Nguy cơ tiềm ẩn đằng sau hiện tượng đau đầu gối!

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Đau đầu gối là tình trạng mà nhiều người gặp phải hiện nay. Thế nhưng, không phải ai cũng biết rằng: Đau đầu gối phản ánh tình trạng tổn thương ở trong khớp gối và các bệnh lý nguy hiểm về xương khớp. Nếu phát hiện và chữa trị chậm trễ có thể dẫn đến hoại tử đầu gối, tàn phế suốt đời.

Mục lục [ Ẩn ]

1. Cấu tạo đầu gối

Đầu gối là vị trí chịu áp lực lớn từ toàn bộ trọng lượng cơ thể và rất dễ bị tổn thương. Cấu tạo đầu gối khá phức tạp, cụ thể như sau:

  • Khớp gối nằm tiếp giáp giữa phần dưới của xương lồi cầu đùi, phần trên của xương chày và mặt sau của xương bánh chè.
  • Bao bọc các đầu xương trên là một lớp sụn mỏng, mịn và có tính đàn hồi, ngăn các xương tiếp xúc trực tiếp và giúp khớp xương hoạt động nhịp nhàng.
  • Các xương được kết nối với nhau bởi 4 dây chằng chính. Đó là 2 dây chằng bên nằm ở 2 bên khớp gối và 2 dây chằng chéo nằm ở bên trong khớp gối.
  • Lót giữa xương lồi cầu đùi và xương chày còn có sụn chêm trong và sụn chêm ngoài.
Cấu tạo đầu gối khá phức tạp
Cấu tạo đầu gối khá phức tạp

2. Đau nhức gối là bị bệnh gì?

Đầu gối nằm ở vị trí trung tâm, liên kết xương đùi, xương bánh chè và xương cẳng chân. Đau đầu gối là tình trạng khớp gối xuất hiện các triệu chứng đau mỏi, nhức nhối, khó chịu. Nó có thể là biểu hiện cảnh báo nhiều bệnh lý nghiêm trọng về xương khớp. Tình trạng đau đầu gối kéo dài, không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường.

2.1. Đau nhức đầu gối bên phải là bệnh gì?

Đau nhức đầu gối bên phải là triệu chứng của một trong những bệnh lý điển hình sau:

Viêm bao hoạt dịch: Bao hoạt dịch có tác dụng giúp bôi trơn và giúp ngăn ngừa, giảm ma sát giữa các khớp với nhau khi khớp di chuyển. Biểu hiện đau đầu gối bên phải có thể do bao hoạt dịch bên đầu gối phải bị viêm.

Xương bánh chè bị trật khớp: Nếu cảm thấy đầu gối bên phải xuất hiện dấu hiệu đau nhức và sưng tấy, có thể xương bánh chè của bạn đã trượt ra khỏi vị trí ban đầu của nó.

Viêm xương khớp: Viêm xương khớp chủ yếu do các khớp bị thoái hóa, dẫn đến hiện tượng khớp gối phải bị đau nhức hoặc sưng tấy, sau khi người bệnh hoạt động.

Chondromalacia của Patella: Khi hiện tượng Chondromalation của Patella (lớp làm mềm hoặc mặc của sụn khớp ở phần dưới xương chày) xảy ra, khớp gối có thể bị viêm hoặc đau. Thông thường, bệnh này hay xuất hiện ở lứa tuổi trẻ từ 15 - 35 tuổi.

2.2. Đau đầu gối bên trái là bệnh gì?

Đau nhức đầu gối bên trái là triệu chứng của một trong những bệnh lý điển hình sau:

Viêm xương khớp: Khi bị bệnh viêm xương khớp, lớp sụn bên trong đầu gối chân trái bị bào mòn khiến các khớp va chạm vào nhau và gây đau nhức. Bệnh hay gặp ở những người cao tuổi và người lười vận động.

Viêm khớp dạng thấp: Theo các chuyên gia, viêm khớp dạng thấp là một tình trạng tự miễn dịch có thể gây ảnh hưởng tới khớp gối trái. Bệnh thường khiến đầu gối đau nhức và sưng tấy.

Bệnh Gout: Thông thường, bệnh gout gây ảnh hưởng nhiều nhất đến các ngón chân, ngón tay và đầu gối trái. Triệu chứng điển hình của bệnh là các cơn đau nhức rất dữ dội khi ở giai đoạn cấp tính.

3. Nguyên nhân đau đầu gối

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau đầu gối bao gồm các yếu tố bên ngoài và những bệnh lý bên trong. Phải kể đến như:

  • Chấn thương: Các chấn thương trong lao động, do chơi thể thao, tai nạn giao thông làm tổn thương đến xương, sụn, dây chằng ở đầu gối, đều gây ra các cơn đau nhức, khó chịu.
  • Thoái hóa khớp gối: Xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể hoặc một số yếu tố nguy cơ. Người bệnh thấy xuất hiện các cơn đau ở mặt trước và trong khớp gối, nghe tiếng lục cục khi gấp duỗi, vận động.5
  • Viêm khớp gối: Khi khớp gối bị viêm, xương sụn trơn bị mòn đi, trở nên xù xì và thô ráp. Các khớp xương ma sát nhiều, làm giảm việc hấp thụ các chấn động ở sụn khớp, gây đau và vận động khó khăn.
  • Bệnh gout: Đây là bệnh rối loạn chuyển hóa tăng axit uric trong máu, trong khớp xương, chèn ép dây thần kinh cảm giác. Gout có thể gây ra các cơn đau nhức ở đầu gối.
  • Thừa cân: Điều này làm tăng áp lực cho khớp gối của bạn, ngay cả trong các hoạt động thông thường như đi bộ hoặc đi lên xuống cầu thang. Nó cũng khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh viêm xương khớp, đau nhức đầu gối bằng cách đẩy nhanh quá trình phá vỡ sụn khớp.
Thừa cân là một nguyên nhân gây ra các bệnh ở khớp gối
Thừa cân là một nguyên nhân gây ra các bệnh ở khớp gối

4. Triệu chứng đau đầu gối

Đau đầu gối là triệu chứng ban đầu thường gặp ở một số bệnh lý về xương khớp. Triệu chứng này thường đi kèm với một số biểu hiện khác dưới đây:

4.1. Nhức mỏi đầu gối, sau đầu gối

Nhức mỏi đầu gối, sau đầu gối khi cử động kèm theo sưng tấy có thể là dấu hiệu của tổn thương sụn chêm, màng hoạt dịch, hệ thống gân hoặc dây chằng quanh khớp gối.

4.2. Đau tê từ đầu gối xuống bàn chân

Khi mới xuất hiện, triệu chứng đau tê từ đầu gối xuống bàn chân xảy ra với tần suất và mức độ nhẹ. Nhưng càng về sau, tần suất xuất hiện những cơn đau tê này ngày càng dày đặc.

4.3. Khó cử động (khó co duỗi chân, khó đi lại)

Nhất là vào buổi sáng sớm lúc bạn mới thức dậy, việc cử động trở nên khó khăn khi co duỗi chân hay đi lại.

5. Đau đầu gối ở người già

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, có khoảng 10% dân số ở độ tuổi trung niên bị hạn chế khả năng lao động do viêm đau đầu gối ở người già. Đau đầu gối ở người già là biểu hiện của nhiều bệnh lý xương khớp nguy hiểm.

Vì thế, nếu không sớm phát hiện và có phương pháp điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng như hạn chế vận động, biến dạng khớp, teo cơ, bại liệt.

Các triệu chứng điển hình của bệnh đau đầu gối người già gồm hiện tượng đau cơ học, sưng, nóng khớp, tê bì chân, có tiếng lạo xạo, khớp co cứng, biến dạng khớp, cơ thể mệt mỏi, suy nhược,...

6. Đau đầu gối ở trẻ em

Nhiều phụ huynh thường có quan niệm, triệu chứng đau đầu gối chỉ xảy ra ở những người trưởng thành. Cho nên, khi thấy con mình bị đau đầu gối, họ thường rất hoang mang và lo lắng.

Trên thực tế, hiện tượng đau đầu gối ở trẻ em có thể liên quan đến những nguyên nhân như chấn thương, vận động quá nhiều, xương khớp đang phát triển, ăn uống không đủ chất, béo phì, mắc bệnh viêm khớp, trật khớp gối, mòn sụn khớp, bàn chân bẹt, bệnh bạch cầu cấp, ung thư máu, thiếu máu, bệnh về tim mạch,...

7. Đau đầu gối sau sinh

Phụ nữ sau sinh thường bị đau đầu gối. Nguyên nhân có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau nhưng điển hình là từ những căn bệnh như loãng xương, bệnh gout, thoái hóa xương,...

Tình trạng đau khớp gối sau sinh khiến chị em gặp rất nhiều khó khăn trong việc di chuyển, thực hiện các công việc hàng ngày do bị sưng đau vùng đầu gối. Để giảm mức độ nguy hiểm, ngay khi phát hiện ra những biểu hiện đau đầu gối đầu tiên cần tiến hành thăm khám kịp thời.

Phụ nữ sau sinh thường bị đau đầu gối
Phụ nữ sau sinh thường bị đau đầu gối

8. Khám đau đầu gối ở đâu?

Nếu đang gặp phải tình trạng đau đầu gối hay các vấn đề về cơ xương khớp, bạn nên đến một trong những địa chỉ y tế chuyên khoa dưới đây để thăm khám.

  1. Khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai: Số 78 Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội.
  2. Khoa Nội Cơ xương khớp, Bệnh viện Việt Pháp: Số 1 Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội.
  3. Khoa Bệnh học cơ xương khớp, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP. Hồ Chí Minh: Số 929 Trần Hưng Đạo, phường 1, quận 5, TP. Hồ Chí Minh.
  4. Khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Nhân Dân 115: Số 527 Sư Vạn Hạnh, phường 12, quận 10, TP. Hồ Chí Minh.
  5. Khoa Xương khớp, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh: Số 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TP. Hồ Chí Minh.

9. Phòng ngừa đau nhức đầu gối

Mặc dù, không thể ngăn ngừa đau đầu gối hoàn toàn nhưng những gợi ý sau đây, có thể giúp hạn chế phần nào nguy cơ mắc phải hội chứng này.

Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Mỗi cân tăng thêm đều sẽ gây căng thẳng cho khớp gối của bạn, làm tăng nguy cơ chấn thương và viêm xương khớp.

Chuẩn bị thể trạng tốt khi chơi thể thao: Dành thời gian điều hòa cơ thể, làm việc với huấn luyện viên để đảm bảo kỹ thuật và chuyển động của bạn là tốt nhất.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng.

Thăm khám sức khỏe định kỳ: Việc này giúp bạn phát hiện sớm các bệnh lý về xương khớp (nếu có) và có hướng điều trị nhanh chóng.

10. Điều trị đau nhức đầu gối

Các phương pháp điều trị đau nhức đầu gối nhằm mục đích giảm đau, duy trì vận động và làm chậm tiến trình viêm đau.

10.1. Điều trị thuốc Tây

Sử dụng thuốc là phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay. Trong đó, thuốc Tây có tác dụng nhanh nhưng lại mang tính nhất thời và hay bị tác dụng phụ. Một số loại thuốc tân dược mà bác sĩ hay chỉ định để điều trị đau nhức đầu gối bao gồm:

  • Thuốc uống: Acetaminophen và thuốc chống viêm không Steroid (NSAIDs).
  • Thuốc tiêm: Prednisolone, Methylprednisolone, Triamcinolone và Acid Hyaluronic.

10.2. Chữa đau đầu gối bằng thuốc Nam

Ưu điểm của các bài thuốc Nam là an toàn, hiệu quả lâu dài nhưng tốn thời gian, công sức để tìm nguyên liệu và bào chế. Một số bài thuốc Nam hay được người bị đau nhức đầu gối áp dụng như:

Bài thuốc từ đu đủ: Chuẩn bị 1 nửa quả đu đủ xanh, gọt sạch vỏ, rửa sạch, thái miếng nhỏ. Sau đó, cho vào nồi, đổ thêm 2 bát nước, 30g mễ nhân sống. Đun sôi nhỏ lửa đến khi mễ nhân và đu đủ chín mềm thì cho ít đường trắng, ăn khi còn ấm.

Bài thuốc từ trà hoa cúc: Mua trà hoa cúc chế biến sẵn hoặc tự chế biến tại nhà sắc với nước, thêm chút đường để tạo vị ngọt mát cho trà. Uống thay nước hằng ngày.

Bài thuốc chữa đau đầu gối bằng trà hoa cúc
Bài thuốc chữa đau đầu gối bằng trà hoa cúc

Bài thuốc từ hạt cải bẹ trắng và dấm: Cho hạt cải bẹ trắng đã được giã nát, đem trộn cùng với giấm. Bạn ngâm hỗn hợp này trong 1 ngày rồi lấy ra sử dụng. Mỗi lần lấy hỗn hợp trên xoa bóp trực tiếp vào vị trí đau đầu gối, ngày 3 lần.

10.3. Chế độ sinh hoạt

Chế độ sinh hoạt đóng góp vai trò không nhỏ trong kế hoạch điều trị đau đầu gối. Người bệnh cần chú ý đến những điều sau, để quá trình chữa trị tiến triển nhanh chóng hơn:

  • Ngủ đủ giấc mỗi đêm. Cân bằng giữa thời gian nghỉ ngơi và làm việc trong ngày, để giảm bớt căng thẳng lên khớp gối.
  • Đứng, ngồi, nằm đúng tư thế. Tránh các thói quen xấu như ngồi xổm, ngồi lâu một chỗ, nằm co quắp người,...
  • Luyện tập thể dục thường xuyên để duy trì cân nặng. Khi cân nặng ở trong mức bình thường theo tiêu chuẩn, sẽ giúp làm giảm áp lực lên khớp gối.

10.4. Bài tập chữa đau đầu gối

Cùng tham khảo những bài tập chữa đau đầu gối được các chuyên gia khuyên nên áp dụng dưới đây.

  • Căng bắp chân: Dùng  một chiếc ghế để giữ thăng bằng. Gập chân phải, chân trái bước ra sau rồi từ từ duỗi thẳng nó ra phía sau bạn. Nhấn gót chân trái xuống  sàn nhà cho đến khi cảm thấy căng ở bắp chân trái. Giữ trong 20 giây. Lặp lại hai lần, sau đó đổi chân.
  • Ép gối: Nằm ngửa, hai đầu gối gập lại. Đặt một cái gối giữa hai đầu gối. Ép đầu gối của bạn với nhau, nén cái gối lại. Giữ tư thế này 5 giây rồi thư giãn. Làm 10 lần mỗi ngày.
  • Nâng thẳng chân lên: Nằm trên sàn nhà, phần trên cơ thể được hỗ trợ bởi các khuỷu tay của bạn. Gập đầu gối trái, bàn chân trên sàn nhà. Giữ chân phải thẳng, ngón chân chỉ lên trên. Thắt chặt cơ bắp đùi và nâng chân phải của bạn lên. Giữ nguyên tư thế trong 3 giây rồi từ từ hạ chân xuống mặt đất. Chạm đất và nâng cao một lần nữa. Lặp lại 10 lần, mỗi lần đổi chân.

11. Chữa đau đầu gối bằng thảo dược Trị Cốt Tán

Bên trên là các phương pháp giúp đẩy lùi cơn đau đầu gối nhanh chóng, hiệu quả. Tuy nhiên, những cách này chỉ có tác dụng với trường hợp cơn đau đầu gối cấp tính.

Còn với những trường hợp bệnh lâu ngày, cơn đau nhức gối do các bệnh lý về xương khớp bên trong gây ra; chúng ta cần có biện pháp đặc trị nhằm phục hồi chức năng khớp gối, tái tạo lại phần sụn khớp bị thoái hóa mới mang lại được hiệu quả cao nhất.

Bài thuốc đặc trị các bệnh về xương khớp Trị Cốt Tán
Bài thuốc đặc trị các bệnh về xương khớp Trị Cốt Tán

Bài thuốc đặc trị chứng bệnh đau đầu gối mà rất nhiều bệnh nhân đã sử dụng và đánh giá cao, chính là sản phẩm Đông y gia truyền Trị Cốt Tán.

Bài thuốc này do Lương y Nguyễn Công Sáu dày công nghiên cứu trong suốt 30 năm, dựa vào bí quyết gia truyền 4 đời nhà mình để bào chế ra. Sau khi sử dụng Trị Cốt Tán, hơn 50.000 bệnh nhân đã thoát khỏi tình trạng đau đầu gối nói riêng và các bệnh lý về xương khớp nói chung.

Trị Cốt Tán không chỉ giúp giảm nhanh các triệu chứng đau nhức, sưng tấy, khó chịu, hạn chế vận động do chứng đau đầu gối gây ra. Điểm đặc biệt và vượt trội của sản phẩm này so với các phương pháp khác là nó tác động trực tiếp đến nguyên căn gây ra bệnh, phục hồi các tổn thương trong xương khớp.

Đồng thời, bổ sung các dưỡng chất cần thiết để xương khớp chắc khỏe. Các bệnh nhân sau khi thực hiện theo đúng phác đồ điều trị của nhà thuốc Hải Sáu, có đến hơn 90% khỏi bệnh và không bị tái phát lại sau nhiều năm.

Trị Cốt Tán đem lại hiệu quả cao trong việc điều trị đau đầu gối, bởi sản phẩm Đông y này được bào chế từ 100% thảo dược tự nhiên. Bao gồm: tam thất, nấm linh chi, ba kích, đan sâm, quế chi, khương hoạt, đỗ trọng, phòng phong,...

Toàn bộ đều là dược liệu lành tính, dược liệu sạch, tuyệt đối không pha trộn tân dược giảm đau cấp tốc. Vì vậy, tất cả các bệnh nhân đau đầu gối, đau lưng, đau nhức xương khớp và cả phụ nữ sau sinh đều có thể yên tâm sử dụng Trị Cốt Tán.

Với hiệu quả của bài thuốc Trị Cốt Tán mang lại cùng những cống hiến không mệt mỏi của mình; Lương y Nguyễn Công Sáu đã được Đài truyền hình VTV1, giới thiệu đến khán giả trong chương trình "Tuổi cao gương sáng" như một tấm gương của vị Lương y vừa có Tâm, vừa có Đức.

Link từ Đài truyền hình VTV: https://vtv.vn/video/tuoi-cao-guong-sang-tuoi-cao-tam-sang-343370.htm

Đừng để những cơn đau đầu gối hành hạ bạn thêm nữa. Hãy liên hệ ngay tới nhà thuốc Hải Sáu theo số hotline: 0961666383, để được tư vấn và hỗ trợ điều trị khỏi tận gốc chứng bệnh này.

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH