Hướng dẫn chế độ ăn cho người thoát vị đĩa đệm

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì? là câu hỏi được nhiều người quan tâm vì bên cạnh điều trị bằng thuốc hay các phương pháp khác thì chế độ ăn uống có tác động rất lớn đến hiệu quả điều trị bệnh. Vậy, đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé.

Mục lục [ Ẩn ]
Bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?
Bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?

1. Ăn uống và thoát vị đĩa đệm

Gần đây bạn có đang xuất hiện các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm? Hay bạn đang tìm cách để ngăn chặn chúng? Một trong những cách để hỗ trợ cũng như ngăn ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm chính là những thực phẩm mà chúng ta hấp thu hàng ngày. 

Một chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ bao gồm nhiều loại chất dinh dưỡng mà còn bao gồm việc loại bỏ các thực phẩm kém chất lượng có thể cản trở quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng.

Ngoài ra, trong khi một số thực phẩm có thể hỗ trợ quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của xương, những thực phẩm khác có thể khiến cơ thể bài tiết lượng chất dinh dưỡng cao hơn bình thường.

Người bệnh thoát vị đĩa đệm nên ăn và kiêng gì?
Người bệnh thoát vị đĩa đệm nên ăn và kiêng gì?

Bên cạnh đó, việc ăn uống của người bệnh nên tuân theo các nguyên tắc sau đây:

  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho người bệnh thoát vị đĩa đệm. Không nên tập trung hấp thụ quá nhiều cùng một loại chất bởi ăn gì nhiều cũng không tốt.
  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.
  • Chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày giúp hấp thu các chất bên trong thực phẩm tốt hơn.
  • Tuân thủ nguyên tắc an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi và sử dụng thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng.

Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong quá trình điều trị và phục hồi chức năng của người bệnh thoát vị đĩa đệm. Chính vì vậy mà câu hỏi người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm.

>> Để xác định chính xác bạn có mắc thoát vị đĩa đệm không, mời bạn đọc theo dõi: Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm - Biết càng sớm chữa khỏi càng nhanh

2. Người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?

Một số nhóm thực phẩm dưới đây mà người bệnh nên bổ sung vào chế độ ăn của mình để cung cấp một chế độ dinh dưỡng đầy đủ nhất.

2.1. Uống đủ nước

Nước cần thiết cho mọi cơ quan của cơ thể
Nước cần thiết cho mọi cơ quan của cơ thể

Cơ thể con người bao gồm khoảng 60% đến 70% là nước. Nó tham gia vào quá trình hydrat hóa và trở thành một phần cực kỳ quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh. 

Uống đủ nước cho phép các chất dinh dưỡng đi đến các cơ quan chính trong cơ thể, giúp loại bỏ chất thải và duy trì chức năng các khớp, các cơ quan và cấu trúc khác ở cột sống.

2.2. Thực phẩm giàu canxi

Canxi là một chất cấu tạo nên thành phần xương khớp. Nó rất cần thiết cho sức khỏe của xương và giúp duy trì mức độ cần thiết của khối lượng xương của cơ thể, đặc biệt ở tuổi già.

Bổ sung đầy đủ canxi là đặc biệt quan trọng để để giúp ngăn ngừa sự phát triển của các bệnh xương khớp. 

Tuy nhiên, nếu chỉ bổ sung canxi sẽ không thể giúp xương chắc khỏe mà nó phải được cân bằng với các chất dinh dưỡng tổng hợp khác để xương khớp chắc khỏe.

Canxi được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, phổ biến nhất là trong các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phomai và sữa. 

Các nguồn cung cấp canxi phổ biến khác bao gồm các  loại rau xanh đậm như cải xoăn, cải ngọt, nhiều loại đậu, một số loại cá như cá mòi, cá hồi và nhiều loại thực phẩm như hạnh nhân, cam, đậu phụ,...

2.3. Thực phẩm giàu protein

Thực phẩm giàu protein
Thực phẩm giàu protein

Giống như canxi, protein là một trong những thành phần quan trọng của xương. Đây là thành phần tạo nên cấu trúc cơ thể, vì vậy, lượng tiêu thụ hàng ngày là rất quan trọng để duy trì, chữa lành và sửa chữa xương khớp, sụn và các mô mềm.

Protein có từ thực vật rất tốt cho sức khỏe cột sống, bao gồm bệnh thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, bạn cần chú ý rằng protein này khác với protein có trong thịt.

Do đó, thay vì hấp thu các protein từ động vật, hãy nạp protein có nguồn gốc thực vật càng nhiều càng tốt.

Protein từ thực vật có trong các thực phẩm như hạt chia, các loại đậu. Chúng không chỉ cung cấp protein mà còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng khác như chất chống oxy hóa, chất xơ, vitamin và khoáng chất.

2.4. Thực phẩm dồi dào chất xơ

Chất xơ có trong thực phẩm giúp quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn và không gây áp lực lên các đĩa đệm dễ bị tổn thương do tăng áp lực trong ổ bụng.

Một số thực phẩm chứa nhiều chất xơ tốt cho người bệnh thoát vị đĩa đệm như bột yến mạch, táo, cà rốt, chuối, bánh mì, lê nguyên vỏ, các loại rau xanh,... 

2.5. Thực phẩm chứa nhiều acid béo omega-3

Thực phẩm chứa nhiều acid béo omega-3 rất tốt cho người bệnh thoát vị đĩa đệm
Thực phẩm chứa nhiều acid béo omega-3 rất tốt cho người bệnh thoát vị đĩa đệm

Nhiều loại acid béo được hấp thu vào cơ thể, trong đó chỉ có omega-3 là acid béo có lợi. Nó có đặc tính hình thành collagen và được cơ thể sử dụng để tái tạo và ngăn ngừa các tổn thương sụn và đĩa đệm do viêm.

Thực phẩm chứa nhiều omega-3 có thể kể đến đó là cá hồi. Cá hồi không chỉ là nguồn cung cấp protein tuyệt vời mà nó cong cung cấp nhiều omega-3.

Ngoài ra, thực phẩm có chứa nhiều omega-3 như cá thu, tôm, cua,...

2.6. Thực phẩm giàu collagen

Protein collagen chiếm 30% trọng lượng khô của xương. Sự hình thành collagen đòi hỏi phải cung cấp thường xuyên các thực phẩm giàu collagen.

Glucosamine sulfate - một chất được tìm thấy trong cơ thể và cần thiết cho việc duy trì và tái tạo collagen (thành phần chính của đĩa đệm). Cơ thể sử dụng glucosamine sulfate để tạo ra các chất hóa học cần thiết để cải tạo sụn, gân, dây chằng và chất nhầy giữa các đốt sống.

Ngoài ra, các thực phẩm giàu lưu huỳnh cũng giúp tăng cường sản xuất protein và collagen như các loại trứng, phô mai, sữa bò, đào khô, quả mơ, quả sung, các loại rau cải và một số loại ngũ cốc.

2.7. Thực phẩm giàu vitamin (D, B12, K, C)

Vitamin thực sự là những thành phần rất tốt cho cơ thể, bao gồm thoát vị vĩ đệm. Một số vitamin có thể được kể đến như sau:

2.7.1. Vitamin D

Hấp thụ vitamin D tốt cho người bệnh thoát vị đĩa đệm
Hấp thụ vitamin D tốt cho người bệnh thoát vị đĩa đệm

Vitamin D được tìm thấy trong một số loại thực phẩm bao gồm cá hồi, gan, lòng đỏ trứng, sữa, trái cây, một số loại ngũ cốc,... Ngoài ra, có thể bổ sung vitamin D bằng cách phơi dưới ánh sáng mặt trời lúc sáng sớm.

Trong nhóm vitamin D có vitamin D3 giúp cơ thể hấp thụ canxi, rất quan trọng cho sự phát triển của hệ xương chắc khỏe. Nếu không có đủ vitamin D, xương có thể trở nên mỏng, giòn và biến dạng.

2.7.2. Vitamin B12

Vitamin B12 cần thiết trong việc hình thành các tế bào tái tạo xương của cơ thể và sự hình thành của các tế bào hồng cầu trong tủy xương.

Vitamin B12 có nhiều trong protein động vật như trứng, cá, thịt gia cầm hoặc các sản phẩm từ thịt, các sản phẩm từ sữa (sữa chua, sữa và phomat). 

Vì vitamin B12 không có trong thực vật nên những người ăn chay nên cân nhắc bổ sung để ngăn ngừa thiếu máu.

2.7.3. Vitamin K

Tong nhóm vitamin K có vitamin K2 có tác dụng tốt với xương khớp. Nó hoạt động bằng cách phối hợp với các khoáng chất có trong xương như phân phối đúng cách canxi ra khỏi các mô mềm và lắng đọng tại xương.

Ngoài ra, vitamin K1 là dạng vitamin K thực vật, được chuyển hóa thành vitamin K2 bởi các vi khuẩn tiêu hóa khỏe mạnh.

Vitamin K2 được tìm thấy trong thành phần của phô mai, chất béo lành mạnh của thịt, lòng đỏ trứng, các sản phẩm từ sữa và vitamin K1 có trong các loại rau xanh như rau bina, cải xoăn và bông cải xanh.

2.7.4. Vitamin C

Thực phẩm có chứa nhiều vitamin C
Thực phẩm có chứa nhiều vitamin C

Nói đến vitamin tốt cho sức khỏe thì không thể không nói đến vitamin C. Đây là thành phần cần thiết cho sự hình thành collagen, một chất giữ cơ thể với nhau. Nó cũng có chức năng như một chất chống oxy hóa.

Việc cung cấp nhiều vitamin C là rất quan trọng để chữa lành các cơ, gân, dây chằng và đĩa đệm bị thương cũng như giữ cho các đốt sống khỏe mạnh.

Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây như dâu tây, kiwi, trái cây họ cam quýt (cam, ổi, bưởi) cũng như nhiều loại rau như cà chua, bông cải xanh, rau bina, ớt đỏ và xanh, khoai lang.

2.8. Thực phẩm giàu magie

Magie là một khoáng chất quan trọng trong cấu trúc của chất nền xương khớp và cũng rất cần thiết cho các phản ứng sinh hóa trong cơ thể.

Nếu magie trong máu giảm, khi đó, magie từ xương sẽ được vận chuyển đến máu khiến cơ thể gặp các vấn đề về xương khớp như đau lưng. Vì vậy, bổ sung hợp chất này sẽ giúp thư giãn và co cơ, cần thiết cho việc tăng cường hỗ trợ cột sống.

Magie có trong các loại rau xanh, cá, đậu, hạt, quả hạch, ngũ cốc nguyên hạt, sữa chua, bơ, chuối và socola đen.

2.9. Các sản phẩm từ đậu nành

Các sản phẩm từ đậu nành chứa nhiều genistein, đây là một chất thuộc nhóm isoflavone. Tác dụng của genistein là sản xuất collagen và ngăn chặn bất kỳ  enzyme nào gây phân hủy collagen.

2.10. Thực phẩm có chứa sắt

Ngũ cốc nguyên hạt có thành phần chứa nhiều sắt
Ngũ cốc nguyên hạt có thành phần chứa nhiều sắt

Sắt cũng là một trong những thành phần quan trọng, tác động gián tiếp đến sức khỏe xương khớp. Nó đóng vai trò trong việc sản xuất collagen và chuyển đổi vitamin D sang dạng hoạt động. 

Nó cũng là một thành phần của hemoglobin và myoglobin, hai loại protein chịu trách nhiệm cung cấp oxy cho cơ thể, bao gồm cả các mô hỗ trợ cột sống.

Sắt là thành phần có trong các loại sản phẩm thịt như gan, thịt lợn, cá và động vật có vỏ, thịt đỏ và thịt gia cầm, các loại rau xanh, đậu lăng, đậu cô ve, trứng gà và ngũ cốc nguyên hạt.

3. Bệnh thoát vị đĩa đệm cần kiêng ăn gì?

Ngoài việc hấp thu các chất tốt cho cột sống, bạn cũng nên tránh những loại thực phẩm có chứa nhiều nitrat, chất béo, đường vì nó làm trầm trọng thêm tình trạng viêm và đau. Cụ thể như sau:

3.1. Thực phẩm chứa nhiều chất béo và đạm

Thịt xông khói có chứa nhiều chát béo không có lợi cho cơ thể
Thịt xông khói có chứa nhiều chát béo không có lợi cho cơ thể

Các thực phẩm có chứa nhiều chất béo bão hòa có thể làm tăng nguy cơ béo phì và viêm nhiễm. Vì vậy, những thực phẩm này thì những người thoát vị đĩa đệm nên tránh.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên tránh các loại thịt đã qua chế biến như thịt xông khói, thịt ba chỉ, xúc xích cũng như protein từ động vật.

Do đó nếu bạn đang bị thoát vị đĩa đệm, hãy cố gắng giảm lượng thịt đã chế biến và protein động vật trong chế độ ăn hàng ngày. 

3.2. Rượu, bia và các chất kích thích

Không chỉ các chất béo hay protein từ động vật mà các rượu bia, các chất kích thích cũng khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. 

  • Uống rượu bia thường xuyên là một trong những nguy cơ làm tăng hủy xương. Ngoài ra, rượu hoạt động như một chất gây trầm cảm và có thể gây ra cảm giác lo lắng mà nhiều người gặp phải trong các cơn đau mãn tính. 
  • Coca cola làm tăng tình trạng thoát vị bởi nó có chứa acid phosphoric có ở cả coca thường và ăn kiêng. Axid này sẽ liên kết với canxi và magie trong đường tiêu hóa, làm giảm mật độ khối lượng xương.
  • Cafein từ cà phê, trà, nước ngọt có thể dẫn đến hủy xương nếu như không tiêu thụ với mức độ vừa phải.

3.3. Thức ăn cay, nóng, mặn, ngọt

Đồ chiên rán có chứa nhiều omega-6
Đồ chiên rán có chứa nhiều omega-6

Natri clorua có trong muối làm tăng bài tiết canxi qua nước tiểu khiến cơ thể mất đi một lượng lớn canxi trước khi được cơ thể bổ sung kịp thời.

Bên cạnh đó, các đồ chiên rán cũng không tốt cho cột sống do trong dầu ăn có chứa omega-6 và khi được hấp thu quá nhiều sẽ làm mất cân bằng omega-6 và omega-3 trong cơ thể dẫn đến tính trạng viêm.

Thực phẩm có đường cũng là một trong những nguy cơ khiến bệnh trầm trọng hơn.

3.4. Thực phẩm chứa nhiều fructose 

Thực phẩm chứa nhiều fructose như bánh nướng, bánh ngọt,...
Thực phẩm chứa nhiều fructose như bánh nướng, bánh ngọt,...

Fructose là một loại đường được tìm thấy trong các loại trái cây và rau quả. Nó cũng là thành phần dinh dưỡng trong nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn như bánh nướng, bánh kem, kẹo và các thức ăn nhanh.

Do vậy, người bệnh nên hạn chế sử dụng các thực phẩm có nhiều fructose không tốt cho sức khỏe.

3.5. Hạn chế bổ sung acid béo Omega-6 

Omega-6 không phải là một acid béo “xấu”, tuy nhiên, khi trong cơ thể có nhiều acid béo omega-6 hơn omega-3 thì nó sẽ gây ra tình trạng viêm.

Các loại dầu thực vật đều có chứa chất béo omega-6 chỉ nên sử dụng một lượng nhỏ trong chế độ ăn. Theo các chuyên gia khuyến nghị, người bệnh có thể thay các loại dầu thực vật bằng dầu oliu vì nó có chứa chất béo không bão hòa đơn.

4. Một số món ăn “ngon và bổ” cho người thoát vị đĩa đệm

Đọc đến đây, chắc hẳn bạn đã lên được ý định về chế độ ăn cho người thoát vị đúng không? Để thực đơn thêm phong phú hơn, mời bạn theo dõi và tham khảo các món ăn dưới đây.

4.1. Cháo hạt sen đậu xanh

Công thức cháo đậu xanh có thể thay đổi tùy theo sở thích và mục đích sử dụng.

Ví dụ như, bạn có thể thay thế đậu xanh bằng đậu đỏ bởi đậu xanh có tác dụng “giải nhiệt” nên rất tốt cho thời tiết nóng nực, trong khi đậu đỏ có tác dụng “làm ấm” rất thích hợp cho những ngày lạnh hơn.

Cháo hạt sen đậu xanh
Cháo hạt sen đậu xanh

Thành phần: 90g đậu xanh, nước nóng để ngâm đậu, 180g gạo trắng, 60g gạo lứt, 20g hạt sen khô đã bỏ chồi giữa xanh, 15g hạt bí ngô.

Thực hiện như sau: 

  • Bước 1: Ngâm đậu xanh trương nước nóng trong 3 giờ. Rửa sạch đậu và để riêng. Vo hỗn hợp gạo với một ít nước trong một cái nồi, đảo đều các thứ bên trong. Rửa sạch và để ráo nước.
  • Bước 2: Cho đậu xanh đã ngâm, gạo tẻ và 3 cốc nước vào. Đặt trên bếp và đun sôi. Sau đó, giảm lửa liu riu, để nắp hơi mở với lỗ thoát hơi nhỏ và nấu trong khoảng 40 phút hoặc đến khi đậu mềm vừa ý, khuấy đều thành và đáy nồi.
  • Bước 3: Cuối cùng, đặt nồi ra khỏi bếp và thưởng thức thôi nào.

4.2. Canh bí hầm xương ống

Đây thực sự là món ăn rất tốt cho người thoát vị đĩa đệm vì nó cung cấp một lượng lớn collagen giúp tái tạo xương khớp.

Canh bí hầm xương ống
Canh bí hầm xương ống

Nguyên liệu: 200g bí đao, 250g xương heo, 100g hành lá, tiêu, muối, hạt nêm, bột ngọt.

Thực hiện như sau:

  • Bước 1: Xương lợn rửa sạch, chặt khúc vừa ăn. Bí đao gọt vỏ, rửa sạch, cắt khoanh dày 1cm. Hành lá nhặt, rửa sạch, để ráo nước và sôi lửa nhỏ khoảng 10 phút.
  • Bước 2: Cho một lít nước cùng xương lợn vào nồi và nấu sôi lửa nhỏ khoảng 10 phút. Tiếp theo, cho bí đao vào nấu cùng. Nêm nếm gia vị vừa ăn và nấu sôi là được.
  • Bước 3: Tắt bếp, rắc hành lá và tiêu vào. Múc canh ra tô và dùng với cơm nhé!

4.3. Cua hấp với bia

Món ăn này không còn xa lạ với những người yêu thích hải sản. Cùng theo dõi công thức cua hấp bia sau đây nhé.

Cua hấp bia
Cua hấp bia

Nguyên liệu bao gồm:

  • Đối với nước chấm: 1 thìa nước mắm, 2 quả ớt thái nhỏ và nước cốt chanh.
  • Đối với món ăn: 12 con cua sống, 4 chai bia, 2 thìa cà phê, 10 tép tỏi đập dập, 3 quả ớt Thái bỏ cuống và chẻ đôi, 1 bó ngò và nước cốt chanh.

Thực hiện như sau:

  • Bước 1: Làm nước chấm bằng cách trộn đều nước mắm, ớt và nước cốt chanh.
  • Bước 2: Rửa sạch cua dưới vòi nước mạnh. Đổ bia vào nồi, đun sôi với lửa lớn. Thêm muối, tỏi, ớt, ngò cùng nước cốt chanh vào và tiếp tục đun.
  • Bước 3: Cho cua vào nồi hấp; nấu và đậy nắp cho đến khi chúng chuyển sang màu cam rực rỡ trong khoảng 8 phút.
  • Bước 4: Cuối cùng, dùng kẹp gặp cua ra đĩa và ăn kèm cùng với nước sốt.

4.4. Thịt dê hầm cà rốt

Đây có lẽ là món ăn là đối với người Việt Nam nhưng nó có công dụng rất tốt giúp giảm đau xương khớp. Cùng theo dõi công thức sau nhé.

Thịt dê hầm cà rốt
Thịt dê hầm cà rốt

Nguyên liệu gồm có: 1 miếng thịt dê, tỏi đập dập, 1 quả ớt chuông, giấm, nước tương, 1 củ hành tây, nước sốt cà chua, 1 củ khoai tây, 1 củ cà rốt, nửa chén đậu xanh, muối, tiêu, ớt.

Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Trộn thịt dê với giấm và xì dầu, tỏi trong một chiếc tô lớn; đậy nắp và để trong tủ lạnh 1 đến 8 giờ. Để có hương vị ngon nhất, hãy ướp ít nhất 6 giờ. Lấy thịt ra khỏi nước xốt và thầm bằng khăn giấy cùng nước sốt .
  • Bước 2: Đun nóng dầu trên chảo trên lửa lớn và to, tiếp theo cho thịt dê vào đảo đều từ 10 đến 15 phút. Để thịt dê sang một bên.
  • Bước 3: Nấu và xào hành tây, ớt chuông đỏ và tỏi tử nước sốt trên lửa vừa cho đến khi hành tây chuyển màu trong khoảng 5 phút; đổ nước sốt cà chua và đun nhỏ lửa đến khi nước sệt lại một chút.
  • Bước 4: Cho thịt dê vào nước sốt trên. Đun sôi trên lửa nhỏ và đậy vung đun nhỏ lửa cho đến khi thịt dê mềm một phần khoảng 30 đến 40 phút.
  • Bước 5: Cho khoai tây, cà rốt vào xào cùng, nêm với muối, tiêu đen và ớt. Đun nhỏ lửa đến khi thịt dê mềm trong khoảng 20 đến 30 phút nữa. Nêm nếm gia vị trước khi tắt bếp.

4.5. Thịt nạc hầm sung

Món ăn là sự kết hợp của thịt nạc và sung rất tốt cho sức khỏe vì sung có nhiều chất dinh dưỡng có ích cho cơ thể.

Thịt nạc hầm sung
Thịt nạc hầm sung

Nguyên liệu gồm có 300g thịt nạc, nước dùng, 1 cốc rượu vang đỏ, 1 quả cà chua, 2 củ cà rốt, 2 lá nguyệt quế, vỏ chanh, hành tím, tỏi, tiêu, muối, mùi tây và dầu oliu.

Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Bổ cuống quả sung và cắt đôi nếu quả sung lớn, để qua một bên. Thịt nạc cắt khúc vuông và đem ướp với muối, tiêu. 
  • Bước 2: Đun nóng 2 thìa dầu trên chảo lớn ở lửa to. Thêm thịt nạc vào nấu, thỉnh thoảng trở mặt cho chín đều các mặt.
  • Bước 3: Chuyển thịt sang một chiếc nồi khác, thêm 2 thìa dầu oliu vào nồi cùng với hành tây và tỏi, đảo đến khi thấy hành tây mềm là được.
  • Bước 4: Thêm rượu, cà chua và nước dùng vào chảo. Đun nhỏ lửa trong 1 phút, dùng thìa khuấy đều để loại bỏ các mảng bám dưới đáy nồi.
  • Bước 5: Cho sung, cà rốt, lá nguyệt quế và vỏ chanh vào đảo đều. Đậy nắp và nấu trên lửa nhỏ trong 6 đến 8 giờ hoặc đến khi cho thịt mềm.
  • Bước 6: Cuối cùng, rắc mùi tây lên món ăn. Ăn kèm với mì bơ hoặc khoai tây mới hấp tùy thích.

Hãy lưu ngay những công thức trên để làm phong phú thêm chế độ dinh dưỡng cho người bệnh thoát vị đĩa đệm bạn nhé!

Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì? Thoát vị đĩa đệm nên kiêng gì? Hy vọng bài viết trên hữu ích đối với bạn và những người xung quanh.

Nếu bạn còn băn khoăn về tình trạng bệnh xương khớp, đặc biệt bệnh thoát vị đĩa đệm, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí.

0961 666 383

Hoặc bạn có thể để lại bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ phản hồi đến bạn sớm nhất.

Tin liên quan

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH