin, Pregabalin … chủ yếu dùng cho bệnh nhân gai cột sống có triệu chứng đau, viêm dây thần kinh.

1.4. Thuốc giãn cơ

Thuốc giãn cơ là loại thuốc bất cứ bệnh nhân gai cột sống nào cũng cần. Nó giúp thư giãn cơ tập trung quanh cột sống, giảm sự co kéo giữa 2 cột sống, từ đó gián tiếp giảm đau.

Thuốc giãn cơ được sử dụng nhiều nhất bao gồm:

  • Mydocalm (Toperisone): Thuốc dạng uống có 2 loại hàm lượng là 50 mg và 150 mg. Liều dùng của người lớn thông thường từ 150- 450mg, chia làm 3 lần/ ngày. Tất nhiên, liều lượng chính xác cần được quyết định bởi bác sĩ điều trị của bạn.
  • Myonal (Eperisone): mỗi viên hàm lượng 50mg, liều thường dùng của Myonal là 3 viên/ ngày. Ngoài tác động lên cơ vân thì thuốc còn tác động lên cơ trơn mạch máu, giúp máu được nhanh chóng đưa lên não. Điều này là rất có ý nghĩa với những bệnh nhân bị gai đốt sống cổ.
  • Decontractyl (Mephenesin): là dạng viên nang 250 mg, với bệnh gai cột sống bạn dùng 2 viên/ lần, ngày dùng 2 – 3 lần.

Thuốc giãn cơ Mydocalm

Thuốc giãn cơ Mydocalm

1.5. Vitamin

Khi nhắc đến vitamin nhiều người nghĩ ngay đến thuốc bổ. Nhưng nếu chỉ nói đến tác dụng đó của vitamin thì thật là thiếu sót.

Ngoài tác dụng bổ dưỡng thì trong gai cột sống vitamin, nhất là vitamin nhóm B còn có tác dụng tăng dẫn truyền thần kinh. Giảm cảm giác tê bì dọc cột sống, cánh tay và chân.

Ngoài ra vitamin B12, B6 chống lại chất Hymocysteine – chất gây phá vỡ, gãy xương, cản trở hình thành sụn khớp.

Bác sĩ thường kê cho bạn loại vitamin B12 hoặc vitamin tổng hợp B1, B6, B12

1.6. Thuốc giảm thoái hóa khớp

Nguyên nhân dẫn đến chiếc “gai” mọc trên cột sống thường xảy ra do sụn khớp thoái hóa. Khiến 2 đầu xương cột sống, chỗ tiếp giáp với sụn khớp, bị biến dạng và hình thành “gai”.

Những thuốc thuộc nhóm này chủ yếu là glucosamine, có tác dụng tăng cường việc hình thành sụn khớp, tăng cường chất nhờn tại ổ khớp, khiến bạn cử động một cách dễ dàng, gián tiếp giảm những cơn đau do gai cột sống gây ra.

2. Thuốc Đông y trong chữa gai cột sống

Y học cổ truyền nổi tiếng là phương pháp chữa bệnh nhắm vào nguyên nhân gây ra bệnh, lại ít tác dụng phụ. Chính vì vậy, xu hướng điều trị các bệnh mãn tính là quay về với những vị thuốc Đông y, những cây thuốc trong vườn nhà.

2.1. Bài thuốc Đông y chữa gai cột sống

* Quân - Thần - Tá - Sứ 4 thành phần không thể thiếu trong thuốc Đông y

Nếu như trong  Tây y chia thành các loại thuốc điều trị nguyên nhân, thuốc điều trị triệu chứng, thuốc bổ. Thì trong thang thuốc Đông y cũng chia làm loại Quân – Thần – Tá _ Sứ. Mỗi loại đều có những tác dụng riêng của nó

Trong 1 bài thuốc Đông y bao gồm những gì?

Trong 1 bài thuốc Đông y bao gồm những gì?

  • Quân: Là vị thuốc quan trọng trong một thang thuốc, có tác dụng giả trừ nguyên nhân bệnh và chữa trị triệu chứng chính.
  • Thần: Vị thuốc có tác dụng hỗ trợ cho vị thuốc chính. Tuy nhiên, có thể có hoặc không, một hoặc nhiều vị thần dược trong cùng một thang thuốc.
  • : cũng là vị thuốc có tác dụng bổ trợ cho Quân và Thần, ngoài ra Tá còn có tác dụng tiêu trừ hoặc giảm độc tính  của Quân và Thần.
  • Sứ: có 2 tác dụng chính là dẫn thuốc, đưa thuốc đến ổ bệnh, điều hòa các vị thuốc trong cùng một thang thuốc. Sứ dược có vai trò quan trọng không thể thiếu trong bất kỳ thang thuốc nào.

Một thầy lang hay một bác sĩ Đông y đều như một vị tướng gia giảm những vị thuốc trong Đông y để có thể đánh thắng giặc – bệnh mà bạn mắc phải. Một số bài thuốc gai cột sống sau đây, bạn có thể tham khảo.

2.2. Cây thuốc trị gai cột sống.

Ngoài những thang thuốc Đông y hiệu quả, nếu bạn mới chớm bị gai cột sống thì điều trị bằng những cây thuốc có sẵn trong vườn nhà cũng có thể giảm bớt một số triệu chứng của gai cột sống:

Cây thuốc trị gai cột sống trong vườn nhà

Cây thuốc trị gai cột sống trong vườn nhà

  • Ngải cứu
  • Đinh lăng
  • Lá lốt
  • Xương rồng
  • Cây phèn đen
  • Hạt đu đủ
  • Hạt Đười ươi
  • Bài thuốc từ bưởi, xả, tía tô

Điều trị gai cột sống nên được kết hợp hài hòa giữa Đông và Tây y. Hai phương pháp này sẽ bổ trợ và bù đắp giúp nhanh chóng được "thổi bay" được gai cột sống. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích.

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH