Khi nào cần mổ thoát vị đĩa đệm là tốt nhất cho người bệnh?

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Mặc dù bệnh thoát vị có nhiều phương pháp chữa trị khác nhau nhưng cho đến hiện nay vẫn chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn. Mổ thoát vị đĩa đệm được cho là lựa chọn cuối cùng khi những cách khác không còn đem lại hiệu quả cho bệnh nhân. Khi nào cần mổ thoát vị đĩa đệm là điều mà rất nhiều bệnh quan tâm.

Mục lục [ Ẩn ]
Có nên mổ và khi nào cần mổ thoát vị đĩa đệm là câu hỏi mà nhiều người bệnh băn khoăn
Có nên mổ và khi nào cần mổ thoát vị đĩa đệm là câu hỏi mà nhiều người bệnh băn khoăn

1. Khi nào cần mổ thoát vị đĩa đệm là tốt nhất?

Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm theo Tây y chủ yếu nhằm mục đích điều trị bảo tồn, làm chậm và ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh. Trong đó bao gồm điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa.

Mổ thoát vị đĩa đệm là phương pháp xâm lấn cơ thể nhằm nhằm sửa chữa lại các tổn thương bên trong cột sống và đĩa đệm, khi các phương pháp còn lại không đem lại hiệu quả.

Nhiều người thường e ngại khi nhắc đến phương pháp này vì lo lắng đến các rủi ro, biến chứng mà ca phẫu thuật đem lại.

Theo thống kê chỉ có khoảng 10% số ca mắc bệnh thoát vị đĩa đệm phải phẫu thuật. Vậy khi nào cần mổ thoát vị đĩa đệm?

Người bệnh bị thoát vị đĩa đệm cần phẫu thuật khi:

  • Điều trị nội khoa không đem lại hiệu quả cho người bệnh sau 5 đến 8 tuần.
  • Thoát vị đĩa đệm gây tình trạng chèn ép vào rễ thần kinh gây cơn đau cấp tính.
  • Thoát vị đĩa đệm đến giai đoạn rách bao xơ hoặc thoát vị di trú.
  • Bệnh không muốn điều trị nội khoa khi bác sĩ tiên lượng khả năng đáp ứng không cao.

Khi nào cần mổ thoát vị đĩa đệm cấp cứu? 

  • Thoát vị đĩa đệm gây cơn đau quá mức và việc sử dụng thuốc giảm đau không còn tác dụng với bệnh nhân.
  • Thoát vị đĩa đệm có khả năng gây liệt, tàn phế hoặc hội chứng đuôi ngựa.
  • Người bệnh xuất hiện biến chứng mềm đột ngột hai chi dưới, mất khả năng đại tiểu tiện, yếu hoặc liệt một số nhóm cơ.

Trước khi đưa ra quyết định “khi nào cần mổ thoát vị đĩa đệm?” các bác sĩ chuyên khoa đều phải kiểm tra, thăm khám, kiểm tra cẩn thận bệnh án của bệnh nhân như phim chụp MRI, X-quang… và phải được sự chấp thuận của bệnh nhân hoặc người giám hộ.

Mổ thoát vị đĩa đệm nhằm mục đích loại bỏ nhân nhầy đĩa đệm bị thoát ra ngoài và chèn ép vào dây thần kinh
Mổ thoát vị đĩa đệm nhằm mục đích loại bỏ nhân nhầy đĩa đệm bị thoát ra ngoài và chèn ép vào dây thần kinh

2. Giải đáp các thắc mắc về phẫu thuật thoát vị đĩa đệm

Bên cạnh câu hỏi “khi nào cần mổ thoát vị đĩa đệm?” thì còn rất nhiều vấn đề mà người bệnh còn lo lắng, băn khoăn về phương pháp này.

Một số thắc mắc về phẫu thuật chữa thoát vị đĩa đệm sẽ được giải đáp ngay dưới đây:

2.1. Mổ thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi hoàn toàn không?

Bạn cần biết, mục đích của việc phẫu thuật đĩa đệm là bỏ nhân nhầy thoát vị chèn ép vào tủy sống mà không gây tổn thương cấu trúc hệ thần kinh và hỗ trợ cột sống.

Vì thế phương pháp phẫu thuật không thể khẳng định chữa khỏi hoàn toàn bệnh thoát vị đĩa đệm. Nhưng đây là giải pháp tối ưu khi các phương pháp còn lại không còn hiệu quả.

2.2. Nên làm gì trong vài tuần đầu tiên sau khi phẫu thuật thoát vị?

Vài tuần đầu tiên sau khi phẫu thuật, người bệnh không bị cơn đau gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, sinh hoạt cá nhân… người bệnh có thể bắt đầu hoạt động bình thường. 

Tuy nhiên người bệnh không nên nóng vội mà hãy bắt đầu bằng cách tập đi bộ hoặc các bài vật lý trị liệu dưới sự hỗ trợ của nhân viên y tế. Đặc biệt, cần phải tránh vận động mạnh, bê vác đồ vật nặng hoặc chơi thể thao quá sớm.

Sau phẫu thuật, người bệnh nên được hỗ trợ tập luyện để phục hồi chức năng tốt nhất
Sau phẫu thuật, người bệnh nên được hỗ trợ tập luyện để phục hồi chức năng tốt nhất

2.3. Sau bao lâu người bệnh có thể trở lại làm việc?

Sau khi cơ thể đã bình phục và được cho xuất viện về nhà nghỉ ngơi tĩnh dưỡng. Người bệnh cần hiểu rõ tình trạng sức khỏe của bản thân, vì mỗi người sẽ có tốc độ hồi phục khác nhau. 

Thông thường người làm các công việc văn phòng có thể trở lại làm việc trong vòng 2 đến 3 tuần, đối với những người làm việc lao động chân tay cần có thể quay lại làm việc sau 4-6 tuần.

Tuy nhiên người bệnh vẫn cần phải hạn chế bê vác nặng và làm việc quá sức.

2.4. Khi nào cần tái khám sau cuộc phẫu thuật?

Khi chỉ định phẫu thuật được đưa ra, người bệnh không chỉ phải quan tâm đến “khi nào cần mổ thoát vị đĩa đệm?” mà còn phải tìm hiểu thời gian tái khám sau khi phẫu thuật.

Lần tái khám đầu tiên sẽ là khoảng 2 tuần sau khi phẫu thuật. Mục đích của lần tái khám này là để bác sĩ kiểm tra tình trạng bệnh, đánh giá vết thương và thảo luận về hướng điều trị trong giai đoạn tiếp theo.

Lần tái khám thứ hai và lần thứ ba sẽ diễn ra vào tuần thứ 6 đến thứ 8 sau khi phẫu thuật để đảm bảo quá trình hồi phục của người bệnh diễn ra đúng hướng.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân nên đi tái khám định kỳ để nắm được sử tiến triển của bệnh
Sau phẫu thuật, bệnh nhân nên đi tái khám định kỳ để nắm rõ sự tiến triển của bệnh

2.5. Người mổ thoát vị đĩa đệm có thể chơi các môn thể thao nào?

Khoảng 80-90% vận động viên có thể chơi thể thao trở lại sau khi mổ thoát vị đĩa đệm, vì thế có người mổ thoát vị đĩa đệm vẫn có thể chơi thể thao sau khi đã hồi phục. 

Tuy nhiên, người bệnh cần hạn chế chơi các môn thể thao cần vận động mạnh hoặc thường xuyên phải thực hiện các động tác vặn mình như cầu lông, golf, quần vợt, bóng đá…

2.6. Người bệnh cần làm gì để cơ thể phục hồi tốt nhất?

Sau khi đã có đáp án cho câu hỏi “khi nào cần mổ thoát vị đĩa đệm?” và quyết định mổ thì điều tiếp theo người bệnh cần quan tâm đó là giai đoạn phục hồi sau phẫu thuật.

Các nghiên cứu cho thấy rằng người bị thừa cân, béo phì có khả năng hồi phục sau phẫu thuật thấp hơn những người có cân nặng trong mức cho phép. Vì thế một trong những cách giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn sau phẫu thuật đó là kiểm soát cân nặng và giảm cân khi cần thiết.

Ngoài ra, chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, hạn chế chất béo, không hút thuốc lá uống rượu bia… sẽ giúp giảm áp lực từ tải trọng cơ thể lên cột sống đĩa đệm.

2.7. Mổ thoát vị đĩa đệm có nguy cơ tái phát không?

Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm, có thể người bệnh sẽ phải đối mặt với các nguy cơ tái phát bệnh. Tỷ lệ thoát vị tái phát sau phẫu thuật là khoảng 5-7%.

Do các thành còn lại của đĩa đệm có khả năng bị sa xuống ở các vị trí tổn thương bao xơ ban đầu dẫn đến bệnh thoát vị đĩa đệm tái phát.

Khi đó bác sĩ sẽ cân nhắc giữa hai phương pháp điều trị là điều trị nội khoa bảo tồn hoặc phẫu thuật lại. Dựa vào thể trạng của bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh tái phát mà bác sĩ sẽ cân nhắc, thảo luận với bệnh nhân để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.

2.8. Người bệnh có cần phẫu thuật lại trong tương lai không?

Như đã nói ở phần trên, khi người bệnh bị tái thoát vị sau khi phẫu thuật đĩa đệm thì có thể sẽ phải phẫu thuật lại trong tương lai.

Bởi vì phẫu thuật thoát vị đĩa đệm chỉ giúp người bệnh giảm đau, loại bỏ sự chèn ép của đĩa đệm lên các dây thần kinh nhưng không thể đảo ngược tổn thương, giúp đĩa đệm phục hồi như ban đầu. Vì vậy một số ít trường hợp vẫn sẽ gặp tình trạng tái phát bệnh và phải phẫu thuật lại trong lần tiếp theo.

Một số biến chứng có thể gặp phải sau phẫu thuật mổ thoát vị đĩa đệm
Một số biến chứng có thể gặp phải sau phẫu thuật mổ thoát vị đĩa đệm

Trên đây là toàn bộ đáp án cho câu hỏi “khi nào cần mổ thoát vị đĩa đệm?” và các câu hỏi, thắc mắc xung quanh vấn đề phẫu thuật thoát vị đĩa đệm. Mong rằng qua bài viết, bạn đã hiểu rõ hơn về phương pháp trị bệnh này. 

Nếu bạn đang gặp các dấu hiệu của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hoặc bất kỳ vấn đề nào về bệnh xương khớp hay để lại bình luận phía bên dưới hoặc gọi đến số điện 0961.666.383 để được tư vấn MIỄN PHÍ và cụ thể nhất nhé.

Xếp hạng: 5 (4 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH