Hội chứng ống cổ tay: Nguyên nhân, Triệu chứng và Điều trị

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến ở những người hoạt động cơ tay mạnh. Nếu không phát hiện sớm bệnh sẽ tiến triển một cách chóng mặt khiến tay không thể hoạt động bình thường. Vậy chữa trị chứng bệnh này như thế nào hiệu quả triệt để?

Mục lục [ Ẩn ]
Hội chứng ống cổ tay là gì?
Hội chứng ống cổ tay là gì?

1. Giải phẫu ống cổ tay

Về mặt giải phẫu học, ống cổ tay là khoảng trống ở giữa xương cổ tay và các dây chằng bao quanh các gân gấp của bàn tay. Các phần của ống cổ tay bao gồm:

Xương cổ tay

Những xương này tạo nên đáy và hai bên của ống cổ tay. Chúng được tạo thành trong một nửa vòng tròn.

Dây chằng

Các dây chằng ngang tạo thành một dải mô liên kết chặt chẽ, chắc chắn giữ các cấu trúc của trong ống cổ tay với nhau.

Cấu tạo của ống cổ tay
Cấu tạo của ống cổ tay

Dây thần kinh giữa

Dây thần kinh này chui qua ống cổ tay cùng với các gân cơ. Nó là dây thần kinh hỗn hợp, vừa truyền cảm giác từ ngoại biên về trung ương vừa truyền lệnh vận động từ trung ương đến các bắp thịt  của ngón tay.

Phạm vi của thần kinh giữa là các ngón tay cái, tay trỏ, tay giữa và nửa ngoài của ngón tay đeo nhẫn.

Vì chui qua qua một ống hẹp giống như chui qua một đường hầm chật chội nên thần kinh giữa dễ bị chèn ép nếu các gân cơ bị sưng phù do đó gây ra các triệu chứng về cảm giác và vận động của các cơ bắp liên quan.

Gân

Các gân cơ gấp của các ngón tay thường đi chung với thần kinh giữa trong ống cổ tay. Vì nằm trong một cấu trúc không co giãn được nên khi các gân bị viêm sẽ tạo ra một lực chèn ép lên các dây thần kinh. 

2. Hội chứng ống cổ tay là gì? 

Hình ảnh hội chứng ống cổ tay
Hình ảnh hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay tiếng anh là Carpal tunnel syndrome. Hội chứng này còn gọi là hội chứng đường hầm cổ tay, hội chứng chèn ép dây thần kinh giữa. 

Đây là hội chứng do thần kinh giữa bị chèn ép ở vùng cổ tay, phần lớn là vô căn, thần kinh giữa bị dây chằng ngang cổ tay chèn ép khi nó đi qua dưới sợi dây chằng này. 

Bệnh gây ra do chèn ép thần kinh giữa tại cổ tay, làm đau và yếu bàn tay, thần kinh giữa chịu cảm giác ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa và một vài cơ bàn tay. 

3. Thực trạng về hội chứng ống cổ tay

Phụ nữ thướng mắc hội chứng ống cổ tay hơn nam giới
Phụ nữ thướng mắc hội chứng ống cổ tay hơn nam giới

Hội chứng ống cổ tay được James Paget mô tả từ giữa thế kỷ 18, là một rối loạn thần kinh ngoại vi thường gặp nhất. 

Tại Hoa Kỳ, khoảng 5% người dân mắc hội chứng ống cổ tay. Hội chứng này là một trong những chấn thương thầm lặng liên quan đến công việc nhiều nhất khiến hơn 2 triệu người phải đi khám bác sĩ hàng năm ở Mỹ và có tới 33% số người có thể cải thiện mà không cần điều trị trong khoảng một năm.

Tại Việt Nam, số người mắc bệnh này cũng tương đối cao. Đặc biệt số lượng phụ nữ trên 35 tuổi mắc chứng bệnh này ngày càng nhiều. Phụ nữ có nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay gấp 3 lần nam giới.

Có khoảng 4% dân số nước ta mắc hội chứng ống cổ tay. Vậy nhận biết bệnh bằng triệu chứng như thế nào?

4. Triệu chứng của hội chứng ống cổ tay

Triệu chứng điển hình của hội chứng ống cổ tay là tê, đau bàn tay. Tuy nhiên những dấu hiệu ban đầu thường nhẹ hơn so với những dấu hiệu bệnh nặng, cụ thể như sau:

4.1 Các dấu hiệu nhận biết ban đầu

Đau tay, tê tay, tê buốt như kim châm ở bàn tay, tê nhức, châm chích ở các ngón tay, đặc biệt các ngón cái, ngón hai, ba và phân nửa ngoài ngón áp út, yếu ngón cái, có thể cảm thấy đau cổ tay, lòng bàn tay hoặc cẳng tay do dây thần kinh giữa bị chèn ép.

Đau ở bàn tay, có khi bỏng rát và nhức nhối cả cẳng tay và cánh tay, tay yếu và tê cứng. Triệu chứng có thể xảy ra ở cả hai tay, nhưng thường nặng hơn ở bàn tay thuận.

Triệu chứng đau tay tăng thêm vào ban đêm, làm bệnh nhân khó ngủ. Dần dần bệnh nhân có thể mất cảm giác ở các ngón này.

Bệnh lâu ngày có thể gây teo cơ gò cái, khả năng cầm nắm yếu đi.

Người mắc chứng bệnh trở nên vụng về khi cầm nắm, và cơn đau tiếp tục lên tới cẳng tay.

Thời gian đầu, bệnh chỉ xuất hiện ở một tay và thường là ở tay thuận hay làm động tác lắc cổ tay. Nhưng về sau có thể tay bên kia cũng bị tê.

Tê tay là triệu chứng đặc trưng của hội chứng ống cổ tay
Tê tay là triệu chứng đặc trưng của hội chứng ống cổ tay

4.2 Các triệu chứng lặp đi lặp lại

Bệnh nhân thường đau, dị cảm, tê cứng ở ba ngón rưỡi do thần kinh giữa chi phối, nhưng cũng có lúc tê cả bàn tay. Chứng tê này thường xuất hiện về đêm.

Da bị khô và sưng phù ở các ngón tay hoặc ngón cái. Nắm gập yếu, đặc biệt ở ngón cái.

Đau và tê tay có thể lan lên cẳng tay, khuỷu hoặc vai. Trong ngày, khi phải vận động cổ tay, ngón tay nhiều như lái xe máy, xách giỏ đi chợ, làm việc bàn giấy ở văn phòng… thì tê xuất hiện lại. 

Lúc đầu tê có cơn và tự hết mà không cần điều trị. Sau đó cơn tê ngày càng kéo dài.

5. Nguyên nhân gây hội chứng ống cổ tay và cách phòng ngừa 

Hoạt động lặp đi lặp lại ở cổ tay là một trong những nguyên nhân gây hội chứng ống cổ tay
Hoạt động lặp đi lặp lại ở cổ tay là một trong những nguyên nhân gây hội chứng ống cổ tay

Từ những hiểu biết về hội chứng ống cổ tay, người bệnh sẽ thấy rõ người bệnh xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể:

  • Các cấu trúc xung quanh cổ tay đè ép vào.  Gãy hoặc trật khớp cổ tay, hoặc viêm khớp làm biến dạng các xương nhỏ ở cổ tay, có thể làm thay đổi không gian bên trong ống cổ tay và gây áp lực lên dây thần kinh giữa.
  • Sử dụng bàn tay và cổ tay thường xuyên trong cùng một động tác, chẳng hạn như đánh máy, viết và sử dụng chuột máy tính cũng có thể gây ra hội chứng ống cổ tay.
  • Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ mắc bệnh này vì nội tiết tố thay đổi và cơ thể của họ tích trữ dịch nhiều hơn.

Bên cạnh đó cũng có một số yếu tố liên quan đến hội chứng ống cổ tay. Mặc dù chúng có thể không trực tiếp gây ra hội chứng này nhưng có thể làm tăng nguy cơ kích ứng hoặc tổn thương dây thần kinh giữa bao gồm:

  • Giới tính: Hội chứng ống cổ tay thường phổ biến hơn ở phụ nữ. Điều này có thể là do vùng ống cổ tay ở phụ nữ tương đối nhỏ hơn ở nam giới.
  • Tình trạng tổn thương thần kinh: Một số bệnh mãn tính, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, làm tăng nguy cơ tổn thương dây thần kinh bao gồm cả tổn thương dây thần kinh giữa.
  • Tình trạng viêm nhiễm: Viêm khớp dạng thấp và các bệnh lý khác có thành phần gây viêm có thể ảnh hưởng đến lớp niêm mạc xung quanh gân ở cổ tay và gây áp lực lên dây thần kinh giữa.
  • Thuốc men: Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa hội chứng ống cổ tay và việc sử dụng anastrozole (Arimidex) và exemestane, các thuốc dùng để điều trị ung thư vú.
  • Béo phì: Béo phì là một yếu tố nguy cơ của hội chứng ống cổ tay.
  • Thay đổi chất lỏng trong cơ thể: Việc giữ nước có thể làm tăng áp lực trong ống cổ tay, gây kích ứng dây thần kinh giữa. Điều này thường xảy ra khi mang thai và mãn kinh.
  • Các bệnh lý khác, chẳng hạn như mãn kinh, rối loạn tuyến giáp, suy thận và phù bạch huyết có thể làm tăng khả năng mắc hội chứng ống cổ tay.

Để phòng ngừa hội chứng ống cổ tay, nhiều chuyên gia đã đưa ra những kiến nghị phòng ngừa bệnh như sau:

Bổ sung thực phẩm chứa vitamin B6 giúp phòng ngừa hội chứng rất tốt
Bổ sung thực phẩm chứa vitamin B6 giúp phòng ngừa hội chứng rất tốt
  • Làm động tác khởi động cổ tay trước khi lao động đối với các công việc phải thường xuyên sử dụng động tác lắc cổ tay như: băm, chặt, quay cổ tay để guồng dây câu cá, lái xe máy đi xa…
  • Thường xuyên tập thể dục, nhất là với những người mà công việc bắt buộc phải ngồi nhiều, hoặc phải thực hiện những thao tác lặp đi lặp lại ở cổ tay. Nên massage nhẹ nhàng bàn tay và cánh tay.
  • Khi làm việc nên ngồi ở tư thế đúng, thỉnh thoảng thay đổi tư thế hoặc đứng lên đi lại.
  • Uống ít nhất 8 cốc nước, ăn ít nhất 5 khẩu phần rau quả mỗi ngày và chỉ ăn một lượng nhỏ protein (thịt, trứng, đậu đỗ...). Ăn nhiều các thực phẩm giàu vitamin B có tác dụng bổ thần kinh, đặc biệt vitamin B6.

6. Khám và chẩn đoán hội chứng ống cổ tay 

Chẩn đoán hội chứng ống cổ tay chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác và biết được bệnh đang ở giai đoạn nào để đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất cho người bệnh.

6.1. Chẩn đoán lâm sàng

Chẩn đoán hội chứng bằng những xét nghiệm lâm sàng sau:

  • Tê bì hoặc dị cảm đau ở bàn tay và các ngón thuộc chi phối của dây giữa (ngón I, II, III, và 1/2 của ngón IV) và gan bàn tay tương ứng với các ngón đó. Đau tăng về đêm hoặc khi gấp duỗi cổ tay nhiều lần.
  • Dấu hiệu Tinel dương tính: Trong thử nghiệm này, bác sĩ sẽ chạm vào dây thần kinh giữa ở cổ tay để xem nó có tạo ra cảm giác ngứa ran ở các ngón tay hay không.
  • Dấu hiệu Phalen dương tính: Khi gấp cổ tay tối đa (đến 90º) trong thời gian ít nhất là 1 phút gây cảm giác tê tới các đầu ngón tay. Các triệu chứng xuất hiện càng nhanh thì hội chứng ống cổ tay càng nặng.
  • Dấu hiệu Durkan dương tính: Bác sĩ dùng ngón tay cái ấn vào vị trí giữa nếp gấp cổ tay người bệnh sẽ cảm thấy tê bì, đau tăng theo vùng thần kinh giữa chi phối.

6.2. Chẩn đoán cận lâm sàng

Xét nghiệm MRI để chẩn đoán các tổn thương tại ống cổ tay
Xét nghiệm MRI để chẩn đoán các tổn thương tại ống cổ tay

Bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định thêm các xét nghiệm như sau:

  • Các xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang , siêu âm và chụp MRI để xem xét xương và mô của ống cố tay.
  • Điện cơ (EMG) và kiểm tra dẫn truyền dây thần kinh: Những chẩn đoán này giúp xác định mức độ hoạt động của dây thần kinh giữa và  chức năng chuyển động của các cơ mà nó chi phối.

7. Điều trị hội chứng ống cổ tay

Cho dù khám ở bất cứ phòng khám, bệnh viện nào bệnh nhân cũng cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị mà bác sĩ hoặc các lương y đã kê.

Theo đó tùy vào mức độ nặng nhẹ của hội chứng này, bệnh nhân có thể điều trị bệnh theo Tây y, điều trị tại nhà, vật lý trị liệu, phẫu thuật hoặc sử dụng các bài thuốc Đông y.

7.1. Nguyên tắc điều trị

Điều trị hội chứng ống cổ tay bằng cách điều trị nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai, hội chứng được cải thiện sau khi sinh. Cụ thể:

  • Giảm sự chèn ép bên trong ống cổ tay bằng cách giảm hiện tượng viêm, phù nề của các gân gấp hoặc dịch viêm do khớp hay máu tụ do chấn thương.
  • Mở rộng ống cổ tay bằng cách xẻ mạc giữ gân gấp. Điều chỉnh các xương gây chèn ép ống cổ tay và không gây đè trực tiếp vào sợi dây thần kinh giữa.

7.2. Các phương pháp điều trị

Dưới đây là một số phương pháp điều trị hội chứng ống thần kinh như sau:

7.2.1. Vật lý trị liệu

Châm cứu là phương pháp được áp dụng trong hội chứng ống cổ tay
Châm cứu là phương pháp được áp dụng trong hội chứng ống cổ tay

Kết hợp điều trị Tây y và vật lý trị liệu sẽ giúp loại bỏ hội chứng ống cổ tay hiệu quả. Sử dụng các biện pháp vật lý trị liệu như:

  • Dùng nẹp cố định cổ tay vào ban đêm cũng cải thiện đáng kể các triệu chứng đau, tê ở đầu chi (khoảng 70% trường hợp).
  • Một số phương pháp điều trị vật lý khác bao gồm ý thức tránh các động tác sai, gập lòng cổ bàn tay lặp đi lặp lại, mang nẹp lòng cẳng bàn tay vào đêm để tránh cổ tay gập.
  • Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu như châm cứu, bấm huyệt chữa hội chứng ống cổ tay.

7.2.2. Thuốc tây

Một số nhóm thuốc trị điều trị hội chứng ống cổ tay thường được sử dụng như:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID).
  • Tiêm corticoid tại vị trí dây thần kinh bị chèn ép.
  • Thuốc bổ thần kinh như các thuốc thuộc nhóm vitamin B, đặc biệt là vitamin B6.

Tuy nhiên, những thuốc này chỉ có tác dụng tạm thời và tỷ lệ tái phát cao, đồng thời kèm theo nhiều tác dụng không mong muốn của thuốc khi sử dụng kéo dài.

7.2.3. Đông Y

Điều trị hội chứng ống cổ tay bằng Đông y là xu hướng đang được nhiều người bệnh quan tâm. Phương pháp này có tính an toàn cao do sử dụng các thảo dược từ thiên nhiên và bài thuốc được lương y gia giảm sao cho phù hợp với tình trạng của người bệnh.

Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc Đông y, người bệnh cần phải kiên trì và thực hiện theo hướng dẫn của thầy thuốc bởi các thuốc có tác dụng chậm hơn so với thuốc hóa dược. 

7.2.4. Phẫu thuật

Phẫu thuật hội chứng ống cổ tay
Phẫu thuật hội chứng ống cổ tay

Thông thường nếu hội chứng ống cổ tay phát triển nặng hơn, không có dấu hiệu thuyên giảm trong 6 tháng đổ bệnh thì bác sĩ sẽ khuyên bạn nên phẫu thuật. 

Hai phương pháp mổ phổ biến nhất được gọi là giải phóng ống cổ tay để giảm áp lực, có thể được thực hiện bằng cách sử dụng một vết mổ mở hoặc kỹ thuật nội soi.

  • Thủ thuật mổ mở bao gồm việc bác sĩ phẫu thuật mở cổ tay và tiếp cận với dây chằng để giải phóng dây thần kinh và loại bỏ mô xương khớp nếu bạn bị viêm gân.
  • Mổ nội soi: Các vết rạch nhỏ hơn và sử dụng một camera nội soi để quan sát bên trong ống cổ tay. Phương pháp này có ưu điểm hơn mổ mở do nó có đường mổ nhỏ nên người bệnh sẽ ít đau và khả năng hồi phục nhanh hơn.

Tuy nhiên, sau phẫu thuật, người bệnh cần theo dõi và chăm sóc vết mổ theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu không, có thể có một số biến chứng sau phẫu thuật như:

  • Nhiễm trùng vết mổ
  • Chảy máu
  • Sẹo lồi.
  • Tái phát hội chứng ống cổ tay.

8. Hội chứng ống cổ tay có nguy hiểm không?

Hội chứng ống cổ tay tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng về lâu dài nếu không chữa trị có thể dẫn đến tàn tật do tổn thương thần kinh, mạch máu, teo cơ gò cái và có thể gây tàn tật.

BS. Hoàng Văn Dũng (Khoa Cơ Xương Khớp, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) cho biết: Nếu bệnh nhân không điều trị kịp thời, để bệnh phát triển nặng thì dễ dẫn tới teo nhỏ các ngón tay, dẫn đến liệt bàn tay và trở thành người tàn phế.

Hội chứng ống cổ tay giai đoạn đầu thường dễ nhầm sang những bệnh về cơ xương khớp, thoái hóa khớp ngón tay. Chính vì vậy, nhiều bệnh nhân thường chủ quan không chú ý chữa trị hoặc tự chữa bằng những phương pháp thông thường, dân gian như xoa mật gấu, uống thuốc Bắc, xoa cao hổ cốt…

Nhưng không hiểu về cơ chế hoạt động của bệnh những việc làm này sẽ làm dây thần kinh tắc nghẽn hơn làm tăng bệnh chứ không thể khỏi được. Bệnh càng ủ lâu càng khó chữa gây tốn kém về tiền bạc và tổn hại tới sức khỏe.

9. Hướng dẫn chăm sóc người bệnh mắc hội chứng ống cổ tay

Tái khám thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ
Tái khám thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ

Để hồi phục bệnh tốt nhất người bệnh cần lưu ý những điều sau đây: 

  • Thường xuyên tập thể dục, nhất là với những người làm công việc bắt buộc phải ngồi nhiều hoặc thực hiện các động tác lặp đi lặp lại ở cổ tay.
  • Kết hợp tập luyện và nghỉ ngơi thường xuyên để quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Bổ sung đầy đủ các thực phẩm có chứa các vitamin , đặc biệt là vitamin B6 có tác dụng bổ thần kinh.
  • Tái khám theo đúng lịch mà bác sĩ chỉ định.

Trên đây là những thông tin về hội chứng ống cổ tay mà người bệnh có thể tham khảo. Hy vọng những kiến thức này có thể hữu ích đối với bạn.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay băn khoăn gì về hội chứng ống cổ tay, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí.

0961.666.383

Xếp hạng: 5 (3 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH