Thoát vị đĩa đệm có chơi thể thao được không và tại sao?

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý xương khớp mạn tính, khó điều trị. Căn bệnh này gây ảnh hưởng đến khả năng vận động và chơi thể thao của nhiều người. Do đó nhiều người thường băn khoăn rằng bị thoát vị đĩa đệm có chơi thể thao được không và nên chơi môn thể thao nào?

Mục lục [ Ẩn ]
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xương khớp thường gặp ở độ tuổi trung niên

1. Tổng quan về bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là một thuật ngữ chỉ tình trạng nhân nhầy nằm giữa các đĩa đệm cột sống bị lệch ra khỏi vị trí bình thường, chèn ép vào các rễ thần kinh. Từ đó dẫn đến hiện tượng đau nhức kéo dài và lan tỏa.

Bất kỳ vị trí nào trên cột sống cũng có thể bị thoát vị đĩa đệm tuy nhiên vùng cổ và thắt lưng là những vị trí dễ bị thoát vị nhất. Bởi vì đây là những nơi phải hoạt động nhiều và chịu nhiều áp lực nhất.

Bởi vị thoát vị đĩa đệm có thể gây ra các cơn đau dữ dội hoặc dai dẳng, các cơn đau này có thể lan đến tứ chi theo đường đi của dây thần kinh. Vì thế gây ra nhiều trở ngại trong cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

Trong đó các hoạt động thể dục, thể thao có thể bị ảnh hưởng, thậm chí nhiều người không thể tiếp tục chơi thể thao được nữa.

Vậy thoát vị đĩa đệm có chơi thể thao được không? Người bị thoát vị đĩa đệm nên chơi môn thể thao nào? là những câu hỏi mà nhiều người đang cần giải đáp.

2. Người bị thoát vị đĩa đệm có chơi thể thao được không?

Đối với nhiều người, chơi thể thao là một thói quen sinh hoạt hằng ngày không thể thiếu. Tuy nhiên khi bị thoát vị đĩa đệm, nhiều người lo lắng các môn thể thao có thể làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Vì thế có rất nhiều người băn khoăn rằng “thoát vị đĩa đệm có chơi thể thao được không?”

Trên thực tế, nếu những người bị thoát vị đĩa đệm luyện tập thể thao đúng cách thì có thể giúp thời gian phục hồi nhanh gấp 2 lần so với những người lười vận động. 

Việc tập luyện thể thao thường xuyên, đúng cách sẽ đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho người thoát vị đĩa đệm như:

  • Góp phần giảm đau nhanh chóng, an toàn: Tập luyện thể thao có tác dụng tăng cường lưu thông máu, giúp tăng cường chất dinh dưỡng đến vùng đốt sống bị tổn thương. Từ đó góp phần giảm đau, thư giãn các cơ sau mỗi lần luyện tập.
  • Tăng cường sự linh hoạt, dẻo dai của xương khớp: Trên thực tế những người thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao sẽ ít mắc các bệnh về xương khớp hơn người lười vận động. Trong quá trình vận động, cơ thể sẽ kích thích sản xuất dịch khớp và tăng cường sự dẻo dai của xương khớp.
  • Phòng ngừa biến chứng nguy: Người bị thoát vị đĩa đệm nếu không thường xuyên vận động thì sẽ phải đối mặt với nguy cơ thoái hóa đốt sống, teo cơ, bại liệt và có thể tiến triển thành nhiều bệnh lý mạn tính khác.

Do đó, người bị thoát vị đĩa đệm vẫn có thể chơi thể thao, nhưng cần có phương pháp tập luyện đúng cách, để tránh gây ra chấn thương.

Vận động thể dục, thể thao đúng cách sẽ góp phẩn cải thiện bệnh thoát vị đĩa đệm
Vận động thể dục, thể thao đúng cách sẽ góp phẩn cải thiện bệnh thoát vị đĩa đệm

3. Người bị thoát vị đĩa đệm nên chơi các môn thể thao nào?

Mặc dù đã có đáp án cho câu hỏi “Người bị thoát vị đĩa đệm có nên chơi thể thao không?”. Tuy nhiên việc chơi các môn thể thao sai cách sẽ gây tác động mạnh đến tổn thương ở cột sống. Đây cũng là một nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm thường gặp.

Do đó người bệnh cần lựa chọn các môn thể thao nhẹ nhàng, tốt cho xương khớp, hạn chế chơi những môn thể thao mạo hiểm hoặc đòi hỏi nhiều sức mạnh.

Dưới đây là những môn thể thao mà người bị thoát vị đĩa đệm nên chơi:

3.1. Yoga dành cho người thoát vị đĩa đệm 

Từ trước đến nay, yoga luôn được biết đến với nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, trong đó có cả các công dụng tuyệt vời cho các bệnh xương khớp.

Giải đáp lý do tại sao người bị thoát vị đĩa đệm nên tập yoga thường xuyên:

  • Yoga có tác dụng tăng cường sức mạnh của lưng và cơ bụng: Các cơ ở vùng lưng và vùng bụng chắc khỏe sẽ giúp hạn chế gánh nặng trên cơ thể tác động lên cột sống. Từ đó hạn chế tình trạng đau lưng do thoát vị đĩa đệm.
  • Các bài tập yoga giúp toàn bộ các cơ được kéo dãn và thư giãn: Khi cơ bắp  được thư giãn và kéo căng ra sẽ làm tăng dưỡng chất đến nhiều nơi trong cơ thể, góp phần đẩy lùi các vấn đề về cơ xương khớp.
  • Các động tác kéo giãn cơ khoeo sau đùi có tác dụng mở rộng chuyển động trong khung xương chậu. Nhờ đó làm giảm áp lực lên vùng lưng, cải thiện triệu chứng đau vùng thắt lưng.
Các động tác yoga tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm
Các động tác yoga tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm

3.2. Người bị thoát bị đĩa đệm nên bơi lội

Bơi lội là môn thể thao được nhiều người yêu thích, nó có tác dụng thư giãn gân cốt và các khớp xương. Từ đó làm áp lực tác động lên phần đĩa đệm bị lỗi, giảm cảm giác đau nhức nhanh chóng.

Có thể nói, bơi lội là một môn thể thao khá an toàn, hạn chế được nguy cơ chấn thương cột sống cho người thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên người bệnh cần có một chế độ luyện tập kiên trì, đều đặn để đạt được kết quả tốt. 

Ngoài ra, trong quá trình chữa bệnh, bạn không nên có tâm lý nóng vội mà bơi quá lâu. Điều này có thể gây ra tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe, mỗi ngày chỉ cần khoảng 20-30 phút.

3.3. Đạp xe là môn thể thao dành cho người bị thoát vị đĩa đệm

Các tác dụng của việc đạp xe đối với người bị thoát vị đĩa đệm bao gồm:

  • Đạp xe giúp kéo giãn cột sống, giảm áp lực của cơ thể lên đĩa đệm.
  • Khi đạp xe các dây chằng trở nên linh hoạt hơn, giúp cơ xương khớp dẻo dai hơn, tăng lượng máu lưu thông đến nơi bị tổn thương.
  • Góp phần giảm sự chèn ép của đĩa đệm lên rễ thần kinh, nhờ đó có thể cải thiện đáng kể cơn đau do thoát vị đĩa đệm

Các lưu ý khi đạp xe đối với người bị thoát vị đĩa đệm bao gồm:

  • Tư thế ngồi khi đạp xe: Ngồi thẳng lưng, thả lỏng vai, tránh cúi cổ hoặc ngồi vẹo lưng.
  • Cường độ tập luyện: Ban đầu bạn nên đi ở những quãng đường bằng phẳng, có thể bắt đầu từ 1-2km, sau đó mới tăng dần chiều dài quãng đường.
  • Khi đạp xe sử dụng sức lực vừa phải, đạp xe nhẹ nhàng, thư giãn kết hợp với việc hít thở đều để không bị mất sức.
  • Lựa chọn loại xe đạp: Bạn nên lựa chọn xe có độ rộng yên phù hợp, chú ý điều chỉnh độ cao của yên vừa với chiều dài chân và lưng.
Tư thế đạp xe đúng để giảm áp lực lên vùng cột sống thắt lưng
Tư thế đạp xe đúng để giảm áp lực lên vùng cột sống thắt lưng

3.4 Người bị thoát vị đĩa đệm nên thường xuyên đi bộ

Đi bộ là một bài tập rất thích hợp cho người bị thoát bị đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng. Đây được coi là bài tập giúp điều trị đau lưng và thoát vị đĩa đệm đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện được.

Mỗi ngày bạn chỉ cần đi bộ khoảng 30-45 phút vào buổi sáng hoặc chiều. Khi mới bắt đầu, người bệnh nên đi chậm sau đó có thể tăng dần tốc độ. Để không bị mất sức khi đi bộ bạn cần kết hợp điều hòa nhịp thở, hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng.

Tư thế đúng của người thoát vị đĩa đệm khi đi bộ là đầu nhìn thẳng về phía trước, giữ cho lưng thẳng, vai và cánh tay thả lỏng thoải mái, đánh tay nhẹ nhàng theo chuyển động của cơ thể.

Như vậy, trên đây là đáp án của câu hỏi “người thoát vị đĩa đệm có chơi thể thao được không?” và “người bị thoát vị đĩa đệm nên chơi môn thể thao nào?”.

4. Môn thể thao không dành cho người bị thoát vị đĩa đệm

Mặc dù người bị thoát vị đĩa đệm có thể chơi thể thao được, tuy nhiên không phải môn thể thao nào cũng có lợi cho việc điều trị bệnh. Một số môn thể thao có thể làm nghiêm trọng hơn các tổn thương tại đĩa đệm.

Dưới đây là những môn thể thao người bị thoát vị đĩa đệm không nên chơi:

  • Tập gym: Trong tập gym có một số động tác đòi hỏi sự sức mạnh và sự chuyển động của cột sống như nâng tạ có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
  • Chạy bộ: Khi người bệnh chạy bộ liên tục sẽ khiến trọng lượng toàn bộ cơ thể dồn xuống chân và thắt lưng, làm tăng áp lực nên các đĩa đệm. Do đó người bị thoát vị đĩa đệm không nên chạy bộ sẽ khiến bệnh nghiêm trọng hơn.
  • Golf, cầu lông, quần vợt… Đây là những môn thể thao đòi hỏi chơi phải vặn người, những động tác này vô tình sẽ khiến cho đĩa đệm bị thoát ra ngoài nhanh hơn. Đây cũng là đáp án cho câu hỏi được nhiều người quan tâm “ bị thoát vị đĩa đệm có được chơi cầu lông không?
  • Bóng đá: Đây là môn thể thao được rất nhiều người yêu thích, vì vậy khi mắc bệnh nhiều người thường đặt ra câu hỏi “thoát vị đĩa đệm có chơi bóng đá được không?”. Rất tiếc, khi mắc bệnh này bạn không nên đá bóng. Do đây là môn thể thao đòi hỏi phải di chuyển nhanh và tập luyện trong thời dài khiến cho các cơ vùng háng và cột sống phải chịu nhiều áp lực, dẫn đến tổn thương.
Khi bị thoát vị đĩa đệm bạn cần lựa chọn một môn thể thao khác thay vì bóng đá
Khi bị thoát vị đĩa đệm bạn cần lựa chọn một môn thể thao khác thay vì bóng đá

Bên cạnh các môn thể thao kể trên, người bị thoát vị đĩa đệm cũng không nên thực hiện các động tác thể dục có động tác giữ thẳng chân hoặc ngồi xổm, các động tác này có thể làm tăng áp lực nên phần cột sống và đĩa đệm ở vùng thắt lưng.

5. Những lưu ý khi người thoát vị đĩa đệm chơi thể thao

Đối với nhiều người, họ không chỉ quan tâm đến việc “bị thoát vị đĩa đệm có chơi thể thao được không?” hay “khi bị thoát vị đĩa đệm được chơi môn thể thao nào?” mà họ còn chú trọng đến các lưu ý khi chơi thể thao.

Người bị thoát vị đĩa đệm cần chú ý một số điểm sau trước khi chơi thể thao để đem lại hiệu quả tối ưu trong điều trị bệnh:

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi lựa chọn được môn thể thao phù hợp nhất cho mình. Bởi vì mỗi người có tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh lý khác nhau.
  • Trước khi tập luyện từ 45 -60 phút, bạn nên ăn nhẹ để bổ sung năng lượng cần thiết cho cơ thể.
  • Bạn nên chú ý khởi động kỹ trước khi bắt đầu tập luyện để làm ấm cơ thể và đánh thức hoạt động của xương khớp. Người bị thoát vị đĩa đệm nên dành thời gian khởi động lâu hơn người bình thường.
  • Bạn nên tham khảo lời khuyên từ các huấn luyện viên hoặc người có kinh nghiệm trong bộ môn thể thao đó để đảm bảo tập luyện đúng kỹ thuật. Vì đúng kỹ thuật là yếu tố quyết định tình trạng bệnh sẽ tiến triển tốt lên hay xấu đi,
  • Không nên quá nóng vội tập luyện mà hãy sắp xếp thời gian hợp lý để kiên trì tập luyện. Tránh vì quá hấp tấp nóng vội mà gây ra tác dụng không mong muốn.
  • Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, có thể tham khảo các loại thảo dược có tác dụng chữa thoát vị đĩa đệm.

Trên đây là toàn bộ đáp án cho câu hỏi “người bị thoát bị đĩa đệm có chơi thể thao được không?”. Hy vọng bài viết sẽ đem lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích về các môn thể thao người bị thoát vị nên và không nên chơi. 

Đừng để bệnh thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Nếu bạn muốn được tư vấn  chứng bệnh này thì hãy liên hệ ngay đến nhà thuốc Hải Sáu, theo số hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí.

0961 666 383

 

Xếp hạng: 5 (6 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH