Gây phá hủy xương dẫn tới tàn phế - Hạt tophi là nỗi kinh hoàng của bệnh nhân Gout. Vậy cụ thể, hạt tophi là gì? Làm cách nào để ngăn chặn chúng phát triển? Bạn hãy cùng tìm hiểu với Khỏe Xương Khớp nhé.
1. Hạt tophi – Biến chứng của Gout
Khi bệnh Gout bước sang giai đoạn nặng sẽ xuất hiện các hạt tophi. Những hạt này ảnh hưởng nhiều tới thẩm mỹ, cũng như sức khỏe của người bệnh.
1.1. Hạt tophi là hạt gì?
Hạt tophi là những cục u có kích thước nhỏ, thường có màu trắng xuất hiện ở dưới da. Chúng được tạo thành do sự lắng đọng muối urat tại các ổ khớp.
Thời gian đầu, hạt tophi có kích thước rất nhỏ, chỉ khoảng vài milimet. Chúng không gây đau đớn, chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ nên bệnh nhân Gout thường chủ quan.
1.2. Các vị trí thường gặp cục tophi
Những hạt màu trắng này hình thành tại các ổ khớp và vùng mô mềm xung quanh khớp. Một số vị trí thường gặp hạt tophi là:
Đầu gối
Ngón chân cái
Khớp bàn chân
Khuỷu tay
Bàn tay
Sụn vành tai
1.3. Đặc điểm của hạt tophi
Hạt tophi là một biến chứng khá nghiêm trọng của bệnh Gout. Chúng thường xuất hiện ở bệnh nhân mắc Gout trên 10 năm, và có thể sớm hơn với người bệnh cao tuổi. Với những đặc điểm như sau:
Ban đầu, hạt tophi có kích thước nhỏ mềm, màu trắng, có thể di động. Theo thời gian, khi lượng acid uric được tích tụ nhiều, hạt tophi sẽ to lên, và trở thành những cục u cứng, cố định ở một vị trí.
Kích thước của hạt sẽ tăng theo tiến triển của bệnh.
Có thể phát hiện hạt tophi bằng hình ảnh chụp cộng hưởng từ MRI, chụp cắt lớp CT hoặc qua siêu âm.
Khi hạt tophi bị vỡ, nó có màu trắng đục như sữa đậu nành kết tủa.
Bình thường, hạt tophi không gây đau. Khi chúng bị vỡ có thể gây hoại tử, lở loét, và rất khó chữa khó lành.
Tin liên quan
2. Nguyên nhân hình thành hạt tophi?
Là kết tinh của muối urat, hạt tophi tạo ra sớm hay muộn còn tùy thuộc rất nhiều vào lượng acid uric trong cơ thể. Lượng acid này cao hay thấp lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
2.1. Nồng độ muối urat tăng cao kéo dài
Ở 37 độ C, giới hạn hòa tan của muối urat là 6,8 mg/dl. Nếu nồng độ muối urat vượt ngưỡng này sẽ nhanh chóng bị kết tủa, tạo điều kiện cho hạt tophi hình thành.
Vì vậy, khi acid uric trong máu cao đồng nghĩa với việc tạo ra nhiều muối urat hơn. Việc này sẽ gây ra hiện tượng tăng kết tủa muối urat, kéo dài sẽ thúc đẩy các hạt tophi phát triển.
2.2. Độ pH trong cơ thể giảm
Acid uric hòa tan trong nước tiểu dễ hơn trong máu. Nhưng sự hòa tan này phụ thuộc nhiều vào độ pH của nước tiểu.
Bình thường, lượng acid uric thải qua đường tiểu là trên 800mg/ngày.
Ở pH = 5,0, acid uric bão hòa với nồng độ từ 390 - 900 μmol/L.
Ở pH = 7,0, acid uric bão hòa với nồng độ từ 9480 - 12000 μmol/L.
Do đó, pH nước tiểu càng cao (càng kiềm) càng thuận lợi cho việc thải acid uric và ngược lại. Khi pH nước tiểu càng thấp (càng acid) thì càng khó khăn trong việc đào thải acid uric.
2.3. Nhiệt độ giảm
Muối urat kết tủa nhiều khi ở nhiệt độ thấp. Điều này giải thích tại sao bệnh nhân bị Gout hay có cơn đau vào ban đêm, hoặc khi thời tiết trở lạnh.
Điều này cũng lý giải thích nguyên nhân khiến các cơn đau hay xảy ra ở những vị trí có nhiệt độ thấp trong cơ thể như các vị trí các khớp chi, đặc biệt là khớp bàn chân.
3. Triệu chứng của hạt tophi
Khi hạt tophi xuất hiện, bệnh nhân dễ dàng nhận ra chúng nhờ những triệu chứng sau:
Xuất hiện một hoặc nhiều hạt có màu trắng dưới da, tại các ổ khớp hay ở các mô mềm xung quanh khớp.
Sưng, tấy, đỏ tại vùng da xuất hiện hạt tophi.
Kích thước của hạt tăng theo thời gian.
Đau nhức tại vị trí u hạt xuất hiện. Và người bệnh gặp nhiều khó khăn trong vận động cũng như sinh hoạt hàng ngày.
4. Tác hại của hạt tophi
Không trực tiếp dẫn tới tử vong, nhưng hạt tophi có thể gây đau đớn và hủy hoại cuộc sống của người bệnh nếu không được điều trị kịp thời.
Thời gian đầu, khi hạt tophi còn nhỏ, chúng không gây đau cũng như khó chịu. Tuy vậy, khi lượng acid uric tích tụ dần theo năm tháng sẽ làm cho những khối u lớn dần lên, cản trở vận động.
Khi hạt tophi to tới một mức độ nhất định, chúng vỡ ra và gây hoại tử, biến dạng xương khớp, gây nhiễm trùng máu, rất khó lành… nguy hiểm hơn là tàn phế, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần người bệnh.
Thêm vào đó, muối urat có trong hạt tophi có thể hòa tan trở lại, đi vào máu, và gây ra những cơn đau Gout cấp nặng hơn.
Vì vậy, ngay khi biết mình có hạt tophi (thấy có cục u màu trắng dưới da), người bệnh nên đi cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.
5. Điều trị hạt tophi
Với những bệnh nhân mắc bệnh Gout, hạt tophi xuất hiện cho thấy bệnh lý đã chuyển biến sang giai đoạn nặng. Việc kiểm soát bệnh kịp thời sẽ giúp tránh ảnh hưởng đến xương khớp và sức khỏe, người bệnh có thể áp dụng các cách sau đây.
5.1. Thuốc Tây
Khi hạt tophi còn nhỏ, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc để làm giảm kích thước của chúng. Các loại thuốc Tây thường được dùng để điều trị Gout, ngăn hạt tophi phát triển gồm:
Thuốc Colchicin: Người bệnh có thể sử dụng 1mg/ngày. Colchicin giúp giảm viêm và đặc biệt hiệu quả trong bệnh Gout.
Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như Ibuprofen, Naproxen,… Sử dụng các NSAID khi tình trạng viêm ở mức độ nhẹ. Thuốc gây tác dụng phụ với bệnh nhân bị bệnh dạ dày và gan.
Thuốc tiêm hoặc uống Corticoid: Sử dụng với trường hợp không đáp ứng với các NSAID. Tuy vậy, corticoid gây nhiều tác dụng phụ như mỏng da, phù nước, tăng huyết áp,... nên bệnh nhân không được tự ý sử dụng.
Thuốc giảm acid uric trong máu bằng cách tăng đào thải chúng qua thận như Probenecid.
5.2. Phẫu thuật
Khi bệnh trở nặng, hạt tophi to và có nguy cơ bị vỡ cao, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện phẫu thuật cắt bỏ.
Phương pháp này giúp loại hạt tophi ra khỏi cơ thể một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, phẫu thuật tiềm ẩn nhiều rủi ro như dễ bị nhiễm trùng, sưng tấy, đau đớn kéo dài, lâu lành vết thương,…
Ngoài ra, chi phí cho mỗi ca phẫu thuật khá cao. Do đó, phẫu thuật chỉ nên thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ.
5.3. Điều trị bằng phương pháp tự nhiên
Hạt tophi xuất hiện và phát triển phụ thuộc nhiều vào nồng độ acid uric trong máu. Để hạn chế sự phát triển của loại hạt này, người bệnh cần chú ý ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Cụ thể:
Hạn chế ăn những thực phẩm giàu nhân purin như nội tạng động vật, hải sản, thịt đỏ.
Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh.
Kiêng rượu bia và các thức uống có còn khác.
Ăn nhiều rau xanh, trái cây ít nhân purin.
Uống nhiều nước trong ngày (2 - 3 lít/ngày) để giảm nồng độ acid uric trong máu.
Chọn môn thể thao phù hợp với sức khỏe và luyện tập thường xuyên.
Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đọc biết mối liên hệ giữa hạt tophi và bệnh Gout, cũng như những mối nguy hiểm tiềm tàng nếu không điều trị bệnh đúng cách. Để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh gout, bạn hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được các chuyên gia tư vấn nhanh nhất.
Nếu thấy bài viết hay và hữu ích, bạn đừng quên like và chia sẻ để mọi người biết đến những thông tin về bệnh này nhé.