Bệnh gout là tình trạng bệnh phổ biến hiện nay, do đó, nhu cầu sử dụng thuốc điều trị bệnh này ngày càng gia tăng. Pegloticase là một hoạt chất được các khoa học phát triển để cải thiện tình trạng bệnh cho người bệnh mạn tính. Cùng tìm hiểu về thuốc này nhé!
1. Pegloticase là thuốc gì?
Pegloticase là một loại enzyme pegyl hóa có chứa một dạng tái tổ hợp của enzyme uricase (urat oxydase) ở động vật có vú có nguồn gốc từ một dòng vi khuẩn E. coli đã được biến đổi gen.
Pegloticase làm giảm axit uric bằng cách thúc đẩy quá trình oxy hóa acid uric thành allantoin, sau đó được bài tiết qua thận.
Thuốc Pegloticase là một loại thuốc điều trị gout mãn tính nặng, khó điều trị. Đây là phương pháp điều trị thường được sử dụng khi các phương pháp khác không có hiệu quả. Nó chỉ được sử dụng khi được chỉ định và dưới sự giám sát trực tiếp của bác sĩ.
Dạng thuốc phổ biến hiện nay chứa hoạt chất pegloticase được sử dụng bằng cách tiêm truyền vào tĩnh mạch. Thuốc có biệt dược nổi tiếng là Krystexxa.
2. Cơ chế tác dụng
Pegloticase là một enzym đặc hiệu acid uric, là một men uric tái tổ hợp và đạt được hiệu quả điều trị bằng cách xúc tác quá trình oxy hóa acid uric thành allantoin.
Điều này làm giảm nguy cơ kết tủa, vì allantoin là chất chuyển hóa purin trơ và dễ hòa tan hơn axit uric từ 5 đến 10 lần. Do đó, nó được đào thải dễ dàng, chủ yếu bằng cách bài tiết qua thận.
3. Dược động học
Nồng độ pegloticase được xác định trong huyết thanh dựa trên các phép đo hoạt động của enzyme uricase. Khoảng 24 giờ sau liều đầu tiên, nồng độ acid uric huyết tương trung bình là 0,7 mg/dL. Thời gian ức chế acid uric huyết tương có vẻ liên quan tích cực với liều pegloticase.
Pegloticase là pegylated để tăng thời gian bán thải của nó từ khoảng tám đến mười hoặc mười hai ngày và để giảm miễn dịch của uricase. Nhờ tác dụng này làm cho nó trở thành thuốc phù hợp để điều trị lâu dài.
4. Chỉ định của thuốc pegloticase
Pegloticase được chỉ định để điều trị bệnh gout mãn tính ở người bệnh không được điều trị bằng liệu pháp thông thường.
Người bệnh gout không được điều trị bằng phương pháp thông thường xảy ra ở người bệnh không bình thường hóa được acid uric huyết thanh và các triệu chứng không được kiểm soát bằng cách ức chế xanthine oxidase (allopurinol, febuxostat) ở liều tối đa thích hợp về mặt y tế.
5. Liều dùng và cách sử dụng
Liều khuyến cho người bệnh là 8mg được truyền tĩnh mạch hai tuần một lần. Bên cạnh đó, trước khi sử dụng thuốc, bạn cần lưu những điều như sau:
- Pegloticase phải được bảo quản trong thùng carton và luôn được duy trì trong điều kiện làm lạnh từ 2°C đến 8°C. Tránh ánh sáng. Không bảo quản đông lạnh. Không sử dụng thuốc nếu đã quá hạn sử dụng.
- Thuốc cần được pha loãng trước khi sử dụng.
- Kiểm tra bằng mắt pegloticase để tìm các chất dạng hạt và sự đổi màu trước khi sử dụng, bất cứ khi nào dung dịch và vật chứa cho phép.
- Lật ngược túi dịch chứa dung dịch pegloticase loãng nhiều lần để đảm bảo trộn đều. Không nên lắc.
- Pegloticase pha loãng trong túi dịch truyền ổn định trong 4 giờ ở 2ºC đến 8ºC và ở nhiệt độ phòng (20º đến 25ºC). Tuy nhiên, các dung dịch đã pha nên được bảo quản trong tủ lạnh, không để đông lạnh, tránh ánh sáng và sử dụng trong vòng 4 giờ sau khi pha loãng.
- Trước khi dùng, để dung dịch pegloticase đã pha loãng đến nhiệt độ phòng. Pegloticase trong lọ hoặc trong dịch truyền tĩnh mạch không bao giờ được đun nóng nhân tạo (ví dụ, nước nóng, lò vi sóng).
6. Tác dụng phụ của pegloticase
Các tác dụng phụ của pegloticase có thể xảy ra ở một số người. Những tình trạng này có thể đe dọa tính mạng và thường xảy ra trong vòng 1 - 2 giờ sau khi dùng thuốc.
Dưới đây là các tác dụng phụ mà người bệnh có thể gặp phải:
- Bệnh gout bùng phát
- Phản ứng truyền dịch
- Buồn nôn
- Mề đay
- Khó chịu ở ngực
- Đau ngực
- Ban đỏ
- Ngứa
- Viêm mũi họng
- Sốc phản vệ
Ngoài ra, một số dấu hiệu có thể gặp khi dùng thuốc như tán huyết và methemoglobin ở người bệnh thiếu men G6PD, suy tim sung huyết, suy nhược và sưng ngoại vi.
7. Chống chỉ định
Pegloticase không được khuyến cáo để điều trị tăng acid uric máu không có triệu chứng; người có nguy cơ thiếu hụt glucose-6-phosphate dehydrogenase (G6PD); suy tim sung huyết và người có phản ứng dị ứng với pegloticase.
8. Thận trọng
Hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về tác dụng của thuốc đối với trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú, người cao tuổi. Tuy nhiên, thuốc pegloticase nên được sử dụng thận trọng đối với những đối tượng này.
9. Tương tác thuốc
Nhiều nghiên cứu cho thấy, pegloticase có thể tương tác đối với một số thuốc như sau:
- Allopurinol: Sử dụng đồng thời liệu pháp hạ urat đường uống và pegloticase có thể làm giảm nồng độ axit uric trong huyết thanh, điều này có thể gây khó khăn cho việc đánh giá nguy cơ sốc phản vệ và phản ứng truyền dịch của bệnh nhân.
- Pegademase bovine: Các kháng thể phát triển trong quá trình điều trị bằng pegloticase có thể ảnh hưởng đến tác dụng dược lý của pegademase.
- Pegaptanib (dùng trong nhãn khoa): Tác dụng điều trị của Pegaptanib có thể giảm.
- Pegaspargase: Giảm tác dụng của thuốc chứa pegaspargase.
- Pegfilgrastim: Giảm tác dụng của thuốc chứa pegfilgrastim.
- Peginterferon: Giảm tác dụng của thuốc peginterferon.
- Pegvaliase: Dùng chung pegvaliase với các sản phẩm PEGyl hóa khác có thể làm tăng nguy cơ phản ứng quá mẫn, bao gồm cả phản vệ.
- Pegvisomant: Giảm tác dụng của thuốc Pegvisomant.
- Probenecid: Sử dụng đồng thời probenecid và pegloticase có thể làm giảm nồng độ axit uric trong huyết thanh, điều này có thể gây khó khăn cho việc đánh giá nguy cơ sốc phản vệ và phản ứng truyền dịch của người bệnh.
- Sulfinpyrazone: Giảm nồng độ của acid uric trong huyết thanh.
10. Quá liều và xử trí
Hiện nay chưa có báo cáo về quá liều lượng với pegloticase. Liều tối đa được sử dụng dưới dạng tiêm tĩnh mạch là 12 mg. Những người bệnh nghi ngờ dùng quá liều cần được theo dõi và bắt đầu các biện pháp hỗ trợ chung vì chưa có thuốc đặc hiệu cho tình trạng này.
Các tình trạng cần được theo dõi khi bắt đầu điều trị bao gồm phản vệ, phản ứng truyền dịch, tiền sử gia tăng các đợt bệnh gout cấp hoặc đợt cấp của suy tim sung huyết.
Thuốc pegloticase có thể được coi là giải pháp mới cho người bệnh gout, đặc biệt người bệnh gout mãn tính. Tuy nhiên, bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp khác để cải thiện tình trạng bệnh như thực hiện chế độ ăn và tập luyện khoa học, sử dụng thuốc có nguồn gốc thảo dược lành tính, an toàn.
Nếu bạn còn băn khoăn về bệnh gout, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline dưới đây để được chuyên gia tư vấn trực tiếp.