Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ không còn là căn bệnh xa lạ trong xã hội ngày nay, vì thế nhiều người thường có tâm lý chủ quan. Điều này vô tình khiến người bệnh bỏ lỡ giai đoạn điều trị bệnh tốt nhất. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về bệnh thoát vị đĩa đệm cổ và cùng bạn tìm ra cách điều trị hiệu quả nhất.
1. Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là gì?
Ở vùng cổ có tất cả 7 đốt sống chứa tủy sống và các dây thần kinh chi phối hoạt động của vùng cánh tay, bàn tay và phần phía trên cơ thể. Trong đó đĩa đệm cột sống cổ là cấu trúc đan xen giữa các đốt sống, có vai trò làm giảm lực ma sát và phân tán lực tác động lên các đốt sống cổ.
Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là bệnh lý thường gặp khi cơ thể gặp một áp lực lớn tác động đến đĩa đệm và làm rách bao xơ đĩa đệm gây ra triệu chứng đau nhức cổ và vùng vai gáy. Bên cạnh đó cũng có nhiều nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống cổ mà bạn không ngờ tới.
Các đốt sống đĩa đệm thường được ký hiệu từ C1 đến C7, trong đó đĩa đệm nằm giữa đốt sống C5 và C6, giữa C6 và C7 là các đĩa đệm dễ bị ảnh hưởng nhất. Khi đó người ta gọi là thoát vị đĩa đệm C5-C6 hoặc thoát vị đĩa đệm C6-C7.
Cho đến ngày nay, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ vẫn chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn, kể cả biện pháp phẫu thuật chữa thoát vị. Tuy nhiên nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm và có biện pháp điều trị phù hợp thì đĩa đệm của người bệnh có thể hồi phục đến 90%.
2. Dấu hiệu cảnh báo thoát vị đĩa đệm cổ nguy hiểm
Mỗi giai đoạn của bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ có các triệu chứng khác nhau. Việc phát hiện sớm các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm cổ sẽ giúp ích cho công tác điều trị bệnh.
Dưới đây là các biểu hiện thường gặp ở người bị thoát vị đĩa đệm cổ:
- Đau mỏi vai gáy: Đây có thể là dấu hiệu thường gặp đầu tiên ở những người bị thoát vị đĩa đệm. Cảm giác đau mỏi, tê bì khắp vùng cổ vai gáy. Ở giai đoạn sau người bệnh có thể cảm thấy cơn đau lan rộng khắp vùng bả vai, lan xuống cánh tay hoặc lan lên vùng sau đầu và hốc mắt.
- Cảm giác tê ngứa khắp vùng cánh tay và bàn tay: Khi khối thoát vị thoát ra và chèn vào dây thần kinh tủy sống, người bệnh sẽ có cảm giác tê ở vùng cánh tay, bàn tay và ngón tay.
- Dấu hiệu cứng cổ do thoát vị: Khi bị thoát vị đĩa đệm, người bệnh sẽ khó cử động cổ như xoay đầu, cúi ngửa cổ cũng kém linh hoạt hơn. Bệnh nhân thường bị đau nhức, cứng cổ vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy.
- Yếu cơ: Mức độ yếu cơ sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tình trạng này xuất hiện rõ nhất là khi nhân nhầy thoát ra và chén ép lên tủy sống. Ở giai đoạn bệnh càng nặng, yếu cơ càng kéo dài và tăng cao, khi có người bệnh có thể cảm thấy rõ những thớ cơ bị rung lên khi hoạt động gắng sức.
Ngoài các dấu hiệu điển hình liên quan đến cơ, xương, khớp thì các dây thần kinh bị ảnh hưởng cũng khiến người bệnh gặp một số vấn đề về hô hấp hoặc tiêu hóa.
Các dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cổ có thể sẽ khác nhau ở từng người hoặc ở từng giai đoạn bệnh khác nhau. Đặc biệt ở những giai đoạn đầu các triệu chứng này thường không rõ ràng, khiến người bệnh khó phát hiện ra.
3. Thoát vị đĩa đệm cổ gồm những giai đoạn nào?
Cũng giống như các dạng thoát vị đĩa đệm khác, bệnh thoát vị đĩa đệm cổ cũng gồm 4 giai đoạn tương đương với 4 cấp độ bệnh khác nhau. Mỗi giai đoạn người bệnh có thể nhận thấy các triệu chứng khác nhau.
- Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ giai đoạn 1: Đây là giai đoạn ban đầu của bệnh, khi đó các đốt sống cổ có thể bị cứng, các cử động như xoay cổ sẽ thực hiện khó khăn hơn. Đồng thời người bệnh sẽ cảm thấy đau khi cúi cổ xuống.
- Giai đoạn 2 của thoát vị đĩa đệm cổ: Ở giai đoạn này có thể gây ra vẹo cổ, thực hiện các động tác liên quan đến cổ có thể bị đau. Các cơn đau thường kéo dài và có thể lan ra phía sau đầu.
- Giai 3 của thoát vị đĩa đệm cổ: Người bệnh có thể cảm nhận cơn đau từ gáy xuống bả vai, đau nhức ở vùng trán và vùng chẩm. Cùng với đó và cảm giác đau đớn và tê bì xuất hiện ở một hoặc cả 2 bên cánh tay. Các cử động tay trở nên kém linh hoạt.
- Thoát vị đĩa đệm cổ giai đoạn mạn tính: Nếu bệnh thoát vị đĩa đệm cổ không được điều trị phù hợp bệnh sẽ nhanh chóng chuyển sang dạng mạn tính. Khi đó bệnh nhân sẽ phải chịu đựng các cơn đau thường xuyên và dai dẳng, sức khỏe suy yếu, không thể vận động mạnh, ảnh hưởng đến sức lao động và dễ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.
4. Biến chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm cổ
Cùng với các thắc mắc về các biến chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm cổ, nhiều người cũng thường đặt ra câu hỏi “bệnh thoát vị đĩa đệm cổ có nguy hiểm không?”.
Dưới đây là các biến chứng thường gặp của bệnh thoát vị đĩa đệm cổ và cũng là dẫn chứng cho đáp án của câu hỏi “bệnh thoát vị đĩa đệm cổ có nguy hiểm không?”
- Thiếu máu não do thoát vị đĩa đệm cổ: Đĩa đệm bị thoát vì có thể là nguyên nhân cản trở tuần hoàn máu lên não, dẫn đến tình trạng thiếu máu não. Tình trạng này có thể gây ra các cơn đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, dễ mất thăng bằng…
- Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ gây ra hẹp ống sống cổ: Dịch đĩa đệm chèn ép lên ống sống gây hẹp ống sống. Điều này khiến người bệnh thường xuyên phải chịu đựng các cơn đau lan rộng từ cổ đến bả vai và cánh tay.
- Hội chứng chèn ép tủy sống: Dịch đĩa đệm khi thoát ra ngoài chắc chắn sẽ chèn ép lên vùng tủy sống. Nếu không được điều trị sớm, người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ tàn tật vĩnh viễn hoặc thậm chí là tử vong.
- Liệt vĩnh viễn nếu bệnh thoát vị đĩa đệm cổ không được điều trị: Khi đó các biểu hiện như đau nhức, tê ngứa tứ chi hoặc yếu cơ sẽ ngày càng nghiêm trọng, từ đó dẫn đến nguy cơ liệt nửa người.
Vì thế, khi phát hiện các dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần đến bệnh viện kiểm tra và phối hợp cùng bác sĩ để tìm ra biện pháp điều trị phù hợp càng sớm, càng tốt.
5. Cách điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cổ
Tình trạng thoát vị cột sống cổ có thể kiểm soát bằng nhiều cách khác nhau. Tùy thuộc vào mức độ bệnh và sức khỏe người bệnh mà các chuyên gia sẽ tư vấn phác đồ điều trị bệnh phù hợp.
5.1. Điều chỉnh thói quen, lối sống khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Một số thói quen, hoạt động trong cuộc sống hàng ngày có thể khiến bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy khi được chẩn đoán mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cổ, bạn cần thực lưu ý một số điểm sau trong các hoạt động hàng ngày.
- Hạn chế các công việc đòi hỏi nhiều sức mạnh và gây áp lực lên vùng cổ như bê vác đồ nặng hoặc chơi các môn thể thao nguy hiểm.
- Tránh các cử động có thể khiến các cơn đau trở nên nghiêm trọng như nghiêng người hoặc vặn người sang một bên.
- Khi ngủ, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần lựa chọn loại gối phù hợp, không nên nằm nghiêng hoặc nằm sấp.
- Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, tăng cường chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học như vitamin D, canxi…
Các lưu ý này nên được thực hiện xuyên suốt quá trình điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Có thể áp dụng các cách này kết hợp với dùng thuốc hợp lý để bệnh nhanh chóng phục hồi.
5.2. Thuốc chữa thoát vị đĩa đệm cổ
Không giống như các bệnh lý khác, thuốc tây y chữa bệnh thoát vị đĩa đệm cổ chỉ có tác dụng làm giảm các cơn đau do thoát vị đĩa đệm và ngăn ngừa bệnh diễn biến nặng hơn.
Những loại thuốc tây dược thường được kê cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cổ bao gồm:
- Thuốc giảm đau không kê đơn thường dùng như acetaminophen (paracetamol), ibuprofen hoặc naproxen… Những thuốc này sẽ có tác dụng với các cơn đau nhẹ hoặc trung bình.
- Thuốc giãn cơ: Đây là nhóm thuốc mà bác sĩ có thể đề nghị sử dụng nếu người bệnh thoát vị có cơn đau do co thắt cơ bắp. Tuy nhiên thuốc có thể gây ra tác dụng phụ như buồn ngủ, chóng mặt và rối loạn tiêu hóa.
- Thuốc tiêm corticoid: Khi cơn đau do thoát vị đĩa đệm cổ trở nên nghiêm trọng và không cải thiện được bằng cách uống thuốc, có thể bác sĩ sẽ chỉ định tiêm corticoid quanh đốt sống bị thoát vị đĩa đệm để có thể hỗ trợ giảm đau.
Các thuốc tân dược có tác dụng giảm đau nhưng không nên lạm dụng vì chúng thường gây ra nhiều tác dụng phụ. Bên cạnh thuốc tây y, các bài thuốc nam chữa thoát vị đĩa đệm cũng có thể đem lại nhiều hiệu quả trong điều trị bệnh.
Bạn hãy tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia để tìm ra phương pháp chữa trị bệnh thoát vị đĩa đệm cổ phù hợp nhất.
5.3. Cách chữa thoát vị đĩa đệm không dùng thuốc
Ngoài dùng thuốc, người bị thoát vị đĩa đệm cổ có thể kết hợp một số phương pháp chữa bệnh khác như: kéo giãn đốt sống cổ, tập yoga, massage, châm cứu, bấm huyệt…
Khi tất cả các biện pháp điều trị kể trên đều không đem lại hiệu quả cho người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật thoát vị đĩa đệm. Phương pháp này sẽ ngăn ngừa cơn đau lan tỏa và các biến chứng ảnh hưởng đến dây thần kinh. Tuy nhiên phương pháp này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như biến chứng sau phẫu thuật, chi phí cao…
6. Cách phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Vì thoát vị đĩa đệm cổ là một bệnh lý không thể chữa khỏi hoàn toàn, vì thế việc chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh căn bệnh này là vô cùng cần thiết.
Chủ động phòng ngừa căn bệnh này ngay từ bây giờ bằng các thói quen sống lành mạnh, khoa học, tiêu biểu như:
- Thường xuyên tập thể dục, vận động với cường độ vừa phải.
- Kiểm soát trọng lượng cơ thể, phòng ngừa nguy cơ thừa cân, béo phì.
- Chú ý tư thế khi phải bê vác nặng, cũng như các tư thế nằm, ngồi, đi lại.
- Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, tăng cường ăn rau xanh, trái cây tươi.
- Tránh xa rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích.
- Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ tại các cơ sở khám chữa bệnh có uy tín.
Trên đây là toàn bộ thông tin bạn cần biết về căn bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Đây là căn bệnh khó điều trị nên đòi hỏi người bệnh cần phải có sự kiên trì trong suốt quá trình điều trị bệnh.
Nếu bạn chưa tìm được phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cổ phù hợp hãy gọi ngay đến số điện thoại bên dưới để được các chuyên gia tư vấn miễn phí và giải đáp mọi thắc mắc về tình trạng bệnh của bạn.
Nếu thấy bài viết hay và hữu ích, hãy nhấn like và để lại bình luận bên dưới bài viết, chúng tôi sẽ phản hồi đến bạn sớm nhất.