Các nguyên nhân thoát vị đĩa đệm và giải pháp khắc phục

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý xương khớp mạn tính khó điều trị, tuy nhiên căn bệnh này lại ngày càng phổ biến. Đặc biệt độ tuổi bị thoát vị đĩa đệm ngày càng trẻ hóa. Vậy đâu là nguyên nhân thoát vị đĩa đệm thường gặp nhất? Có những dấu hiệu nào để nhận biết thoát vị đĩa đệm? Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm như thế nào?

Mục lục [ Ẩn ]
Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm có thể đến từ những hành động rất nhỏ trong cuộc sống mà bạn ít khi ngờ tới
Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm có thể đến từ những hành động rất nhỏ trong cuộc sống mà bạn ít khi ngờ tới

1. Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng một hay nhiều nhân nhầy nằm giữa nằm giữa các đốt cột sống bị tổn thương và trượt ra khỏi vị trí ban đầu và chèn ép lên tủy sống và các dây thần kinh trong ống sống. Từ đó dẫn đến tính trạng đau nhức cột sống và rối loạn cảm giác tại vị trí tổn thương.

Có nhiều loại thoát vị đĩa đệm, trong đó người ta thường dựa vào vị trí đĩa đệm bị tổn thương để chia thành:

  • Thoát vị đĩa đệm cổ (C1 - C7)
  • Thoát vị đĩa đệm ngực (T1 đến T12)
  • Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng ( L1 – L5)
  • Thoát vị xương cùng (S1 – S5)
  • Thoát vị xương cụt

Đây là căn bệnh xương khớp khá phổ biến ở những người trong độ tuổi trung niên vì có nhiều  nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm.

2. Các nguyên nhân thoát vị đĩa đệm 

Bất kỳ vị trí nào trên cột sống cũng có thể xảy ra tình trạng thoát vị đĩa đệm, nhưng vùng cổ và vùng thắt lưng là hai vị trí thường gặp nhất. Vậy nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm tại các vị trí trên cột sống là gì?

2.1. Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến gây thoát vị đĩa đệm cổ mà có thể nhiều người đã vô tình mắc phải:

  • Đặc thù công việc: Những người thường xuyên phải cúi gập người, thường xuyên phải rướn cổ về phía trước hoặc bê vác nặng trong thời gian dài sẽ dẫn đến thoát vị cổ khi về già hoặc khi xảy ra tai nạn.
  • Thói quen sinh hoạt: Đây là nguyên nhân thoát vị đĩa đệm chủ yếu ở người cao tuổi. Do lối sống thiếu khoa học, lười vận động, tập thể dục, lại thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá, gối đầu quá cao khi ngủ… Những thói quen này kéo dài không chỉ gây thoát vị đĩa đệm mà còn gây ra nhiều bệnh xương khớp khác như thoái hóa cột sống…
Gối đầu quá cao hoặc quá thấp cũng có thể gây ra thoát vị đĩa đệm cổ
Gối đầu quá cao hoặc quá thấp cũng có thể gây ra thoát vị đĩa đệm cổ
  • Thoát vị đĩa đệm cổ do tai nạn: Nếu không may bị ngã, bị đánh hoặc có vật nặng rơi vào cổ khiến cột sống cổ phải chịu một tác động lớn đột ngột. Khi đó đĩa đệm có thể bị tổn thương gây nứt vỡ hoặc trật khớp.
  • Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cổ do tuổi tác: Tuổi tác là vấn đề không thể thay đổi của con người. Khi tuổi càng cao, sức khỏe càng suy giảm nên đó là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh trong đó có thoát vị đĩa đệm.
  • Thoát vị đĩa đệm cổ do nguyên nhân di truyền: Những người bẩm sinh có cột sống cổ yếu, nhân tủy dễ bị thoát ra ngoài hay rách bao xơ, hẹp đốt sống gây ra thoát vị cổ.

Các đốt sống cổ bao gồm từ đốt sống cổ từ C1 đến C7, trong đó C5 và C6 là hai đốt sống cổ dễ bị thoát vị đĩa đệm cổ nhất, người ta thường gọi đó là thoát vị đĩa đệm C5-C6. Vì đây là vị trí thường xuyên phải chịu nhiều áp lực.

2.2. Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm đốt sống ngực

So với vùng cổ và thắt lưng thì các đốt sống ngực thường ít bị thoái hóa hơn. Tuy nhiên bạn cũng không nên chủ quan vì có thể có nhiều nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm ngực mà bạn không ngờ tới như:

  • Tuổi tác: Cũng giống như nhiều căn bệnh khác, khi tuổi tác càng tăng thì sức bền và khả năng chịu đựng áp lực của các đốt sống ngực bị giảm đi đáng kể, tạo điều kiện cho thoát vị ngực xuất hiện.
  • Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm ngực do chấn thương cột sống vùng ngực như tai nạn, chấn thương vùng ngực, do tập luyện thể chất với cường độ quá lớn…
  • Loãng xương: Đây là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh xương khớp, đặc biệt ở những người cao tuổi. Loãng xương làm giảm khả năng chịu đựng áp lực của cột sống, khiến đĩa đệm dễ bị tổn thương gây ra thoát vị.
Loãng xương là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh xương khớp trong đó có cả thoát vị đĩa đệm
Loãng xương là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh xương khớp trong đó có cả thoát vị đĩa đệm
  • Cong vẹo cột sống: Do sinh hoạt sai tư thế, lâu ngày dẫn đến cong vẹo cột sống làm tăng gánh nặng nên vùng đốt sống ngực, từ đó gây ra thoát vị đốt sống ngực.
  • Thoái hóa đốt sống ngực từ T1-T12: Các bệnh xương khớp thường có mối liên quan mật thiết với nhau. Bệnh này có thể vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của bệnh kia. Khi bị thoái hóa các đốt sống  ngực sẽ làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm ngực.

2.3. Nguyên nhân thoát vị cột sống lưng

Thắt lưng là vị trí nhiều người bị thoát vị nhất, vì đây là khu vực phải hoạt động nhiều và chịu nhiều áp lực nhất trên toàn bộ cột sống. Các nguyên nhân thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng bao gồm:

  • Lão hóa: Có thể nói đây là nguyên nhân thoát vị đĩa đệm chủ yếu và là yếu tố không thể thay đổi được. Trước khi đĩa đệm vùng thắt lưng bị thoát vị, chúng đã phải trải qua một quá trình lão hóa thầm lặng kéo dài nhiều năm.
  • Hoạt động sai tư thế: Khi bê vác vật nặng, nhiều người có thói quen nâng nhấc vật nặng bằng lực từ cột sống thắt lưng, thay vì dùng lực từ cánh tay và đầu gối. Đây là nguyên nhân thúc đẩy căn bệnh thoát vị đĩa đệm diễn tiến nhanh hơn.
  • Thừa cân béo phì: Khi trọng lượng cơ thể vượt quá khả năng chống đỡ của cột sống, nó sẽ tạo thành gánh nặng cho toàn bộ cột sống, nhất là vùng thắt lưng. Lâu dần khiến các đốt sống bị tổn thương và gây thoát vị cột sống thắt lưng.
  • Hút thuốc: Những người nghiện thuốc lá hoặc thường xuyên phải hút thuốc thụ động sẽ khiến xương khớp bị khô, làm gia tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm. Chưa kể trong khói thuốc lá có nhiều chất độc hại làm hệ xương khớp ngày càng suy yếu.
  • Mang thai: Mang thai làm tăng nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng ở nhiều chị em. Do khi mang bầu, thai nhi lớn dần trong bụng mẹ và chén ép vào các dây thần kinh cột sống khiến nhân đĩa đệm tràn ra ngoài, gây nên thoát vị thắt lưng.

Ngoài các nguyên nhân dẫn đến thoát vị vùng thắt lưng kể trên, còn nhiều nguyên nhân khác làm gia tăng nguy cơ thoát vị như chế độ ăn thiếu canxi, chấn thương vùng thắt lưng, các bệnh lý bẩm sinh… Trong đó thoát vị đĩa đệm L4-L5 là 2 vị trí vùng thắt lưng hay gặp nhất.

Vùng thắt lưng L4-L5 là vị trí bị thoát vị đĩa đệm nhiều nhất
Vùng thắt lưng L4-L5 là vị trí bị thoát vị đĩa đệm nhiều nhất

2.4. Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm xương cùng

Xương cùng bao gồm các đốt sống từ S1 đến S5, nằm  ở khu vực thấp nhất của cột sống. Trong cuộc sống, người bệnh chủ yếu gặp tình trạng thoát vị đốt sống L5-S1.

Cũng giống như những nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm ở các vị trí khác, thoát vị đĩa đệm vùng xương cùng thường xảy ra do lão hóa và các tác động đột ngột bên ngoài. 

  • Lão hóa: Bắt đầu từ tuổi 30, cấu trúc sụn khớp bắt đầu có dấu hiệu hư tổn, đĩa đệm bị mất nước và nhân nhầy bị khô, thêm vào đó là vòng sụn bên ngoài bị rách vỡ. Do đó tuổi càng cao nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm xương cùng càng lớn.
  • Thoát vị đĩa đệm xương cùng do vận động sai tư thế như: Thường xuyên cúi cong lưng và nhấc vật nặng lên đột ngột, kiễng chân để lấy đồ vật trên cao, ngồi nhiều, ngồi cong vẹo cuộc sống… 
  • Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm xương cùng do chấn thương ngã từ trên cao xuống hoặc va đập mạnh vào vùng xương cụt…
  • Thoát vị đĩa đệm xương cùng liên quan đến bệnh lý cột sống bẩm sinh như gai cột sống, gù vẹo, viêm xương khớp ở vùng thắt lưng…
Đĩa đệm nối giữa đốt sống thắt lưng và đốt sống xương cụt thường dễ bị thoát vị đĩa đệm
Đĩa đệm nối giữa đốt sống thắt lưng và đốt sống xương cụt thường dễ bị thoát vị đĩa đệm

Ngoài ra nguyên nhân gây thoát vị xương cùng cũng tương tự như nguyên nhân gây thoát vị ở các vị trí khác.

3. Các dấu hiệu thoát vị đĩa đệm giai đoạn sớm

Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý xương khớp mạn tính, rất khó để điều trị khỏi hoàn toàn. Nếu phát hiện và điều trị khi bệnh đã ở giai đoạn muộn thì khả năng phục hồi sẽ càng thấp. Vì thế bạn cần chú ý đến một số dấu hiệu cảnh báo thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn sớm.

3.1. Triệu chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Dưới đây là các triệu chứng giúp bạn phát hiện sớm bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng:

  • Cơn đau vùng thắt lưng kéo đến bất ngờ và dữ dội
  • Có thể đau âm ỉ ở vùng thắt lưng, đau buốt từng cơn
  • Bất tiện khi cử động cúi hoặc ưỡn người
  • Có kèm theo cơn đau thần kinh tọa, cơn đau lan theo hình vòng cung ra trước ngực và dọc theo khoang liên sườn.
  • Tê hoặc yếu hai chân, cảm giác tê nhiều nhất ở mu bàn chân và mông, ngón chân cái khó duỗi hoặc gấp.
  • Cơn đau vùng thắt lưng tăng khi nằm nghiêng, ho, hắt hơi hoặc vận động mạnh.

3.2. Triệu chứng cảnh báo thoát vị đĩa đệm cổ

Các dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm cổ bạn cần chú ý như sau:

  • Xuất hiện cơn đau hoặc cứng vùng cổ và vai gáy, cơn đau có thể lan sang 2 bả vai
  • Nhức mỏi dọc theo vùng gáy.
  • Đau nhức, tê bì lan xuống theo 2 cánh tay, bị tê nhiều nhất ở ngón tay cái và cổ tay.
  • Cơn đau tăng lên khi xoay cổ, ưỡn cổ hoặc khi ngồi làm việc lâu.
  • Đôi khi, người bệnh có thể bị nhức đầu, chóng mặt.
  • Lực ở cánh tay bị suy yếu, gây khó khăn trong cầm nắm đồ vật, cử động tay kém linh hoạt hơn.
  • Cơn đau này có thể kéo dài âm ỉ hoặc ngắt quãng.

Khi phát hiện một trong các dấu hiệu trên bạn cần đến bệnh viện hoặc phòng khám xương khớp chuyên khoa để kiểm tra và tìm ra nguyên nhân gây bệnh càng sớm càng tốt.

4. Ai dễ bị thoát vị đĩa đệm

Vì có nhiều nguyên nhân thoát vị đĩa đệm nên cũng sẽ có nhiều người có nguy cơ mắc căn bệnh này. Trong đó có một số nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao:

  • Người đang bị các bệnh lý liên quan đến xương khớp như thoái hóa cột sống, gai cột sống, loãng xương hoặc các chấn thương..
  • Người thường xuyên phải làm các công việc nặng nhọc như bê vác nặng hoặc những người thường xuyên phải cúi hoặc kiễng chân cao khi làm việc…
  • Những người có thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, ví dụ như gối đầu quá cao khi ngủ, ngồi làm việc hoặc ngồi học sai tư thế…
  • Người làm công việc đòi hỏi phải thay đổi tư thế liên tục như diễn viên múa hoặc vận động viên thể thao chuyên nghiệp…
  • Người thường xuyên phải giữ một tư thế quá lâu khi làm việc như nhân viên văn phòng, lễ tân, lái xe…
  • Người cao tuổi
  • Người mắc các bệnh lý mạn tính như tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, loãng xương, gout…
Nhân viên văn phòng phải ngồi làm việc lâu trong một tư thế cũng là đối tượng dễ bị thoát vị đĩa đệm
Nhân viên văn phòng phải ngồi làm việc lâu trong một tư thế cũng là đối tượng dễ bị thoát vị đĩa đệm

5. Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm, bao gồm cả đông y và tây y. Mỗi phương pháp sẽ có ưu và nhược điểm riêng, tùy thuộc điều kiện của từng người sẽ lựa chọn ra cách chữa bệnh phù hợp nhất.

5.1. Chữa thoát vị đĩa đệm theo Y học hiện đại

Các phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm theo Tây y chủ yếu nhằm mục đích cắt giảm nhanh chóng cơn đau nhức, khó chịu, đặc biệt là tình trạng ngứa ran và tê bì chân tay.

Một số phương pháp thường được áp dụng trong điều trị thoát vị đĩa đệm trong Tây y bao gồm:

  • Uống thuốc giảm đau: Các thuốc này giúp giảm đau nhanh chóng, nhưng chỉ có tác dụng tức thời. Các loại thuốc thường được kê bao gồm: thuốc giảm đau không steroid (acetaminophen, naproxen, ibuprofen…), corticoid, thuốc giãn cơ (tolperisone, eperisone), thuốc bổ thần kinh (vitamin 3B)...
  • Tiêm ngoài màng cứng cortisone: Cách này áp dụng cho những bệnh nhân không đáp ứng khi uống các loại thuốc giảm đau kể trên.
  • Mổ thoát vị đĩa đệm: Bác sĩ sẽ chỉ định mổ khi các phương pháp điều trị nội khoa không còn tác dụng. Mổ thoát vị để giảm bớt áp lực chèn ép lên dây thần kinh, giúp giảm các cơn đau và các triệu chứng khác.

Tuy nhiên các phương pháp điều trị theo Tây y chỉ có tác dụng tạm thời và rất khó để đĩa đệm hồi phục trở lại như ban đầu.

5.2. Chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y

Hiện nay,  các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng đông y ngày càng được nhiều người lựa chọn vì có ưu điểm an toàn, lành tính, phù hợp với nhiều người.

Trong Đông y, các phương pháp điều trị thoát vị rất phong phú, ví dụ như dùng thuốc, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, vật lý trị liệu…

Mát xa, bấm huyệt cũng là một trong những phương pháp được nhiều người lựa chọn để chữa thoát vị đĩa đệm
Mát xa, bấm huyệt cũng là một trong những phương pháp được nhiều người lựa chọn để chữa thoát vị đĩa đệm

Mỗi phương pháp sẽ có cách tiến hành và ưu nhược điểm khác nhau, đồng thời trước khi lựa chọn phương pháp điều trị bạn nên tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định.

Bài viết đã trình bày đầy đủ các nguyên nhân thoát vị đĩa đệm mà nhiều người gặp phải. Từ đó bạn có thể khắc phục các nguyên nhân này, đồng thời tìm ra phương pháp chữa bệnh hiệu quả.

Hãy chữa trị thoát vị đĩa đệm ngay hôm nay để căn bệnh này không ảnh hưởng thêm đến cuộc sống của bạn. Nếu bạn đang gặp các bệnh lý xương khớp mạn tính, đặc biệt là bệnh thoát vị đĩa đệm hay gọi ngay đến số điện thoại dưới đây để được tư vấn miễn phí.

0961 666 383


 

Xếp hạng: 5 (9 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH