Bạn đang ở giai đoạn thoát vị đĩa đệm nào?

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý xương khớp mạn tính, khó điều trị và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên nếu bệnh được phát hiện sớm sẽ giúp phòng tránh các biến chứng và tăng khả năng hồi phục đĩa đệm. Vậy các giai đoạn của thoát vị đĩa đệm có gì đặc biệt? Cách nhận biết từng giai đoạn của thoát vị đĩa đệm là gì?

Mục lục [ Ẩn ]
Bạn đang ở giai đoạn thoát vị đĩa đệm nào quyết định rất lớn đến khả năng phục hồi đĩa đệm
Bạn đang ở giai đoạn thoát vị đĩa đệm nào quyết định rất lớn đến khả năng phục hồi đĩa đệm

1. Cấu tạo đĩa đệm cột sống

Đĩa đệm cột sống là cấu trúc có dạng thớ sợi, nó nằm giữa các đốt của cột sống có tác dụng nâng đỡ và giảm áp lực lên cột sống giúp cơ thể vận động linh hoạt, giảm áp lực khi va chạm hoặc gặp chấn thương.

Cấu tạo của đĩa đệm từ ngoài vào trong bao gồm:

  • Bao xơ: Nằm ở phía ngoài cùng, được cấu tạo bởi những sợi collagen. Bao xơ có chức năng bảo vệ nhân keo, chống lại ngoại lực hướng ngang gây căng khớp, chống lại lực vặn xoắn và đảm bảo cho cột sống được giữ đúng trục.
  • Nhân keo hay còn gọi là nhân nhầy: Nằm bên trong bao xơ. Đây là một loại dịch nhầy, không màu, trong suốt. Khi có lực từ bên ngoài tác động đĩa đệm sẽ xẹp xuống. Nhân nhầy sẽ giúp lực phân tán đều và dần triệt tiêu. 
  • Tấm sụn tận cùng: Các tấm sụn này nằm giữa các lớp ngoài bao xơ và mâm sụn thân sống. Chúng có tác dụng bảo vệ bề mặt của sụn và thân đốt sống tránh sự đè ép vào nhân keo khi có lực tác động. Ngoài ra, tấm sụn còn có tác dụng bảo vệ đĩa đệm khỏi tình trạng viêm nhiễm.
Cấu trúc và vị trí của các thành phần của đĩa đệm
Cấu trúc và vị trí của các thành phần của đĩa đệm

Thông thường, đĩa đệm có tác dụng nâng đỡ và hạn chế tổn thương cột sống khi có ngoại lực tác động. 

Đĩa đệm có thể tổn thương do nhiều nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm. Tùy thuộc vào từng giai đoạn mà khả năng phục hồi sẽ khác nhau.

2. Các giai đoạn thoát vị đĩa đệm và dấu hiệu nhận biết

Mỗi giai đoạn thoát vị đĩa đệm sẽ có các dấu hiệu đặc trưng khác nhau, người bệnh cần phát hiện và điều trị càng sớm thì khả năng phục hồi càng cao.

2.1. Giai đoạn 1: Phình đĩa đệm

Phình đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị phình to ra, dẫn đến chức năng của đĩa đệm bị ảnh hưởng.

Đây là giai đoạn thoát vị đĩa đệm đầu tiên, thường diễn ra sau khi gặp chấn thương cột sống. Ở giai đoạn này, nhân nhầy của đĩa đệm thường có dấu hiệu bị biến dạng, nhưng bao xơ vẫn bình thường hoặc chỉ xuất hiện một vài vết rách.

Tùy vào mức độ tổn thương mà sẽ gây ra các cơn đau từ nhẹ đến nặng. Khi đĩa đệm phình to có thể gây ảnh hưởng đến rễ thần kinh, dẫn đến đau dây thần kinh. Các cơn đau trong giai đoạn này thường không rõ ràng và không diễn ra liên tục, nên bệnh nhân dễ nhầm với cơn đau lưng thông thường.

Vì thế, rất ít bệnh nhân thoát vị đĩa đệm phát hiện bệnh ở giai đoạn này.

Phình đĩa đệm là giai đoạn đầu tiên của thoát vị đĩa đệm
Phình đĩa đệm là giai đoạn đầu tiên của thoát vị đĩa đệm

2.2. Giai đoạn 2: Lồi đĩa đệm

Sau giai đoạn phình đĩa đệm, nhân nhầy sẽ lồi dần về phía vòng sợi bị suy yếu, đĩa đệm bắt đầu phình ra. 

Đây được gọi là lồi đĩa đệm - giai đoạn thứ 2 của thoát vị đĩa đệm. Lồi đĩa đệm có thể  xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào của cột sống, từ cổ cho đến thắt lưng dưới, tuy nhiên thường gặp nhất là đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng.

Ở giai đoạn này đã bắt đầu có những dấu hiệu đặc trưng. Người bệnh có thể cảm thấy những cơn đau lưng cục bộ, lặp lại nhiều hơn. Khi đĩa đệm bị lồi và chèn ép vào rễ thần kinh sẽ khiến cơn đau lan theo dây thần kinh xuống hai chi dưới. Nhân nhầy nhô ra càng nhiều, cơn đau sẽ có xu hướng lan xuống chân nhiều hơn. 

2.3. Giai đoạn 3: Thoát vị đĩa đệm thực thụ 

Trong giai đoạn này, bao xơ đĩa đệm đã bị rách hoàn toàn, nhân nhầy và các tổ chức khác của đĩa đệm sẽ thoát ra khỏi khoang gian đốt sống, nhưng nó vẫn là một khối liên kết với nhau. Tổ chức nhân nhầy chèn ép vào rễ thần kinh gây ra các cơn đau dữ dội ở vùng cổ hoặc vùng thắt lưng và lan theo dây thần kinh đến các chi.

Các dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn này đã trở nên rõ ràng hơn, bao gồm: các cơn đau dữ dội, tê bì 2 chi trên hoặc chi dưới, chuột rút, mệt mỏi.

Giai đoạn này có thể gây ảnh hưởng đến khả năng vận động và sinh hoạt người bệnh.

Đây là giai đoạn tương đối nguy hiểm trong các giai đoạn thoát vị đĩa đệm. Nếu không được điều trị hoặc điều trị sai cách có thể dẫn đến các tổn thương không thể hồi phục được.

2.4. Giai đoạn 4: Thoát vị đĩa đệm có mảnh rời

Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất trong 4 giai đoạn thoát vị đĩa đệm. Lúc này nhân nhầy không chỉ thoát ra ngoài mà còn biến dạng và tách rời ra khỏi đĩa đệm.

Nhân nhầy thoát ra ngoài là giảm chiều cao của khoang gian đốt sống, dẫn đến hẹp ống sống thứ phát và hư khớp đốt sống. Bên cạnh đó, tổ chức nhân nhầy chèn vào rễ thần kinh khiến người bệnh phải chịu cơn đau dữ dội, thường xuyên và nghiêm trọng.

Giai đoạn này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như teo cơ, liệt cơ, tiểu, đại tiện không tự chủ, mất khả năng vận động, thậm chí dẫn đến tàn phế.

4 giai đoạn thoát vị đĩa đệm
4 giai đoạn thoát vị đĩa đệm

Như vậy, thoát vị đĩa đệm gồm 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ có những đặc điểm và mức độ ảnh hưởng khác nhau. Nếu người bệnh bỏ qua giai đoạn vàng để điều trị hoặc điều trị bằng giải pháp không phù hợp sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả điều trị bệnh sau này.

3. Thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Đây có lẽ là câu hỏi được nhiều người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm quan tâm nhất. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm từ Đông y cho đến Tây y. Tuy nhiên, thoát vị đĩa đệm là bệnh lý mạn tính, rất khó để điều trị khỏi hoàn toàn.

Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm đều hướng đến 2 mục tiêu chính:

  • Giảm các cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây ra
  • Phục hồi tối đa các tổn thương trên đĩa đệm và cột sống, giúp người bệnh khôi phục lại cuộc sống bình thường.

Khi bệnh thoát vị đĩa đệm được phát hiện và điều trị càng sớm thì khả năng hồi phục của bệnh càng cao, tốt nhất là khi bao xơ chưa bị rách.

Nếu được phát hiện và điều trị từ giai đoạn lồi (phình) đĩa đệm thì khả năng phục hồi có thể lên đến 95% so với đĩa đệm ban đầu.

Vì vậy, phát hiện sớm bệnh thoát vị đĩa đệm không chỉ giúp nâng cao hiệu quả chữa bệnh mà còn giúp giảm chi phí trong điều trị.

4. Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm hiện nay

Hiện nay, người bệnh có thể  lựa chọn rất nhiều phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm, bao gồm các phương pháp sau:

  • Chữa thoát vị đĩa đệm theo Y học hiện đại: Tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân điều trị nội khoa (uống thuốc giảm đau, giãn cơ hoặc tiêm corticoid ngoài màng cứng).  Một số trường hợp nặng, bệnh nhân bắt buộc phải phẫu thuật để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh.
  • Chữa thoát vị theo Y học cổ truyền: Các vị thuốc nam thường được sử dụng để chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bao gồm: Cây cỏ xước, lá lốt, củ gừng, xương rồng…
  • Phương pháp vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm: Đây là các phương pháp được kết hợp với dùng thuốc để tăng hiệu quả điều trị bệnh. Các phương pháp này bao gồm: bấm huyệt, yoga, mát xa, kéo nắn xương khớp…
Phẫu thuật đĩa đệm có thể gây ra nhiều biến chứng cho người bệnh
Phẫu thuật đĩa đệm có thể gây ra nhiều biến chứng cho người bệnh

Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý khó chữa nhưng nếu được phát hiện và điều trị sớm thì các ảnh hưởng đối với sức khỏe càng ít, khả năng phục hồi càng cao. Do đó bạn cần hiểu rõ các giai đoạn thoát vị đĩa đệm, rồi từ đó phát hiện các dấu hiệu đặc trưng của từng giai đoạn để giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm của bệnh.

Nếu bạn chưa tìm được phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm phù hợp hãy gọi ngay đến số điện thoại bên dưới để được các chuyên gia tư vấn miễn phí và giải đáp mọi thắc mắc về tình trạng bệnh của bạn.

0961.666.383

Nếu thấy bài viết hay và hữu ích, hãy nhấn like và để lại bình luận bên dưới bài viết, chúng tôi sẽ phản hồi đến bạn sớm nhất.

Xếp hạng: 5 (7 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH