Bệnh nhân bị gout có nên ăn thực phẩm giàu protein?

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Protein là một nhóm chất quan trọng của cơ thể, đóng nhiều vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Bổ sung các loại thực phẩm giàu protein là một cách giúp cơ thể cung cấp năng lượng. Vậy có các loại thực phẩm giàu protein nào? Bệnh nhân bị bệnh gout có được ăn loại thực phẩm này không?

Mục lục [ Ẩn ]
Các loại thực phẩm giàu protein
Các loại thực phẩm giàu protein

1. Top thực phẩm giàu protein nhất

Protein (chất đạm) là một trong 5 nhóm chất cơ bản mà cơ thể cần bổ sung mỗi ngày (protein - chất béo - tinh bột - chất xơ - vitamin), protein là thành phần chiếm tỷ trọng lớn trong cơ thể, có thể tìm thấy ở bất kì cơ quan nào. Vì vậy protein là một chất thiết yếu của cơ thể mà chúng ta cần bổ sung hàng ngày qua thực phẩm.

1.1. Thực phẩm giàu protein động vật

Các loại thịt động vật là nhóm thực phẩm bổ sung protein chủ yếu trong bữa ăn hàng ngày. Các loại động vật giàu protein bao gồm:

  • Thịt ức gà: Đây là một loại thực phẩm bổ sung protein phổ biến hiện nay. Phần lớn lượng calo trong ức gà là protein (chiếm đến 80% lượng calo), trong 100g ức gà đã bỏ da có đến 53g protein
  • Thịt thăn bỏ là một loại thực phẩm bổ sung chất đạm mà bạn không nên bỏ qua. Hàm lượng protein trong thịt bò chiếm khoảng 53% lượng calo, trong 85g thịt thăn bò có chứa khoảng 22g protein.
  • Cá hồi là một nguồn dự trữ chất đạm tuyệt vời, mỗi 100g cá hồi có khoảng 21g protein. Ngoài ra protein trong cá hồi dễ tiêu hóa hơn protein từ các loại thịt.
  • Trứng là một loại thực phẩm giàu protein quen thuộc, nhất là lòng trắng trứng, trong mỗi quả trứng có chứa khoảng 6,3g protein.
  • Thịt lợn (thịt heo); là loại thực phẩm quen thuộc nhất trong bữa cơm, trong 100g thịt nạc thăn lợn có khoảng 27g protein. Vì vậy thịt lợn xứng đáng là một trong những loại thực phẩm giàu protein nhất.

Ngoài những loại thực phẩm kể trên, thì hầu hết các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật đều có hàm lượng protein khá lớn trong thành phần.

Một số thực phẩm giàu protein động vật
Một số thực phẩm giàu protein động vật

1.2. Thực phẩm giàu protein thực vật

Ngày nay, bổ sung đạm có nguồn gốc thực vật ngày càng được nhiều người quan tâm, nhờ vào các lợi ích tốt cho sức khỏe mà chúng mang lại. Một số loại thực vật có hàm lượng đạm cao cần phải kể đến như sau:

  • Tảo xoắn: Là một loại vi tảo dạng xoắn, có máu xanh lục, trong 100g tảo xoắn chứa 57g protein. Đây có thể coi là một loại thực phẩm top đầu về hàm lượng protein.
  • Hạt chia: Loại hạt có nguồn gốc từ Mexico, trong 100g hạt chia có khoảng 17g protein, bên cạnh đó nó còn chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe.
  • Bơ đậu phộng: Là một món ăn dinh dưỡng được nhiều người yêu thích, trong 100g bơ đậu phộng có chứa 25g protein.
  • Đậu nành: Bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng trong 100g hạt đậu nành có đến 34,5g protein, vì vậy đây là một loại bổ sung chất đạm tiềm năng. Đặc biệt nó là một loại thực phẩm có thể chế biến đa dạng thành nhiều món.
  • Hạt bí đỏ: trong 100g hạt bí đỏ có tới 19g protein, ngoài ra trong hạt bí đỏ còn chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, nhất là hệ tim mạch.

2. Vai trò của protein

Protein hay chất đạm chiếm 20% khối lượng cơ thể, nó là dưỡng chất quan trọng tham gia vào quá trình xây dựng và tái tạo tất các mô trong cơ thể.

Vì vậy, protein có vai trò điều tiết các hoạt động sinh lý của cơ thể, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng.

Vai trò cụ thể của protein đối với sức khỏe bao gồm:

  • Giúp cơ bắp luôn khỏe mạnh săn chắc
  • Nâng cao hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại nhiều bệnh tật.
  • Tái tạo các mô, điều hòa quá trình vận chuyển và lưu trữ các chất trong cơ thể
  • Cung cấp năng lượng cho cơ thể
  • Điều hòa lượng hormon trong cơ thể

3. Hậu quả khi thừa protein

Mặc dù protein có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người, tuy nhiên nếu bổ sung quá nhiều protein (nhất là protein động vật) có thể gây dư thừa đạm trong cơ thể. Khi cơ thể dư thừa protein sẽ gây ra nhiều tác hại đến sức khỏe như:

  • Nguy cơ thừa cân béo phì: Protein dư thừa trong cơ thể sẽ được dự trữ dưới dạng chất béo. Vì vậy theo thời gian, dư thừa protein có thể gây tăng cân.
  • Khiến cơ thể mất nước: Do dư thừa nên acid amin trong protein sẽ đào thải cùng chất lỏng và nước. Điều này làm cơ thể đào thải nước nhiều hơn, dẫn đến mất nước.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư: Dư thừa các loại protein từ thịt đỏ có thể dẫn đến nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh ung thư. Ăn quá nhiều thịt đỏ hoặc các loại thịt chế biến sẵn làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư trực tràng.
  • Bệnh gout: Protein từ thịt đỏ chứa nhiều thành phần purin. Chất này khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành acid uric. Dư thừa đạm thịt đỏ dẫn đến lượng acid uric trong cơ thể tăng cao và là nguyên nhân chính gây ra bệnh gout.
Ăn quá nhiều thực phẩm giàu protein là nguyên nhân gây bệnh gout
Ăn quá nhiều thực phẩm giàu protein là nguyên nhân gây bệnh gout

Ngoài ra, hậu quả do chế độ ăn quá nhiều thực phẩm giàu protein động vật còn có: tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tình trạng rối loạn tiêu hóa (táo bón hoặc tiêu chảy), hôi miệng…. 

4. Người bị bệnh gout ăn bao nhiêu protein là đủ

Như đã trình bày ở trên, dư thừa protein là nguyên nhân gây bệnh gout. Vậy người bị bệnh gout có được ăn thịt không? Người bị bệnh gout được ăn bao nhiêu protein mỗi ngày?

Chất đạm là một dưỡng chất quan trọng, không thể thiếu đối với con người, nếu cắt bỏ chất này hoàn toàn sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, hoạt động của cơ thể bị ảnh hưởng, khó tập trung, nhất là người cao tuổi.

Vì thế, đối với người bị bệnh gout không nên loại bỏ hoàn toàn các thực phẩm chứa protein trong bữa ăn hàng ngày mà hãy bổ sung một lượng vừa đủ.

Theo chế độ dinh dưỡng được xây dựng dành riêng cho bệnh nhân bị bệnh gout thì mỗi người chỉ được ăn 1g chất đạm/kg cân nặng/ngày, nghĩa là một người 60kg chỉ được ăn 60g protein mỗi ngày. Người bệnh không nên lựa chọn các thực phẩm giàu protein từ thịt đỏ (thịt bò, cá biển, nội tạng động vật), mà nên ăn thực phẩm giàu protein từ thịt trắng (cá sông, ức gà…). Tốt nhất là các loại protein từ thực vật.

5. Loại thực phẩm người bệnh gout nên ăn để bổ sung protein

Chế độ ăn cần hạn chế protein, nên cần giảm lượng thịt nạp vào cơ thể. Điều này có thể khiến người bệnh luôn trong trạng thái thèm ăn, gây ra căng thẳng trong quá trình điều trị bệnh. 

Vì thế, các đối tượng đang mắc bệnh gout có thể lựa chọn những loại thực phẩm có hàm lượng protein thấp để không làm ảnh hưởng đến tình trạng bệnh, cũng như làm giảm cảm giác thèm ăn.

Dưới đây là một số loại thực phẩm có hàm lượng protein thấp mà bác sĩ khuyên bệnh nhân gout nên thường xuyên sử dụng và thay đổi luân phiên hằng ngày:

  • Các thực phẩm giàu protein từ thực vật.
  • Trái cây tươi: chuối, dứa, việt quất, dưa hấu, cam, bưởi…
  • Rau xanh, củ quả tươi: rau mồng tơi, súp lơ xanh, cà rốt, khoai tây, cà chua…
  • Trứng gia cầm: trứng vịt, trứng gà, trứng cút… Tuy nhiên chỉ nên ăn với liều lượng vừa đủ và tuyệt đối không ăn trứng vịt lộn.
  • Sữa: bệnh nhân gout có thể uống sữa tách béo, sữa chua… tốt nhất là sữa đậu nành.
Người bị bệnh gout nên ăn nhiều trái cây, rau củ tươi
Người bị bệnh gout nên ăn nhiều trái cây, rau củ tươi

Trên đây là tất cả các thông tin mà bạn cần biết về thực phẩm giàu protein. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích, nhất là bệnh nhân gout hoặc người đang có nguy cơ bị bệnh gout.

Nếu có băn khoăn hay thắc mắc về tình trạng bệnh gout, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn nhanh nhất.

0961 666 383

 

Xếp hạng: 4.7 (8 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH